Sau Khi Phát Sóng Trực Tiếp Nuôi Nhãi Con, Tui Trở Thành Tinh Tế Đệ Nhất Phú Hào

Chương 37

Bảo sao streamer nhỏ có thể một mình chăm sóc Điện hạ Arthur và Mười Anh Hùng. Khả năng phòng ngự này, không biết nhóm dị năng giả cấp S bọn họ có sánh bằng được không nữa?

Bản nhạc kết thúc. Minh Hữu hỏi gấu Đại Bạch - kẻ có thể nhìn thấy bình luận - rằng khán giả có ý kiến gì không.

Giọng trẻ con của gấu Đại Bạch vang lên trong đầu Minh Hữu: “Khán giả nói lạnh.”

Lạnh? Minh Hữu không hiểu lắm.

Gấu Đại Bạch thì hiểu, nhưng nó không muốn nói.

Tiểu Hữu nhà nó vừa dịu dàng vừa đáng yêu, đáng sợ chỗ nào chứ? Đám người các người, mắt trên mặt đều là bi thủy tinh đấy à?

“Chắc là họ muốn nghe một bản nhạc sôi động hơn.” Gấu Đại Bạch bịa đại.

Minh Hữu gật đầu, vừa suy nghĩ xem tiếp theo nên chơi bản hì vừa nhìn hai bức tượng băng trên giá đàn: “Có nên thả bọn họ ra không?”

Gấu Đại Bạch nói: “Bọn họ sẽ không bị thương.”

Minh Hữu nhỏ giọng: “Nhưng tôi sợ họ sẽ bị cảm lạnh.”

Gấu Đại Bạch nói: “Bị cảm thì uống thuốc.” Dù sao đi nữa! Nó đang rất giận! Nhất quyết không thả bọn họ ra.

Thấy gấu Đại Bạch thực sự tức giận, Minh Hữu cũng không tiếp tục khuyên nữa.

Dù cậu thương Đại Hắc và Đại Hôi, nhưng hai tên này dám chạy nhảy và múa may trên cây đàn piano quan trọng nhất của Đại Bạch, đúng là đáng bị trừng phạt.

Ngay cả khi chúng có làm hỏng đồ của chính mình, Minh Hữu cũng chẳng tức giận. Nhưng bọn họ biết rõ piano là vật quan trọng và yêu thích nhất của Đại Bạch, vậy mà vẫn cố tình không nghe lời. Thôi thì cứ để bị đóng băng một lát, xem như là ngồi thiền tự kiểm điểm đi.

Đợi hai con thoát khỏi lớp băng, cho chúng uống một bát canh gừng để làm ấm người vậy.

“Muốn sôi động hơn… vậy thì ‘Bi thương’ đi.” Minh Hữu không quá hiểu về âm nhạc của Tinh Minh. Tuy cậu có đàn piano nhưng Đàm gia sẽ không thuê giáo viên dạy nhạc riêng cho cậu, thậm chí còn không cho phép cậu kết nối tinh võng.

Vậy nên sau khi có đàn piano, cậu chỉ có thể lặp đi lặp lại những bản nhạc mình từng biết ở kiếp trước.

Nhưng âm nhạc là ngôn ngữ vượt qua cả biên giới và nền văn minh, Minh Hữu tin rằng, ngay cả người của Tinh Minh cũng có thể hiểu được ý nghĩa trong “Bi thương”.

Bản nhạc thường được nhắc đến với cái tên “Bi thương” chính là chương thứ ba của bản sonata dành cho piano này.

“Người sáng tác ‘Bi thương’ là Beethoven, một thiên tài âm nhạc.” Minh Hữu vừa tìm cảm giác vừa giới thiệu về xuất xứ của bản nhạc piano lừng danh thế giới trong thời đại của cậu.

Khi Beethoven viết bản nhạc này, ông vẫn chưa đến ba mươi tuổi, cả tuổi đời lẫn sự nghiệp đều đang ở đỉnh cao.

Nhưng việc ông sáng tác “Bi thương” không phải là một nỗi buồn giả tạo của tuổi trẻ chỉ để làm thơ than vãn.

Lúc ấy, thính giác của ông đang dần suy giảm.

Đối với một nhạc sĩ vừa bước vào giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp, việc mất thính giác chẳng khác nào trời đất sụp đổ.

Thế nhưng cảm giác mà bản nhạc này mang lại là cảm giác hùng dũng, hào hùng. Được gọi là “Bi thương”, nhưng lại không hề bi lụy hay chán nản.

Chiến đấu, chiến đấu! Mỗi một nốt nhạc đều là sự phản kháng! Mỗi một nhịp phách đều là sự chống chọi!