Tam Quốc Chí

Chương 63

Sau khi anh Biểu là Tu chết, mẹ Biểu không vui lòng phụng dưỡng mẹ Tu. Biểu nói với mẹ rằng: ""Anh con bất hanh mất sớm, Biểu con này đứng đầu mọi việc trong nhà, gánh vác trách nhiệm phụng dưỡng mẹ cả. Mẹ nếu như có thể vì Biểu mà ép lòng thuận thảo, chịu theo mẹ cả, thì đấy là điều tâm nguyện con mong mỏi; Còn nếu mẹ không thể, chính nên ra ở riêng phía bên ngoài."" Biểu vì đại nghĩa mà công chính như vậy, hai mẹ thấy thế cũng cảm động tỉnh ngộ mà hoà hợp với nhau. Biểu lại lấy cớ cha chết trên đất địch, khẩn cầu xin được bổ dụng làm tướng, chỉ huy năm trăm quân. Vi muốn chiến sĩ tận sức cho minh nên dốc lòng tiếp đãi họ. Thuộc hạ đều yêu thương tuân phục, vui vẻ nghe theo mệnh lệnh. Bấy giờ có kẻ lấy trộm đồ vật của công, nghi cho tên lính ở doanh Vô Nan là Thi Minh. Minh vốn khoẻ mạnh ương nghạnh, nhận lấy đòn roi vô cùng gay gắt, chỉ một chết không nhận. Sự việc đến cả Đình Uý(7) cũng nghe tin. Quyền thấy Biểu có tài thu phục tâm can dũng sĩ, ban chiếu ra lệnh giao Minh cho Biểu. Sai Biểu tự theo ý mình tìm lấy sự thật. Biểu liền phá bỏ gông cùm, đưa Minh đi tắm gội, thay đổi quần áo, bày đặt đồ ăn rượu uóng

thịnh soạn, thân ái mà khuyên bảo. Minh rút cuộc cúi đầu, trình bày đầy đủ phe đảng bè lũ. Biểu làm đơn tố cáo lên. Quyền lấy làm lạ, muốn bảo toàn danh tiếng nên đặc biệt xá tội cho Minh, chỉ tru diệt hết phe đảng. Lại chuyển Biểu làm Vô Nan Hữu Bộ Đốc, phong tước Đô Đình Hầu, kế tục tước vị cũ của cha anh. Tất cả Biều đều xin nhường lại, truyền cho con của Tu là Diên nhưng Quyền không đồng ý. Năm Gia Hoà (8)thứ ba, Gia Cát Khắc lĩnh chức Thái Thú ở Đan Dương, thảo phạt vùng Sơn Việt, lấy Biểu làm Đô Uý Tân An, cùng Khắc xem xét hình thế. Lúc trước, Biểu được ban tứ người phục dịch hai trăm nhà ở huyện Tân An thuộc Cối Kê. Biểu quan sát kiểm tra thấy đám người này đều có thể làm lính giỏi, bèn dâng sớ trần tình xin từ chối, muốn đưa họ trỏ lại quân đội, sung tất cả vào lính tinh nhuệ. Quyền ban chiếu rằng: ""Tiên Tướng Quân(9) có công với quốc gia, nay nhà nước vì thế mà đền đáp, sao khanh được chối từ."" Biểu bèn thưa rằng: ""Nay diệt quốc tắc, bao mối thù cha, cần phải lấy người làm gốc. Dùng những người hăng hái mạnh mẽ làm nô tỳ gia bộc thật phí phạm thiếu thiết thực, đó không phải là chí của Biểu vậy."" Rồi liền coi sóc bổ xung họ vào đội ngũ. Từ địa phương tin tức truyền đi, Quyền rất ngợi khen, lại ban lệnh cho các quận huyện kiểm điểm các hộ dân phiêu dạt ràng buộc lấy người để giúp ích cho địa phương. Biểu giữ chức ba năm, mở rộng việc khẩn hoang, thu nạplấy kẻ khuất phục, có quân hơn vạn người. Lại mưu sự nhanh nhẹn mẫn tiệp, gánh vác cả bên ngoài. Khi ở Bà Dương dân các huyện Ngô Cự làm loạn, đánh lấy thành quách khiến các huyện liên quan dao động, Biểu lập tức vượt qua cương giới sang đánh dẹp, nhanh chóng phá được loạn đảng cuối cùng hàng phục được. Lục Tốn phong Biểu làm Thiên Tướng Quân, tiến cử xin phong Biểu làm Đô Hương Hầu, dẫn quân lên phia bắc đóng đồn ở Chương Khanh. Biểu chết năm ba mươi tư tuổi, tài sản trong nhà dùng hết để nuôi tướng sĩ. Ngày Biểu chết vợ con ra đứng ngoài đường. Thái Tử Đăng phải xây dưng nhà cửa cho. Con Biểu là Ngao, mới mười bảy tuổi được bái làm Biệt Bộ Tư Mã, nhận quân bốn trăm người. Ngao chết, con Tu là Diên lại làm Tư Mã kế nhiệm. Em Diên là Vĩnh làm đến tướng quân, được phong Hầu. Thi Minh lúc trước cảm ơn Biểu, tự thay đổi làm việc tốt trở thành tướng giỏi, cũng lên đến địa vị tướng quân.

Chú thích:

(1) Tùng Tư: Nay là huyện Túc Tùng thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc.

(2) Ngũ Giáo: Tên một doanh quân Đông Ngô.

(3) Tam Lương: La ba anh em Yển Tử, Tương Hành, Châm Hổ. Tần Mục Công mở tiệc, lúc rượu say nói với ba anh em rằng ""sống thì cung vui, chết cùng cùng buồn"". Mục Công chết, ba anh em đều chết theo.

(4) Ngụy thϊếp, Đồ Hồi: Chính là sự tích Kết cỏ nổi tiếng.

(5) Giải Phiền: Tên một quân doanh Đông Ngô.

(6) Hoàng Long: Niên hiệu của Ngô Đại Đế Tôn Quyền, bắt đầu từ năm 229 đến 232.

(7) Vô Nan: Tên quân doanh cấm vệ Đông Ngô.

(8) Gia Hòa: Niên hiệu của Ngô Đại Đế Tôn Quyền, bát đầu từ năm 232 đến 238.

(9) Tiên Tương Quân: Chỉ Trần Võ.

ĐỔNG TẬP TRUYỆN

Đổng Tập tự Nguyên Đại người vùng Dư Diêu thuộc Cối Kê(1), mình cao tám thước, oai phong mạnh

mẽ hơn người

Hậu Hán Thư của Tạ Thừa(2) khen Tập ý chí khí tiết khẳng khái hiên ngang, oai vũ mạnh mẽ phong độ hào hùng.

Tôn Sách tới Cối Kê, Tâp ra nghênh đón tận Cao Thiên Đình. Sách thấy là người kỳ vĩ, khi đến nơi xếp đặt làm Tắc Tào(3) ở dưới trướng. Đương thời núi Âm Sơn vốn là nơi bọn giặc cướp Hoàng Long La, Chu Bột tụ tập, bè lũ có đến nghìn người. Sách tự mình ra đánh dẹp. Tập đi theo, chém được đầu La và Bột, khi về được bái làm Biệt Bộ Tư Mã, thống lĩnh hàng nghìn quân, sau chuyển làm Dương Vũ Đô Uý. Rồi Tập lại theo Sách đi đánh đất Hoàn, lại theo thảo phạt Lưu Huân ở Tầm Dương, đánh Hoàng Tổ ở Giang Hạ.

Sách hoăng. Quyền còn ít tuổi, vừa mới thống lĩnh công việc. Thái Phi(4) lấy làm lo lắng, gọi Trương Chiêu cùng bọn Tập đến gặp, hỏi Giang Đông có thể giữ yên chăng. Tập đáp rằng: ""Giang Đông có núi sông bền vững mà Thảo Nghịch Tướng Quân(5) sáng suốt, tạo ra ơn đức cho dân. Thảo Lỗ Tướng Quân(6) kế thừa cơ nghiệp, lớn nhỏ dùng mệnh lệnh để sai khiến. Có Trương Chiêu giữ vững công việc, dùng bọn Tập làm nanh làm vuốt. Địa lợi nhân hoà ấy vào buổi bây giờ nghìn vạn lần không phải lo gì."" Mọi người đều khâm phục lời Tập nói.

Bọn giặc ở Bà Dương là Bành Hổđông đến vạn người. Tập cùng Lăng Thống, Bộ Chất, Tưởng Khâm các người chia đường thảo phạt. Hương của Tập đánh luôn luôn thắng, bọn Hổ trông thấy kỳ hiệu từ xa đã lập tức bỏ chạy tan rã, trong vòng mười ngày đã bình định xong hết. Tập được làm Uy Việt Hiệu Uý rồi đổi thành Thiên Tướng Quân.

Năm Kiến An thứ mười ba, Quyền đánh Hoàng Tổ. Tổ xoay ngang mấy chiếc Mông Trùng(7) hợp lại với nhau để phòng thủ Miên Khẩu(8), lấy thừng lớn kết từ cây cọ buộc đá làm neo. Trên Mông Trùng xếp đặt nghin người cầm nỏ cứng cùng lúc bắn xuống, tên bay như mưa. Quân của Quyền không tiến lên được. Tập với Lăng Thống cùng đi tiên phong, tướng tá tuỳ tùng cảm tử mà đánh có trăm người, thân đều mặc hai lần giáp, cưỡi trên thuyền mành, đột nhập vào bên trong dẫy Mông Trùng. Tập tự dùng đao chém đứt dây neo, Mông Trùng cứ xoay ngang thế mà trôi xuôi theo dòng. Đại quân của Quyền nhân đó tiến lên. Tổ liền mở của thành mà chạy, bị quân đuổi theo chém chết. Trong bữa tiệc lớn hôm sau, Quyền nâng chén bảo Tập rằng: ""Yến hội hôm nay là để mừng công chém dây neo đó.""

Tào Công ra đánh Nhu Tu, Tập theo Quyền đến chống cự. Quyền sai Tập đốc xuất Ngũ Lâu Thuyền ở Nhu Tu Khẩu. Đang đêm bỗng có gió lớn, Ngu Lâu Thuyền nghiêng ngả, tả hữu tan tác chạy sang thuyền nhỏ, xin Tập rời Ngũ Lâu Thuyền. Tập giận nói: ""Ta nhận trách nhiệm làm tướng quân, nay gặp lúc có giặc, sao có thể là loại bỏ sự uỷ thách mà đi. Ai dám nói lời như thế nữa thì chém!"" Vì vậy không ai dám khuyên can nữa. Đêm ấy thuyền sụp. Tập chết. Quyền thay đổi trang phục đến điếu tang, lại chu cấp rất hậu cho người nhà Tập.

Chú thích:

(1) Dư Diêu: Nay là huyện Dư Diêu tính Triết Giang, Trung Quốc.

(2) Hậu Hán Thư của Tạ Thừa: Bộ này do Tạ Thừa em rể Tôn Quyền soạn, nay đã thất truyền khác với bộ do Phạm Diệp đời Lưu Tống soạn.

(3) Tặc Tào: Chức danh, phụ trách việc đánh bắt trộm cướp trong quân huyện.

(4) Thái Phi: Vợ Tôn Kiên.

(5) Thảo Nghịch Tướng Quân: Chỉ Tôn Sách.

(6) Thảo Lỗ Tướng Quân: Chỉ Tôn Quyền, đây là danh hiệu chính thức được triều đình phong của hai anh em Sách và Quyền.

(7) Mông Trùng: Chiến thuyền di chuyển rất nhanh, thân bọc da trâu, trên đặt nỏ lớn tiện dụng cả tấn công và phòng thủ, rất được ưa chuộng trong thuỷ chiến ở khu vức trường Giang giai đoạn Tam Quốc.

(8) Miện Khẩu: Cũng là Hạ Khẩu, Hán Khẩu, Lỗ Khẩu là nơi Hán Thuỷ chảy vào Trường Giang.

ĐINH PHỤNG TRUYỆN

Đinh Phụng tự Thừa Uyên, người ở An Phong(1) thuộc quận Lư Giang. Lúc thiếu niên nhờ gan dạ mạnh khoẻ mà thành tiểu tướng, làm thuộc hạ của Cam Ninh, Lục Tốn, Phan Chương các người. Mấy lần theo họ đi đánh trận, thường chiến đấu trong quân ngũ, từng chém tướng đoạt cờ thân mang vết thương. Tôn Lượng lên nối ngôi, Phụng được làm Quan Quân Tướng Quân, tước phong Đô Đình Hầu.