Tam Quốc Chí

Chương 65

Được phong làm Thiên Tướng Quân, cấp cho binh lính nhiều gấp bội.

Bấy giờ có kẻ tiến cử người đồng hương với Thống là Thinh Xiêm với Quyền, cho là bậc ngay thẳng khí khái cực kỳ tiết tháo, có chỗ còn hơn Thống. Quyền nói: ""Hãy cứ tốt đẹp như Thông là đủ rồi."" Sau Xiêm được đưa đến vào ban đêm, Thông đã đi nằm, nghe tin bèn mặc áo ra ngoài cửa nắm tay đưa

vào. Thống yêu quý người tài không hề ghen ghét là như thế.

Thống thấy người Trung Sơn phần lớn là mạnh mẽ ương ngạng, có thể lấy ân uy mà khuyên bảo dẫn dắt nên Quyền lệnh cho Thống sang phía đông thôn tính lấy thử dò xét xem. Lại ban lệnh cho các thành liền đấy nếu Thông có yêu cầu gì thì trước đều cung cấp đủ rồi sau mới báo về. Thống vốn yêu quý kẻ sĩ. Kẻ sĩ cũng yêu quý Thống. Vì vây thu được hơn vạn quân tinh tráng. Khi Thống trở về đi qua quê cũ, đi bộ vào cửa dinh, gặp gỡ quan lại hoai niệm tam bản(2), hết lòng cung kính giữ lễ. Đối với bạn bè quen biết cũ tình cảm lại càng nồng hậu. Công việc hoàn thành đang lúc lên đường thì mắc bệnh chết, tuổi mới bốn mươi chín. Quyêng nghe tin đạp tay xuống giường ngồi dậy, tiếc thương không kìm nổi, bỏ ăn mấy ngày liền, hễ nói đến là rơi lệ, sai Trương Thừa làm bài minh kể lại công đức của Thống.

Hai con Thống là Liệt và Phong, mỗi người lúc ấy chỉ được mấy tuổi, Quyền đem vào nuôi trong cung, yêu thương đối đãi giống như con mình. Mỗi khi có khách vào yết kiến thường bảo rằng: ""Đây là nhưng đứa con hổ báo của ta."" Đến khi tám chín tuổi, sai Cát Quang dạy đọc sách, mười ngày một lần lệnh cho đi cưỡi ngựa. Sau lại truy xét công lao của Lăng Thông khi xưa, phong làm Liệt Đình Hầu, trao lại binh lính cũ. Về sau Liệt phạm tội bị bãi chức, Phong lại kế thừa chức tước thống lĩnh quân binh.

Tôn Thịnh viết: Xem cách Tôn Quyền săn sóc cho kẻ sĩ thật đã hết dạ dốc lòng để mong họ tận trung. Như khóc cho vết thương của Chu Thái, chôn sông ái thϊếp của Trần Võ, khẩn cầu lựa chọn của Lã Mông, nuôi nấng con côi của Lăng Thông, tất cả đều khiêm nhường chu đáo hết lòng chẳng quên, thành khẩn đến điều vậy. Vì thế cho nên dầu tiếng tốt chẳng đồn xa, nhân hậu khoan dung lại sáng tỏ ở trong nước, mới có thể hàng phục kẻ mạnh ở Kinh Ngô, suy nghĩ đến việc tiếm hiệu nhiều năm, cùng là có lý do cả. Nhưng đạo bá vương chỉ chờ trông ở chỗ lớn lao lâu dài. Do đó các bậc tiên vương đắp xây nền móng của phẩm hạnh phép tắc; thu phục lòng tin thuận thành trong hải nội; đặt ra trật tự của khuôn mẫu sách lược; làm rõ thứ tự giữa cao quý , thấp hèn. Thay đổi tuyển lựa mà thân thiết có thể bền lâu. Thực hành trọn vẹn mà huân nghiệp đầy đủ lớn lao. Há lại quanh co nhỏ nhặt, chuyên chú vào vào chỗ thân gần, đón mời lấy cái lợi ở thời hiện tại hay sao? Tục ngữ nói: ""Dù là việc nhỏ, tất có thể từ đó mà xem xét, suy đến sâu xa mà lo sợ bùn nhơ."" Chính là nói chuyện ấy vậy!

Chú thích:

(1) Dư Hàng: Nay là Dư Hàng thuộc tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.

(2) Tam Bản: Nguyên văn: Kiến trưởng lại hoài tam bản.

PHAN CHƯƠNG TRUYỆN

Phan Chương tự Văn Khuê, người ở Phách Can thuộc Đông Quận(1). Khi Tôn Quyền làm Trưởng ở Dương Tiện, Chương bắt đầu đến theo Quyền. Tính cách Chương rộng rãi phóng túng, sống ngheo nàn mà hay mua chịu rượu. Khi những người cho nợ đến tận cửa đòi, thường nói ngày sau giàu có sẽ trả. Quyền lấy làm yêu thích nhân đó sai đi chiêu mộ, được hơn trăm người, bèn dùng làm đầu lĩnh. Chương đánh dẹp sơn tặc có công, được sắp xếp làm Biệt Bộ Tư Mã. Sau Chương làm Đại Phất ở Ngô Quận bắt giữ tội phạm, làm cho trộm cướp dứt hẳn nhờ đó mà nổi danh, được chuyển đến dự Chương làm Trưởng ở Tây An. Lưu Biểu ở Kinh Châu, dân tình nhiều lần bị cướp, từ khi Chương đến nhận công vụ, trộm cướp không xuất hiện ở địa phương nữa. Huyện Kiến Xương ở liền kề nổi lên bọn

cướp làm loạn. Chương chuyển sang đốc suất Kiến Xương thăng thêm chức Vũ Mãnh Hiệu Uý, đánh dẹp trừng trị đám dân có tội, tròn một tháng bình định hết sạch, lại kêu gọi chiêu tập kẻ li tán, được tám trăm người, chỉ huy trở về Kiến Nghiệp.

Chiến dịch Hợp Phì, Trương Liêu bất ngờ xông đến, các tướng không kịp phòng bị. Trần Vũ chết trận. Tống Khiêm, Từ Thịnh đêu phân tán bỏ chạy. Chương tự mình ở đội phía sau, lập tức giong ruổi tiến lên, giật ngựa lại chém hai người đào binh trong đội của Khiêm và Thịnh, làm toàn quân quay lại chiến đấu. Quyền rất khen ngợi, phong Chương làm Thiên TướngQuân, nhân đó thống lĩnh đội Bách Giáo(2), đóng quân ở Bán Châu.

Quyền đánh Quan Vũ. Chương với Chu Nhiên chăn đường chạy của Vũ, đến đóng ở Lâm Thu, trú quân ở Giáp Thạch. Bộ tướng của Chương là Tư Mã Mã Trung bắt được Vũ cùng con của Vũ là Bình và bọn Đô Đốc Triệu Luỹ. Quyền liền cắt đất hai huyện Nghi Đô, Tỷ Quy lập nên quận Cố Lăng, phong Chương làm Thái Thú ở đấy, giữ chức Chấn Uy Tướng Quân, tước Lật Dương Hầu. Sau khi Cam Ninh chết, Chương lại thông lĩnh bộ tốt của Ninh. Lưu Bị đánh vào Di Lăng, Chương cùng Lăng Tốn(3) đều hết sức chống trả. Bộ hạ của Chương chém chết Hộ Quân của Bị là bọn Phùng Tập, đánh gϊếŧ rất nhiều. Chương được phong Bình Bắc Tướng Quân, làm Thái Thú ở Tương Dương.

Bọn Hạ Hầu Thượng tướng nước Nguỵ vây Nam Quận, chia ra ba vạn quân làm cầu nổi, vượt qua trăm dặm bãi sông. Gia Cát Cẩn, Dương Xán đều hội quân đến cứu nhưng chưa biết lúc nào mới đến nơi mà quân Nguỵ hàng ngày vượt sông không nghỉ. Chương nói: ""Quân Nguỵ thế mạnh mà nước sông lại nông, chưa thể đánh nhau với chúng được."" Liền thống suất các tướng đi lên phía thượng du quân Nguỵ năm chục dặm, chặt lấy cỏ lau vạn bó, kết thành những bè lớn, muốn thuận theo dòng nước phóng hoả dốt cháy cầu nổi. Bè lau vừa văn làm xong, đang chờ thuỷ triều rút xuống thì Thượng đã mau chóng dẫn quân rút lui. Chương đi xuống phòng bị Lục Khẩu(4) Tôn Quyền xưng tôn hiệu, phong Chương làm Hữu Tướng Quân.

Chương là người thô hào can đảm, nhưng biết sợ lệnh cấm, lại thích lập công danh sự nghiệp. Thướng thống suất binh mã không đến nghìn người nhưng ở chiến trường oai thế thường như vạn người. Đến khi chinh phạt kết thúc lại mau chóng đặt quân công, các quân hiệu khác không có điều này đều kính trọng bộ hạ của Chương. Nhưng Chương có tính xa hoa, tuổi già lại càng tệ hại, quần áo đồ vật mô phỏng giả mạo trái phép địa vị của người trên. Quan lại binh sĩ giàu có mấy người bị Chương gϊếŧ để đoạt của. Các quan giam sát tâu lên nhưng Quyền nhớ công lao mà thường tha thứ không hỏi đến. Năm Gia Hoà(5) thứ ba chết. Con là Bình làm việc vô pháp bị chuyển đến Cối Kê. Vợ Chương ở lại Kiến Nghiệp, được ban nhà của ruộng đất và người phục dịch năm mươi hộ.

Chú thích:

(1) Phách Can: Nay thuộc Bộc Dương tỉnh Hà Nam Trung Quốc.

(2) Bách Giáo: Tên một hiệu quân Đông Ngô.

(3) Lăng Tốn: Chưa rõ ai.

(4) Lục Khẩu: Nay là thị trấn Lục Khê huyện Gia Ngư Tỉnh Hồ Bắc.

(5) Gia Hoà: Niên hiệu của

TRÌNH PHỔ TRUYỆN

Trình Phổ tự Đức Mưu, người quận Hữu Bắc Bình huyện Thổ Ngân, ban đầu làm Lại ở châu quận, dung mạo thoát tục lại có mưu kế, khéo đối đáp. Theo Tôn Kiên đi chinh phạt, đánh Hoàng Cân ở Uyển-Đặng(1), phá Đổng Trác ở Dương Nhân, đánh thành chiếm đất, thân bị thương tật.

Kiên chết, Phổ lại đi theo Tôn Sách ở Hoài Nam, tới đánh quận Lư Giang, lấy được, rồi cùng đi về phía Đông. Sách về đến Hoành Giang-Đương Lợi, phá được bọn Trương Anh-Vu Mi, rồi chuyển xuống lấy Mạt Lăng-Hồ Thục-Cú Dung-Khúc A, Phổ đều lập được công, được giao thêm 2.000 quân binh và 50 quân kỵ. Lại tiến phá Ô Trình-Thạch Mộc-Ba Môn-Lăng Truyền-Dư Kháng, phần nhiều là công của Phổ. Sách lấy được Cối Kê, cho Phổ làm Đô uý Ngô Quận, đóng dinh sở ở huyện Tiền Đường. Về sau Phổ được chuyển làm Đô uý Đan Dương, đóng giữ Thạch Thành. Lại đánh dẹp bọn giặc ở Tuyên Thành, Kính, An Ngô, Lăng Dương, Xuân Cốc, đều phá được. Sách từng tấn công Tổ Lang, bị vây chặt ở đó, Phổ cùng với một quân kỵ đến che đỡ cho Sách, lại ruổi ngựa đi trước quát thét, khua mâu xông xáo trong đám giặc, địch phải rẽ ra, Sách nhờ thế mới thoát được. Sau này Phổ được bái làm Đãng khấu Trung lang tướng, lĩnh chức Thái thú Linh Lăng, theo đi đánh dẹp Lưu Huân ở Tầm Dương, tấn công Hoàng Tổ ở Sa Tiện, rồi quay về trấn giữ Thạch Thành.

Sách chết, Phổ cùng với bọn Trương Chiêu phụ giúp Tôn Quyền, thu xếp các việc ở ba quận, dẹp yên những kẻ bất phục. Lại theo đi chinh chiến ở Giang Hạ, rồi quay về Dự Chương, chia quân đánh dẹp ở Nhạc An. Nhạc An bình định, thay Thái Sử Từ phòng bị ở Hải Hôn, cùng với Chu Du làm Tả Hữu đô đốc, phá Tào Công ở Ô Lâm, lại tiến công Nam Quận, bức Tào Nhân phải bỏ chạy. Phổ được bái làm Bì tướng quân, lĩnh chức Thái thú Giang Hạ, dinh sở đóng ở Sa Tiễn, được ăn lộc bốn huyện.