Tam Quốc Chí

Chương 64

Nguỵ sai bọn Gia Cát Đản, Hồ Tuân đánh vào Đông Hưng. Gia Cát Khắc thống lĩnh quân binh ra cự địch. Các tướng đều nói: ""Địch nghe tin Thái Phó tự thân đến nơi, bên bờ bên kia tất bỏ chạy trốn."" Riêng Phụng nói: ""Không phải thế. Bên kia mà bị lay động đến các vùng trong cương giới, tất sẽ từ Hứa Lạc cất đại quân mà đến. Nếu quả đã thành phép tắc như thế, há lại bỏ không mà quay về sao? Chớ chờ đợi rằng địch quân không đến mà hãy trông cậy vào chúng ta có cách thắng địch thôi."" Đến khi Khắc lên bờ, Phụng cùng với các tướng Đường Tư, Lũ Cư, Lưu Tán đều theo đường núi tiến sang phía tây. Phụng nói: "" Nay các đạo vừa mới đi đường, nếu như địch đóng ở chỗ địa thế thuận lợi thì khó có thể cùng bọn chúng tranh phong được."" Bèn rời bỏ con đường các đạo quân đang dùng, chỉ huy thuộc hạ ba nghìn người theo lối tắt tiến lên. Lúc ấy đang có gió bắc, Phụng dương buồm mà đi, sau hai ngày đã tới nơi, đóng quân ở Từ Đường. Trời tuyết lạnh, các tướng địch bày rượu quý mở hội. Phụng thấy đạo tiền quân của địch binh ít, nói với thuộc hạ rằng: ""Lấy được phong hầu thưởng tước, chính là ở hôm nay!"" Bèn sai quan cởi giáp sắt, bỏ mũ trụ, cầm binh khí ngắn. Địch ung dung cười nói không sắp đặt phòng bị, Phung tung quân ra chém gϊếŧ, đại phá tiền đồn của chúng. Khi bọn Cư đến nơi, Nguỵ quân đã tan vỡ. Phụng được chuyển làm Diệt Khấu Tướng Quân , thăng phong Đô Đình Hầu.

Nguỵ tướng là Văn Khâm tới hàng. Lấy Phụng làm Hổ Uy tướng quân theo Tôn Tuấn đến tận Thọ Xương nghênh đón, giao chiến với quân Nguỵ đuổi theo Văn Khâm ở Cao Đình. Phụng cưỡi ngựa cầm mâu xông vào giữa trận địch, chém hơn trăm đầu, đoạt hết quân khí của chúng, được phong làm An Phong Hầu.

Năm Thái Bình(2)thứ hai, Đại Tướng Quân nước Nguỵ là Gia Cát Đản ở Thọ Xuân lại hàng, bị người Nguỵ vây. Ngô sai các tướng Chu Dị, Đường Tư đến cứu, lại sai Phụng cùng Lê Phỉ phá vòng vây. Phụng đến trước tiên, đóng đồn ở ở Lê Tương, cố gắng chiến đấu có công, được phong Tả Tướng Quân.

Tôn Hưu lên ngôi, cùng Trương Bố mưu tính, muốn tru diệt Tôn Lâm. Bố nói: ""Đinh Phụng tuy khôngcó tài đọc sách như thư lại nhưng mưu kế sách lược hơn người, có thể quyết định đại sự."" Hưu

vời Phụng đến bảo rằng: ""Lâm giữ quyền lực quốc gia, sắp sửa làm việc trái phép, muốn cùng tướng quân trừ đi."" Phụng nói: ""Anh em Thừa Tướng có bạn hữu phe đang rất mạnh, sợ rằng lòng người chẳng giống nhau, không thể chế phục hết được, nếu nhân dịp lễ hội cuối năm, có đủ quân của Bệ Hạ thì gϊếŧ được."" Hưu dùng kế ấy, nhân khi lễ hội mời Lâm. Phụng và Trương Bố cầm đầu tả hữu chém đi. Phụng (và Bố) được thăng Đại Tướng Quân, thêm chức Tả Hữu Đô Hộ. Năm Vĩnh An(3) thứ ba, ban cho Phụng giả tiết, giao chức Mục ở Từ Châu. Năm Vĩnh An thứ sáu, Nguỵ đánh Thục. Phụng chỉ huy các đạo quân tiến vào Thọ Xuân, tạo ra hình thế cứu Thục. Thục mất, lại dẫn quân quay về.

Hưu hoăng. Phung và bọn Thừa Tướng Bộc Dương Hưng nghe theo lời Vạn Úc, cùng đón Tôn Hạo về lập làm vua, được thăng chức Hữu Đại Tư Mã, Tả Quân Sư. Năm Bảo Đỉnh(4) thứ ba, Hạo lệnh cho Phụng và Gia Cát Tịnh đánh Hợp Phì. Phụng gửi thư cho Đại Tướng nước Tấn là Thạch Bao, tạo ra sự ly gián làm Bao bị triệu về.

Năm Kiến Hành(5) nguyên niên, Phụng lại dẫn tướng sĩ sửa sang khu vực Từ Đường, nhân đó đánh vao Cốc Dương trên dất Tấn. Dân Cốc Dương biết trước, rời đất ấy bỏ đi, Phụng không thu hoạch được gì. Hạo giận, chém quân dẫn đường của Phụng. Năm Kiến Hành thứ ba, Phụng chết. Phụng vinh hiển mà lại có công, dần dần trở nên kiêu căng, có người mỉa mai bỉ báng. Hạo xét lại việc xuất quân năm trước, dời gia đình Phụng đến Lâm Xuyên. Em Phụng là Phong, làm quan đến chức Hậu Tướng Quân, chết trước Phụng.

Bình rằng: Nói chung các tướng này đều là hổ tướng vùng Giang Biểu. Họ Tôn vì thế mà hậu đãi. Lấy như Phan Chương không biết sửa mình, Quyền có thể quên công lao ghi nhớ đã qua nhưng vẫn để cho được sinh sống yên ổn một góc đông nam, đó là thích hợp vậy! Trần Biểu chỉ là nghành thứ của con nhà tướng mà cùng con trưởng danh nhân sánh vai ngang bằng, vượt trội hơn đời, cũng không phải là tốt đẹp lắm sao!

Chú thích:

(1) An Phong: Nay là thị trấn An Phong, huyện Đông Thai tỉnh An Huy, Trung Quốc.

(2) Thái Bình: Niên hiệu của Tôn Lượng, bắt đầu từ năm 256 đến năm 258.

(3) Vĩnh An: Niên hiệu của Tôn Hưu, bắt đầu từ năm 258 đến năm 264.

(4) Bảo Đỉnh: Niên hiệu của Tôn Hạo, bắt đầu từ năm 266 đến năm 269.

(5) Kiến Hành: Niên hiệu của Tôn Hạo, bắt đầu từ năm 269 đến năm 271.

LĂNG THỐNG TRUYỆN

Lăng Thống tự Công Tích người Dư Hàng thuộc Ngô Quận(1). Cha Thống là Tháo, nghĩa hiệp lại can đảm có khí phách. Khi Tôn Sách vừa mới khởi sự, Tháo luôn theo đi chinh phạt, thường đi trước quan quân. Tháo giữ chức Trưởng ở Vĩnh Bình, sắp xếp dẹp yên đất Sơn Việt, làm cho kẻ gian tà phải chùn tay, được phong làm Phá Tặc Hiệu Uý. Đến khi Quyền chỉ huy công việc, Tháo theo đi đánh Giang Hạ. Đại quân tiên vào Hạ Khẩu, Tháo xông pha đi trước, đánh bại tiền quân của địch, một minh cưỡi

thuyền nhẹ xông lên, bị trúng tên lạc mà chết.

Thống lúc ấy mới mười lăm tuổi, tả hữu phần lớn cho rằng có thể kế tục được sự nghiệp của cha. Quyền nhớ đến Tháo chết vì việc nước nên phong cho Thống làm Biệt Bộ Tư Mã, đảm đương công việc Phá Tặc Đô Uý, sai cai quản quân lính của cha. Sau Thống theo Quyền đi đánh sơn tặc. Quyền dẹp tan trại trại Bảo Truân rồi trở về trước, còn lại trại Ma Truân hàng vạn người, Thống cùng bọn tướng Trương Di ở lại vây đánh, hẹn ngày tấn công. Trước ngày hẹn, Thống và tướng Trần Cần gặp mặt uống rượu. Cần cứng cỏi mạnh mẽ, có khí độ trách nhiệm do đó đảm đương việc dâng rượu tế, nhưng lại chèn ép hϊếp đáp người trong tiệc, nâng lên đặt xuống không theo phép tắc nào. Thông ghét thói khinh bạc vô lễ ấy, ngay mặt nói thẳng không chịu tuân theo. Cần giận mắng Thống cùng cha Thống là Tháo. Thống rơi lệ không đáp. Mọi người vì thế bỏ ra về. Cần nhân lúc rượu vào càng trái lẽ tợn, lại ở giữa đườngnhục mạ Thống. Thống không nhịn được rút đao chém Cần. Được vài hôm Cần chết. Lúc đó đang tấn công vào trại giặc, Thống nói: ""Ngoài cái chết ra klhông biết lấy gì tạ tội."" Bèn thống suất khích lệ sĩ tốt, tự minh xông pha tên đạn, đánh vào một mặt, nhận lấy cơ hội phá tan tường hào. Các tướng cũng thừa thắng mà đánh, cuối cùng đại phá trại giặc. (Khi trở về) Thông tự trói đến nới quân pháp. Quyền khen là quả quyết cứng cỏi, cho lấy công chuộc tội.

Sau Quyền lại đánh Giang Hạ. Thống làm tiên phong, thường cùng dũng sĩ thân cận mấy chục người ngồi chung một thuyền, đi trước đại quân mấy chục dặm. Tiến vào phía tây Trường Giang, chém tướng của Hoàng Tổ là Trương Thạc, thu hết thuỷ quân của Thạc rồi quay về báo với Quyền, dẫn quân gấp lên đường, thuỷ bộ cùng tụ hội. Bấy giờ, Lã Mông đánh bại được thuỷ quân Giang Hạ mà Thống trước đã đánh thành vì vậy thắng to. Quyền lấy Thống làm Thừa Liệt Đô Úy, cùng bọn Chu Du chống cự, đánh bại Tào Công ở Ô Lâm, rồi lại đi đánh Tào Nhân, được thăng làm Đô Úy. Thống tuy ở trong quân ngũ nhưng biết yêu quý người hiền, xem trọng đạo nghĩa có phong đô của bậc quốc sĩ.

Thống theo Quyền đi đánh đất Hoàn, được phong Đãng Khấu Trung Lang Tướng, thống suất Phái Tương. Thống lại cùng bọn Lã Mông đánh sang phía tây lấy đất ba quận, rồi quay về từ Ích Dương theo Quyền đến Hợp Phì, làm Hữu Bộ Đốc. Đương thời Quyền lui binh, đội tiền phong đã lên đường thì bọn Trương Liêu tướng nước Nguỵ sấn đến bờ bắc bến sông. Quyền sai đuổi theo gọi tiền quân quay lại, nhưng tiền quân đã đi xa không cứu giúp kịp. Thống chỉ huy bộ tướng hơn ba trăm người phá vây, hộ tống bảo vệ Quyền đi ra. Địch quân đã phá cầu, hai tấm ván cầu chắp vá, Quyền quất ngựa chạy qua, Thống quay về chiến đấu. Đến khi tả hữu chết hết, Thống cũng bị thương, chém gϊếŧ mấy chục người, ước chừng Quyền đã chạy thoát bèn chạy trở lại nhưng cầu đã sập, đường hết. Thống khoác áo giáp mà lặn đi. Quyền đã ngồi trên thuyền, nhìn thấy vừa sợ vừa mừng. Thống thương người thân cận không ai trở về đau buồn không kiềm chế được. Quyền lấy tay áo lau cho bảo rằng: ""Công Tích, người đã chết vậy thay, ví phỏng khanh còn sống đây, sao phải lo không có người?""

Ngô Thư chép: Thống bị thương nặng. Quyền bèn giữ Thống trong thuyền, thay đổi hết y phục. Vết thương lại gặp được thuốc quý nhà họ Trác cho nên mới không chết.