Tam Quốc Chí

Chương 67

Cái ngoài mặt nghiêm nghị, nhưng khéo dưỡng sĩ tốt, mỗi khi đi đánh dẹp, sĩ tốt đều tranh nhau xông lên. Năm Kiến An trung, Cái theo Chu Du cự Tào Công ở Xích Bích, hiến kế hoả công, việc đã nói ở Chu Du truyện.Ngô thư chép: Việc đánh nhau ở Xích Bích, Cái bị lạc tên bắn trúng, ngã xuống sông giữa lúc trời rét, có người lính Ngô ở đấy vớt lên, không biết đó là Cái, mới vứt ở giữa sàn thuyền. Cái còn khoẻ lấy hết sức gọi Hàn Đương, Đương nghe tiếng kêu, nói: "Đấy là tiếng của Công Phúc vậy." Rồi hướng vào Cái mà chảy nước mắt, cởϊ áσ của mình mặc cho, Cái mới sống sót được." Cái được bái làm Vũ phong Trung lang tướng. Người Man-Di ở Vũ Lăng làm phản gây loạn, đánh chiếm thành ấp, Quyền liền cho Cái lĩnh chức Thái thú ở đó. Bấy giờ quân binh trong quận có chừng 500 người, Cái tự biết không thể đối địch, vì thế mới cho mở toang cửa thành, địch vào đến nửa chừng, Cái bèn tập kích, chém được mấy trăm thủ cấp, đám còn lại đều cuống quýt chạy trốn, các ấp lạc đều quy phục cả. Cái cho kể tội rồi gϊếŧ những kẻ đầu sỏ, những kẻ theo về thì được tha tội. Từ xuân sang hạ, loạn lạc cướp bóc bình được hết, những ấp hầu là trưởng quân ở các vùng hẻo lánh như Ba, Lễ, Do, Đản(4) đều thay đổi thái độ, dâng lễ vật xin vào hầu, các cõi trong quận được thanh bình. Sau này các huyện Trường Sa, Ích Dương bị sơn tặc vây đánh, Cái lại đi đánh dẹp bình định. Được thêm chức Thiên tướng quân, bị bệnh chết lúc còn làm quan.

Cái đang làm việc quan thì mất, mà công việc không hề bỏ sót, người trong nước đều thương cảm. Ngô thư chép: Lại cho vẽ hình của Cái, để ở trong đền bốn mùa cúng tế. Lúc Quyền lên ngôi Đế, đoái xét đến công lao của Cái, ban cho con của Cái là Bính tước Quan nội hầu.

(1) Giặc núi.

(2) Duyện là chức phó giúp việc.

(3) Ý nói đến bản thân mình.

(4) Quận Vũ Lăng là đất có nhiều bộ tộc người Man, người Di. Ấp hầu trưởng quân là trỏ những đầu mục của các bộ lạc hẻo lánh ở những nơi ấy.

TỪ THỊNH TRUYỆN

Từ Thịnh tự Văn Hương, người đất Cử vùng Lang Da, gặp thời loạn thế phiêu dạt xa quê dến ở đất Ngô, nhờ gan dạ dũng cảm mà nổi danh. Tôn quyền thống lĩnh công việc, dùng Thịnh làm Biệt Bộ Tư Mã, nhận năm trăm quân, thường trụ giữ Sài Tang, chống lại Hoàng Tổ. Con Tổ là Xạ, từng chỉ huy mấy nghìn quân đến đánh Thịnh. Lúc ấy tướng sĩ của Thịnh chưa đủ hai trăm, phòng thủ Xạ đánh đến, hạ quân của Thịnh hơn nghìn người, rồi mở của đánh ra, đại phá quân của Xạ. Xạ rốt cuộc tuyệt hẳn không dám quay lại cướp phá nữa. Quyền lấy Thịnh làm Hiệu Uý, giữ chức Lệnh ở Vu Hồ. Thịnh lại thảo phạt sơn tặc ở vùng núi Nam A thuộc Lâm Thành lập nên chiến công, được chuyển làm Trung Lang Tướng, chỉ huy hiệu quân.

Tào Công đến đánh Nhu Tu, Thịnh theo Quyền tới chống cự. Quân Nguỵ từng kéo ra đông đảo đầy cả mặt sông, Thịnh cùng các tướng đều xuất chiến. Lúc ấy quân Ngô cưỡi thuyền Mông Trùng gặp phải gió thốc, thuyền trôi về bờ bên địch. Các tướng hoảng sợ, chưa có kế gì. Thịnh một mình dẫn quân bất ngờ xông lên chém gϊếŧ. Địch lùi rẽ ra mà chạy, nhiều kẻ bị quân Thịnh đánh hạ gϊếŧ chết. Kịp lúc gió ngưng toàn quân thuận lợi quay về. Quyền vô cùng khen ngợi.

Đến khi Quyền nhận làm phiên thân của Nguỵ. Nguỵ sai Hình Trinh đến phong cho Quyền tước Ngô Vương. Quyền rời cung đình ra chờ đón Hình Trinh. Trinh lộ vẻ ngạo mạn. Trương Chiêu đã giận mà Thịnh thì uất ức tức hận, nghoảng lại bảo các tướng cùng hàng rằng: ""Bọn Thịnh này chẳng thể gắng hết sức mình tuân theo mệnh lệnh, vì quốc gia gồm thâu Hứa, Lạc; nuốt gọn Ba, Thục khiên cho chủ của chúng ta thệ ước với Trinh, cũng chẳng phải là nhục nhã lắm sao!"" Vì vậy rơi lệ khóc ở ngang đường. Trinh nghe chuyện, bảo với người cùng đi rằng: ""Tướng sĩ Giang Đông khí chất thế này, chẳng chịu mãi làm kẻ dưới người người ta vậy.""

Sau Thịnh đổi sang chức Kiến Vũ Tướng Quân, tước phong Đô Đình Hầu, làm Thái Thú ở Lư Giang, được cho ăn lộc huyện Lâm Thành. Lưu Bị đến Tây Lăng, Thịnh đánh giữ các đồn trại, lập được công lao trên hướng của mình. Tào Hưu tấn công Động Khẩu. Thịnh cùng Lã Phạm, Toàn Tông vượt sông phòng thủ chống cự. Gặp cơn gió lớn, thuyền phần lớn đều chìm, Thịnh thu thập quân binh còn lại, cùng với Tào Hưu cầm cự bên sông. Hưu sai quân tụ tập đánh Thịnh. Thịnh lấy ít chọi nhiều, địch không thắng nổi, hai bên đều dẫn quân về. Thịnh được phong An Đông Tướng Quân, tước Vu Hồ Hầu.

Sau Nguỵ Văn Đế đẫn đại quân đến, có chí muốn vượt sông. Thịnh hiến kế từ Kiến Nghiệp xây tường bao, làm thành hàng rào, trên tường bao dựng các lầu giả, ngoài bải sông thả nổi chiến thuyền. Các tướng cho là vô ích nhưng Thịnh không nghe, kiên quyết dựng lên. Văn Đế đến Quảng Lăng, nhìn thấy tường bao tràn khắp mấy trăm dặm rất ngạc nhiên, mà nước sông rất lớn, liền dẫn quân về. Các tướng đều phục kế của Thịnh..

Can Bảo Tấn Kỷ(1) gọi thành ấy là thành mơ, đã chú ở Tôn Quyền truyện.

Nguỵ Thị Xuân Thu(2) chép: Văn Đế than rằng: Nước Nguỵ có vũ sĩ kỵ binh nghìn đội mà không có chỗ dùng.

Thịnh chết trong những năm Hoàng Vũ(3). Con là Giai kế thừa tước vị, thống lĩnh binh sĩ.

Chú thích:

(1) Can Bảo Tấn Kỷ: Do Can Bảo đời Tấn soạn

(2) Nguỵ Thị Xuân Thu: Do Tôn Thịnh đời Tấn soạn.

(3) Hoàng Long: Niên hiệu của Ngô Vương Tôn Quyền, bắt đầu từ năm 222 đến 229.

CAM NINH TRUYỆN

Cam Ninh tự Hưng Bá, người ở Lâm Giang thuộc Ba Quận(1).

Ngô Thư(2) chép: Ninh quê gốc ở Nam Dương, tổ tiên phiêu dạt đến Ba Quận. Quan lại đề cử Ninh làm Kế Duyện, rồi lại bổ dụng làm Quận Thừa ở Thục Quận, nhưng chẳng bao lâu Ninh bỏ quan về nhà.

Ninh từ lúc nhỏ đã có sức mạnh, thích dao du hành động vì nghĩa, chiêu nạp tụ tập đám thiếu niên nhanh nhẹn hư hỏng để làm thủ lĩnh của chúng. Thường cùng nhau tụ hội thành bè, giữ cung cầm nỏ, đội lông thú đeo chuông nhỏ. Dân nghe tiếng chuống liền biết là Ninh.

Ngô Thư chép: Ninh làm việc nghĩa mà gϊếŧ người, phải trốn lánh giữ mạng, tiếng tăm vang dội trong quận.

Mỗi khi Ninh ra vào, trên bộ thường sắp đặt ngựa xe, dưới nước liên tiếp ngồi thuyền nhẹ, người hầu đi theo được ăn mặc hoa lệ, giống như ánh sáng vυ't qua trên đường. Dừng nghỉ ở đâu luôn lấy gấm lụa buộc thuyền, rời đi có người cắt bỏ, lấy thế làm xa hoa. Thường dân và quan lại các thành gặp gỡ Ninh, hễ ai đón tiếp đãi đằng trọng hậu thì Ninh cũng người đó giao hảo vui vẻ; Nếu không liền buông thả cho bộ hạ cướp đoạt tài sản của người ta. Trong giới trưởng lại cũng có người bị cướp đoạt làm hại, làm cho tiếng tăm của Ninh dựa vào đó càng hưng thịnh đến hơn hai mươi năm. Ninh thôi không đánh cướp nữa, hơi đọc sách vở của chư tử, bèn đến nương tựa vào Lưu Biểu, nhân đó định cư ở Nam Dương, nhưng không được nhận ra mà tiến cử sử dụng. Sau chuyển sang gửi gấm vào Hoàng Tổ. Tổ lại coi như kẻ tầm thường mà lưu lại.

Ngô Thư chép: Ninh đem gia đồng trang khách tám trăm người về theo Lưu Biểu. Biểu là người văn vẻ, không thạo việc quân. Bấy giờ các lộ anh hùng mỗi người mỗi khởi binh. Ninh xem cách Lưu Biểu tham dự vào thời cuộc, biết rằng cuối cùng Biểu tất không làm nên sự nghiệp gì. Lại sợ rằng một ngày cương vực của Biểu tan tành, sẽ phải chịu chung tai hoạ, nên muốn đi sang đất Ngô. Hoàng Tổ lúc ấy đóng ở Giang Hạ, quân của Ninh không đi qua được nên ở lại nương nhờ vào Tổ, trải qua ba năm mà Tổ không hậu đãi. Quyền đánh Tổ. Tổ thua quân bỏ chạy, bị đuổi theo rất gấp. Ninh vốn bắn giỏi, cầm

quân đi sau, bắn chết Hiệu Úy Lăng Tháo. Tổ đã được thoát, cho quân về trại nghỉ ngơi, lại đối xử với Ninh như lúc ban đầu. Đô Đốc của Tổ là Tô Phi mấy lần tiến cử Ninh nhưng Tổ không dùng, lại sai người dùng lời cám dỗ gia khách của Ninh. Gia khách dần dần bỏ trốn. Ninh muốn rời đi, lại sợ không thoát được, một mình lo lắng buồn rầu. Phi hiểu lòng Ninh, bèn hẹn gặp Ninh, bày tiệc rượu, bảo Ninh rằng: ""Tôi đã mấy lần tiến cử ông nhưng chúa công không chịu dùng. Ngày tháng phôi pha, đời người mấy độ, nên tự lo xa, sau sẽ gặp người tri kỷ."" Ninh im lặng hồi lâu rồi nói: ""Tuy tôi có ý đó, nhưng chưa biết có cơ hội nào không."" Phi nói: ""Tôi muốn thưa lên để ông làm Trưởng ở huyện Chu. Ở nơi ấy có ai cùng nhìn để xoi xét việc dẹt biến thành tròn được đâu."" Ninh nói: ""Thật là rất may mắn vậy."" Phi trình với Tổ, thuận cho Ninh đến huyện ấy. Ninh chiêu mộ gọi về gia khách đã bỏ đi cùng những người vì nghĩa mà theo được mấy trăm người.