Tam Quốc Chí

Chương 62

Bình nói: Tào Công nhân lúc làm Thừa tướng của nhà Hán, kẹp Thiên tử để quét sạch bọn hào kiệt, vừa dẹp yên đất Kinh, diễu oai đến miền đông, bấy giờ người bàn chẳng ai không nao núng. Riêng có Chu Du, Lỗ Túc bày kế hay, làm gương cho mọi người, thật là có tài lạ. Lữ Mông dũng cảm lại có mưu lược, biết kế dùng quân, lừa Hách Phổ, bắt Quan Vũ, rất là giỏi vậy. Lúc trước dẫu bị khinh thường mà gϊếŧ bừa, nhưng cuối cùng thành công, có phong thái của kẻ sĩ, há chỉ là tướng võ mà thôi chăng! Lời bàn của Tôn Quyền đúng đắn vừa phải, cho nên chép vào đây.

Chú thích:

(1) Ấp Tử: người được phong ấp, ban tước Tử.

(2) Lăng Công Tích: tức Lăng Thống tự Công Tích.

(3) Đông tây dẫu là một nhà: ý nói Lưu Bị chiếm Kinh Châu ở phía tây, trên danh nghĩa là cùng một nhà với Tôn Quyền chiếm đất Ngô ở phía đông.

(4) Tam sử: tức ba bộ sử là Sử kí của Tư Mã Thiên, Tiền Hán thư của Ban Cố và Hậu Hán thư của Tạ Thừa, viết sử từ thời kì Đông Hán, Tây Hán trở về trước.

(5) Kẻ sĩ sau ba ngày lại trố mắt mà nhìn: ý nói kẻ sĩ đọc sách, tăng thêm hiểu biết từng ngày, ba ngày sau mới gặp phải trố mắt mà nhìn kinh ngạc.

(6) Nhưỡng Hầu: tức Ngụy Nhiễm, đại thần của nước Tần thời Chiến quốc, có công nên được phong ở đất Nhưỡng, gọi là Nhưỡng Hầu.

(7) Chim ngạc: một loài chim săn mồi ăn thịt, móng nhọn, mỏ sắc.

(8) Tử Thái: tức Hách Phổ tự Tử Thái.

(9) Cá trong vết chân trâu: trâu đi qua để lại vết lõm, nước đọng vào, ý nói cá ở trong vét lõm ấy như trong chậu, tình thế rất nguy hiểm.

(10) Chinh lỗ Tướng quân: tức Tôn Giao, được bái Chinh lỗ Tướng quân.

(11) Kì Hề: Kì Hề là họ hàng của vua nước Tấn thời Xuân thu. Làm quan qua bốn đời vua của nước Tấn. Tấn Trác Công hỏi ai nên thay chức Trung quân úy, có người tên Giải Hồ là kẻ thù đã gϊếŧ cha của Kì Hề, không vì thù riêng, bèn tiến cử cho Trác Công, hỏi vì sao, Kì Hề nói: "Vua đã hỏi, thì không hỏi kẻ thù của thần vậy".

(12) Tử Bố, Văn Biểu: tức Trương Chiêu tự Tử Bố và Tần Tùng tự Văn Biểu, đều là bầy tôi chức cao của Tôn Quyền.

(13) Trương, Tô: tức Trương Nghi và Tô Tần thời Chiến quốc.

(14) Đặng Vũ: danh tướng thời Đông Hán, giúp Quang Vũ Đế nhà Hán dẹp loạn cát cứ.

NGÔ THƯ QUYỂN 10 - Trình Hoàng Hàn Tưởng Chu Trần Đổng Cam Lăng Từ Phan Đinh truyện

Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Đương, Tưởng Khâm, Chu Thái, Trần Vũ, Đổng Tập, Cam Ninh, Lăng Thống, Từ Thịnh, Phan Chương, Đinh Phụng

CHU THÁI TRUYỆN

Chu Thái tự Âú Bình, người vùng Hạ Thái(1) thuộc Cửu Giang. Thái cùng Tưởng Khâm theo làm tả hữu cho Tôn Sách, hành sự nghiêm trang cẩn thận, mấy lần lập được chiến công. Quyền thích cách làm việc của Thái, xin Sách cho Thái theo mình. Sách đi thảo phạt sơn tặc ở Lục huyện. Quyền ở lại Tuyên Thành, dùng giáp sĩ để phòng thủ, binh lực không đến nghìn người, trong lòng vẫn có ý lơ là chểnh mảng, không sửa soạn bảo vệ chỗ ở, mà sơn tặc đột nhiên kéo đến mấy nghìn tên xông vào. Quyền vừa mới lên ngựa thì đao sắc của giặc đã kề sát hai bên phải trái, có nhát chém trúng yên ngựa. Tả hữu

xung quanh chẳng có ai tự trấn tĩnh được, riêng mình Thái gắng sức đánh tới, liều thân bảo vệ cho Quyền, dũng khí vượt bậc. Mọi người noi theo Thái đều có thể cự địch. Sau khi sau khi sơn tặc phân tán rã đám, Thái bị mười hai vết thương, rất lâu sau mới bình phục. Hôm ấy không có Thái, Quyền sẽ gặp hiểm nguy. Sách cảm ơn ấy, bổ dụng Thái làm Trưởng ở Xuân Cốc. Sau Thái lại theo đi đánh đất Hoàn(2), Khi Sách chinh phạt Giang Hạ về qua Dự Chương lại bổ dụng Thại làm Trưởng ở Nghi Xuân. Bổ nhiệm Thái ở đâu đều cho thu thuế ăn lộc ở đó.

Thái theo đi đánh Hoàng Tổ lập được chiến công. Sau lại cùng Chu Du, Trình Phổ chống cự Tào Công(3) ở Xích Bích, đánh Tào Nhân ở Nam Quận. Kinh Châu được bình định, Thai dẫn quân đóng đồn ở đất Sầm. Tào Công tấn công Nhu Tu(4), Thái lại đến ứng chiến, Tào Công rút lui, Thái được phong Bình Lỗ Tướng Quân. Lúc ấy bọn Chu Nhiên, Từ Thịnh đều ở dưới quyền Thái mà đều không phục. Quyền đặc biệt ra tra xét đến tận luỹ Nhu Tu, nhân đó hội họp các tướng mở hiệc lớn vui say. Quyền tự cầm chến rượu đến trước mặt Thái, lệnh cho Thái cởϊ áσ. Tay Quyền chỉ vào từng vết thương trên người Thái, miệng hỏi vì sao nên nỗi. Thái liền nhớ lại việc chiến đấu xưa kia đáp lời. Xong, Quyền bảo Thái mặc lại áo, vui vẻ dự yến đến hết đêm. Hôm sau, Quyền sai sứ ban cho Thái chiếc lọng của mình.

Giang Biểu truyện(5) chép: Quyền cầm tay Thái, nước mắt chảy thành dòng, thân thiết nói: ""Ấu Bình, khanh vì anh em Cô chiến đấu như hổ dữ, chẳng tiếc gì thân thể tính mạng, bị thươg hơn mười chỗ, da như bị chạm khắc vào. Cô cũng lòng nào mà không đối đãi với khanh như ruột thịt, uỷ thác đại quyền binh mã cho khanh! Khanh là công thần của ta. Ta với khanh cùng chung vinh nhục, chia sẻ vui buồn. Ấu Bình, khanh vốn tính cách hào sảng, chớ tự coi mình là hàn môn mà rụt rè ngần ngại nhé."" Liền lấy cái khăn xanh bịt đầu thường dùng và cái lọng ban cho. Tiệc tan, Quyền ngồi lại, sai Thái dẫn binh mã lên đường, đánh trống thổi tù và gẩy đàn mà xuất quân.

Vì thế bọn Thịnh đều chịu phục.

Sau Quyền đánh bại Quan Vũ, muốn tiến vào chiếm lấy Thục, dùng Thái làm Hán Trung Thái Thú, phong Phấn Uy Tướng Quân, tước Lăng Dương Hầu. Thái chết trong những năm Hoàng Vũ(6)

Con Thái là Thiệu làm Kỵ Đô Uý thống lĩnh quân binh, khi Tào Nhân đánh Nhu Tu chiến đấu lập được công tích, lại tham gia phá Tào Hưu, được phong Bì Tướng Quân, chết năm Hoàng Long(7) thứ hai. Em là Thừa thống lĩnh quân binh kế thừa tước hầu.

Chú thích:

(1) Hạ Thái: Nay là huyện Phượng Thái tỉnh An Huy, Trung Quốc.

(2) Hoàn; Nay là phía bắc huyện Tiềm Sơn tỉnh An Huy, Trung Quốc.

(3) Tào Công: Chỉ Tào Tháo.

(4) Nhu Tu: Nay là phía bắc huyện Vô vi tỉnh An Huy Trung Quốc.

(5) Giang Biểu Truyện: Do Ngu Phổ đời Đông Tấn soạn, đề cao nhân vật Đông Ngô, hạ thấp nhân vật hai phe Ngụy và Thục.

(6) Hoàng Vũ: Niên hiệu của Tôn Quyền từ 222 đến 229.

(7) Hoàng Long: Niên hiệu của Tôn Quyền từ 229 đên 232.

TRẦN VÕ TRUYỆN

Trần Võ tự Tử Liệt, người ở Tùng Tư thuộc Lư Giang(1). Khi Tôn Sách ở Thọ Xuân, Võ đến bái yết, lúc bấy giờ mới mười tám tuổi, người cao bẩy thước bẩy tấc. Võ nhân đó theo Sách vượt sông đi đánh dẹp lập được công lao, được Sách bái làm Biệt Bộ Tư Mã. Sách đánh bại Lưu Huân thu được phần lớn dân Lư Giang, thấy họ là những người mạnh mẽ giỏi giang bèn giao cho Võ thống suất. Âý là việc từ trước chưa từng có tiền lệ. Đến khi Quyền lên thống lính công việc, chuyển Võ sang coi sóc quân Ngũ Giáo(2). Võ nhân hậu thích giúp người, đồng hương hay khách viên phương nhiều kẻ đén nương tựa dựa dẫm vào Võ. Quyền lại càng đặc biệt thân thiết yêu quý, mấy lần đến ban thường cho.Võ nhiều phen lập nên chiến công, được thăng lên làm Thiên Tướng Quân. Năm Kiến An thứ hai mươi, theo đi đánh trận ở Hợp Phì, gắng sức nghe lệnh chiến đấu mà chết trận. Quyền xót thương thân đến dự tang lễ.

Giang Biểu truyện chép: Quyền ra lệnh bắt ái thϊếp của Võ tuẫn táng, lại chôn theo cả gia khách hai trăm người.

Tôn Thịnh nói: Xưa Tam Lương chết theo Mục Công(3), quân Tần vì thế mà không ra trận nổi. Nguỵ Thϊếp đã được phóng thích, Đỗ Hồi vì vậy phải ngã nhào(4). Chuyện hoạ phúc như vậy đã hiệu nghiệm rõ ràng. Quyền dở mưu dùng kế, bắt người sống đi theo người chết, gấp gáp cầu phúc trền đời, chẳng phải là không nên sao!

Con trai Võ là Tu, có phong thái của Võ, khi mười chin tuổi được Quyền triệu kiến bái yết ban lời khích lệ, phong làm Biệt Bộ Tư Mã, giao cho quân binh năm trăm người. Bấy giờ tân binh các nơi phần nhiều có việc bỏ trốn, nhưng Tu phủ dụ vỗ về rất đúng cách, không bị mất một người nào. Quyền lấy làm lạ, phong làm Hiệu Uý, sau khi truy phong xem xét công thần, phong Tu làm Đô Đình Hầu, giữ chức Giải Phiền Đốc(5). Năm Hoàng Long (6)nguyên niên thì chết.

Em trai Tu là Biểu tự Văn Aó, con thứ của Võ. Biểu từ nhỏ đã nổi danh, cùng bọn Gia Cát Khắc, Cố Đàm, Trương Hưu đều theo phụng thị Thái Tử, kết bạn thân thiết bên nhau. Có quan Thượng Thư là Kỵ Diễm cũng quý mến Biểu. Sau Diễm mắc tội, người đương thời đều nghĩ cách tự che đậy cho mình, tin cậy càng nồng hậu lời lẽ càng khắc bạc. Riêng có Biểu không cư xử như vậy, kẻ sĩ vì thế mà coi trọng Biểu. Biểu được dời làm Thái Tử Trung Thứ Tử, lĩnh chức Dực Chánh Đô Uý.