Tam Quốc Chí

Chương 66

Phổ nhiều tuổi hơn các tướng, lúc tuổi đã cao, người bấy giờ đều gọi là Trình Công. Tính Phổ hay giúp đỡ người, quý trọng sỹ đại phu. Chu Du chết, Phổ lên thay lĩnh chức Thái thú Nam Quận. Quyền phân chia Kinh Châu với Lưu Bị, Phổ lại về nhận chức ở Giang Hạ, được thăng lên làm Đãng khấu Tướng quân, rồi mất.

Ngô thư chép: Phổ bắt được những kẻ làm phản đến mấy trăm người, sai đem ném hết vào đống lửa, ngay hôm ấy đổ bệnh, được hơn trăm ngày thì chết.

Tôn Quyền xưng tôn hiệu(2), đoái xét đến công lao của Phổ, phong con của Phổ là Tư làm Đình hầu.

Chú thích:

(1) Hai địa danh tên huyện ngày xưa.

(2) Tôn Quyền xưng đế.

TƯỞNG KHÂM TRUYỆN

Tưởng Khâm tự Công Dịch, người quận Cửu Giang huyện Thọ Xuân. Tôn Sách theo về với Viên Thuật, Khâm đi theo làm Cấp sự. Lúc Sách vượt sông về Đông, bái Khâm làm Biệt bộ Tư mã, cho nắm binh sĩ. Khâm cùng với Sách đi khắp nơi, bình định ba quận, lại đi theo bình định Dự Chương. Rồi điều đến làm Đô uý ở Cát Dương, trải qua ba lần làm huyện trưởng, đánh dẹp bình đạo tặc, được

thăng làm Tây bộ Đô uý. Bọn giặc cỏ ở Cối Kê là Lã Cáp-Tần Lang làm loạn, Khâm dẫn binh tới đánh dẹp, bắt được Cáp-Lang, bình định xong năm huyện, được đổi làm Thảo Việt Trung lang tướng, lấy đất Kinh Câu-Chiêu Dương cho làm thực ấp(1).

Hạ Tề đi đánh dẹp Y tặc, Khâm đốc suất một vạn binh, cùng với Tề hợp sức, bình định được Y tặc. Lại đến chinh chiến ở Hợp Phì, Nguỵ tướng Trương Liêu tập kích Quyền ở Tân Bắc, Khâm hết sức chiến đấu có công, được thăng Đãng khấu Tướng quân, lĩnh chức Đô đốc Nhu Tu. Sau được triệu về kinh đô, bái làm Hữu Hộ quân, coi sóc việc tố tụng(2).

Quyền từng đến chỗ mẫu thân Khâm, thấy màn trướng của bà rất sơ sài, quần áo của thê thϊếp đều bằng vải bố. Quyền than rằng Khâm ở nơi tôn quý mà quá tiết kiệm, lập tức mệnh cho ngự phủ may áo gấm cho mẹ Khâm, thay đổi màn trướng, y phục của thê thϊếp tất cả đều là gấm 5 màu.

Khi trước, Khâm đóng ở Tuyên Thành, từng đánh dẹp bọn giặc ở Dự Chương. Vu Hồ lệnh là Từ Thịnh lệnh bắt giam quan lại của Khâm, dâng biểu xin chém, Quyền cho rằng Khâm ở xa không nghe theo, bởi thế Thịnh có hiềm khích với Khâm. Tào Công tiến đến Nhu Tu, Khâm cùng với Lã Mông nắm ba quân chủ trì giữ vững. Thịnh thường sợ Khâm nhân đó hại mình, mà Khâm vẫn thường khen Thịnh. Thịnh bội phục đức hạnh của Khâm, người bàn luận cũng ca ngợi.

Giang biểu truyện chép: Quyền bảo Khâm rằng: "Trước đây Thịnh bẩm bạch về khanh, nay khanh lại bảo cử cho Thịnh, muốn bắt chước Kỳ Hề đó ư?" Khâm thưa rằng: "Thần nghe rằng việc tiến cử cho người thì chẳng nên xử tệ với họ vì tư oán, Thịnh trung dũng chuyên cần mà cứng cỏi, có đởm lược có dũng khí, là người tài giữa vạn người. Nay đại sự chưa định, thần đang cầu lấy bậc hiền tài giúp nước, há dám hẹp hòi vì tư hận để che lấp mất kẻ hiền tài ư!" Quyền khen lời ấy

Quyền đánh Quan Vũ, Khâm đốc thuỷ quân tiến vào sông Miện, khi về, bị bệnh chết ở trên đường. Quyền mặc áo trắng cử tang, lấy 200 hộ dân ở Vu Hồ cùng 200 khoảnh ruộng, cấp cho vợ con Khâm. Con Khâm là Nhất được phong làm Tuyên Thành hầu, lĩnh binh cự Lưu Bị có công, lúc về tới Nam Quận, cùng với người Nguỵ giao chiến, chết khi lâm trận. Nhất không có con, em là Hưu lĩnh binh ấy, sau bị tội đánh mất cơ nghiệp.

(1) Ăn lộc ở đất ấy.

(2) Các việc liên quan đến đơn từ kiện cáo.

HÀN ĐƯƠNG TRUYỆN

Hàn Đương tự Nghĩa Công, người quận Liêu Tây huyện Lệnh Chi. Giỏi nghề cung ngựa, có sức khoẻ, được Tôn Kiên yêu mến, theo đi đánh dẹp khắp nơi, mấy lần xông vào chốn nguy nan, vây hãm bắt sống địch quân, được làm Biệt bộ tư mã. Ngô thư chép: Đương cần mẫn lo lập công, những thứ được cấp thêm ở trong quân, đem chia cả cho tướng sĩ, nên tước vị chẳng có gì hơn người. Cho đến hết thời Kiên, Đương chỉ làm Biệt bộ Tư mã.

Khi Tôn Sách vượt sông về Đông, Đương đi theo đánh dẹp ba quận, được thăng làm Tiên Đăng hiệu uý, trao cho 2.000 binh, 50 quân kỵ. Theo đi đánh Lưu Huân, phá Hoàng Tổ, quay về đánh dẹp ở Bà Dương, lĩnh chức trưởng huyện Nhạc An, Sơn Việt hiệu uý. Sau lấy làm Trung lang tướng cùng với bọn Chu Du kháng cự phá Tào công, lại cùng với Lã Mông đánh úp lấy được Nam Quận, được thăng làm Thiên tướng quân, lĩnh chức Vĩnh xương Thái thú. Chiến dịch Nghi Đô, cùng với bọn Lục Tốn, Chu Nhiên vây đánh quân Thục ở Trác Hương, thắng lớn ở đó, được chuyển làm Uy liệt Tướng quân, phong tước Đô Đình hầu. Tào Chân đánh Nam Quận, Đương giữ ở phía Đông Nam . Ở bên ngoài lấy mình làm gương, khích lệ tướng sĩ đồng lòng cố thủ, lại kính trọng Đốc ti, vâng theo pháp lệnh, Quyền khen ngợi việc ấy. Năm Hoàng Vũ thứ hai, được phong Thạch Thành hầu, thăng lên làm Chiêu Vũ tướng quân, nhận chức Quán quân Thái thú, sau lại thêm danh hiệu Đô đốc. Đương dẫn một vạn quân cảm tử đến Giới Phiền, đánh dẹp bọn giặc cỏ ở Đan Dương, phá được. Lúc bị bệnh chết, con là Tống nối tước hầu nắm binh sĩ đó.

Năm ấy, Quyền đi đánh Thạch Dương, vì Tống có tang, mới sai giữ Vũ Xương, mà Tống dâʍ ɭσạи chẳng có phép tắc gì. Quyền dẫu vì cha Tống mới mất bỏ qua không bắt tội, Tống trong bụng lo sợ, Ngô thư chép: Tống muốn làm phản, sợ tả hữu không theo, mới giả sai người đi cướp bóc, lại ngầm bảo sẽ tha cho, quân sĩ bảo nhau nhất mực thi hành, làm cản trở việc hành binh. Sau lại nói trá rằng bị vua hạ chiếu trách mắng, bởi việc để bộ khúc cướp bóc bị cật vấn, rằng " Từ tướng lại trở xuống, đều phải bị trừng trị", Tống lại sợ tội đến mình. Tả hữu nói rằng: "Giờ chỉ còn cách bỏ chạy mà thôi." Tống bèn dùng kế ấy, mới nhân đám tang của cha, cho gọi hết những chị em thân thích, đem gả cho các quan, những tì thϊếp yêu, đều ban cho những người thân cận, rồi gϊếŧ trâu uống rượu sáp huyết(1), cùng chung thề ước. bèn đem thuyền chở xác cha, rồi dẫn mẹ và cả gia quyến cùng bộ khúc nam nữ mấy nghìn người chạy sang Nguỵ. Nguỵ lấy làm tướng quân, phong làm Quảng Dương hầu. Tống đã mấy lần xâm phạm biên cảnh, gϊếŧ hại dân chúng, Quyền thường nghiến răng căm giận. Chiến dịch Đông Hưng, Tống làm tiên phong, thua quân thiệt thân, Gia Cát Khác chém chết Tống cắt lấy đầu, đem cáo tế ở miếu thờ của Quyền.

HOÀNG CÁI TRUYỆN

Hoàng Cái tự Công Phúc, người quận Linh Lăng huyện Tuyền Lăng.Ngô thư chép: Cái vốn là hậu duệ của Nam Dương Thái Thú là Hoàng Tử Liêm, tách ra từ một chi nhánh thuộc họ nhà vua, bởi tổ tiên dời đến ở Linh Lăng, mới lưu trú ở đó. Cái mồ côi từ thuở nhỏ, gặp cảnh tang gia khốn khó, nếm đủ mùi cay đắng, nhưng có chí lớn, dẫu ở nơi bần tiện, cũng chẳng vì thế mà giống như những kẻ tầm thường khác, những lúc rảnh rỗi thường ngả mình trên đám cỏ, học chút ít chữ nghĩa, bàn chuyện binh

nhung. Ban đầu Cái làm Lại ở quận, đến kỳ xét Hiếu Liêm, được vời vào công phủ. Tôn Kiên khởi nghĩa binh, Cái đi theo. Kiên ở phía Nam phá sơn tặc(1), phía Bắc đuổi Đổng Trác, lấy Cái làm Biệt bộ Tư mã. Kiên chết, Cái theo Sách và Quyền. Thường mặc giáp che kín toàn thân, xông pha tên đạn đánh phá thành trì.

Bọn người ở Sơn Việt không phục, quấy phá gây vạ trong huyện, Quyền liền dùng Cái làm huyện trưởng. Các viên lại ở huyện Thạch Thành, triều đình rất khó kiểm tra, Cái bèn đặt ra hai chức Duyện(2), phân định rõ quyền hạn của từng vị quan. Dạy rằng: "Lệnh trưởng(3) chẳng có tài, ta chỉ lấy võ để làm việc công với các quan, không lấy việc văn để cân nhắc. Nay quân giặc cướp chưa bình được, quân lữ rất bận rộn, những việc văn thư ta uỷ thác cho hai viên Duyện, nhận trách nhiệm tra xét các vị quan, chỉ ra những việc sai lầm. Hai vị tạm coi các việc ở đây, xem xét các văn kiện gửi đến gửi đi, ví bằng có sự gian dối, ta tuyệt đối không dùng đến roi gậy đâu, thế nên mọi người đều phải tận tâm, không được làm việc như trước nữa."

Lệnh mới ban ra, mọi người ngày đêm cung cúc với chức phận; được ít lâu, đám quan lại thấy Cái không coi xét việc văn thư, nên có người dần dần biếng nhác. Cái bề ngoài cũng ngờ có kẻ lười biếng, bấy giờ mới coi xét đầy đủ, biết được hai viên Duyện mấy lần làm việc không theo quy củ. Cái bèn mời tất cả các viên Duyện đến, cho ăn uống, nhân đó đem các việc ra căn vặn. Hai viên Duyện trình bày quanh co, rồi đều phải khấu đầu tạ tội. Cái nói: "Ta đã có mệnh từ trước, tuyệt đối không dùng đến roi gậy, chẳng phải là nói dối vậy." Bèn cho gϊếŧ đi. Người trong huyện kinh hoàng rung động. Về sau Cái chuyển đến làm trưởng huyện Xuân Cốc, rồi Tầm Dương lệnh. Cả thảy coi việc ở chín huyện, ở những nơi đó đều bình định. Cái được thăng lên làm Đô uý Đan Dương, đè nén kẻ mạnh, nâng đỡ kẻ yếu, người ở Sơn Việt mến mà theo.