“Hạ ơi, xuống đây đi con.”
“Có chuyện gì thế mẹ.”
Tôi từ trên tầng đi xuống, tò mò nhìn vẻ mặt nghiêm nghị của hai vị phụ huynh, dạo này tôi có báo gì đâu nhỉ.
“Ông ngoại phải lên viện Hà Nội nằm rồi con ạ, sau khi các thủ tục hoàn tất, nhà mình sẽ chuyển lên đấy để tiện chăm sóc ông.”
“Ơ ông bị gì ạ? Hôm qua ông còn gọi điện nói chuyện bình thường với con mà.”
“Ông bị ngã cầu thang con ạ, giờ ông đang nằm viện.”
Sóng mũi tôi bắt đầu cay xè, cổ họng đau đến nghẹn cứng lại. Ông ngoại là người tôi rất kính trọng, tôi rất yêu ông. Ngày trước khi còn sống với ông bà, vì tính giận dỗi của trẻ con, tôi lao ra ngoài đường, không may sao lúc đấy có xe lao tới, là ông đã cứu tôi, tôi còn nợ ông rất nhiều. Mà cũng vì thế mà một chân ông bị què, đi lại khó khăn. Từ đấy tôi rất tự trách, quyết đi theo bố mẹ để không làm liên lụy đến ông bà nữa.
.
Chỉ còn 1 tuần nữa tôi sẽ tham gia kì thi quan trọng nhất trong năm cấp 2 này, thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Tôi thuộc đội tuyển văn, cái môn bay bổng mà tôi thì lại thích nằm ở mặt đất hơn.
Trong thời gian này tôi phải tập trung cao độ, Khanh nó cũng ở nhà ôn lý, hóa, sinh. Nói thật tôi nể mấy đứa học được mấy môn tự nhiên vaiz, khó hiểu còn hơn đám con gái chúng tôi.
Hân khi biết tôi sắp phải chuyển đi cũng không khỏi bất ngờ, đưa mắt nhìn tôi rất lâu:
“Vãi, mày chuyển đến Hà Nội á, thế có chuyển trường luôn không?”
“Chắc là có, tao cũng không thể hằng ngày chạy xe từ Hà Nội đến đây được mà.”
.
Dì Dương mời nhà tôi sang dùng bữa, cũng là để chia tay luôn. Suốt bữa ăn, Khanh nó không nhìn tôi lấy một cái, chỉ tập trung ăn, mặt xị đen kịt cứ như ai cướp mất gì đó của nó ấy.
Tôi cũng không muốn quan tâm, chỉ là cảm giác bất an cứ râm ran hết người.
“Sao mày sắp chuyển đi mà không nói gì với tao”
Tôi trợn mắt, thằng oắt này đang tra hỏi tôi đấy à, thế đe’o nào chân tay tôi lại run run, chột dạ không dám nhìn vào nó. Không phải tôi không muốn nói cho nó, chỉ là tôi và nó có gì đâu, đây lại là chuyện gia đình tôi, cũng không đến lượt nó phải biết mà. Tôi chỉ để tập đề văn trên bàn nó rồi xách cẳng chạy bứt tốc sang phòng mình, áy náy kiểu gì gì ấy.
.
Ngày này cũng tới, tôi dọn dẹp hành lý, để vào cốp xe, quay lại thấy dì Dương vẫn đứng đấy vẫy chào gia đình tôi.
“Hạ lên Hà Nội nhớ giữ sức khỏe nhé, dì cho này, còn cái này của thằng Khanh.”
Quà của dì Dương là một cái khăn quàng cổ bằng len, màu xanh bơ rất xinh. Còn của thằng Khanh, là…tất? Màu hồng heo peppa?
Sau 3 giờ đi xe, chúng tôi cũng đến nơi. Nhà mới của gia đình tôi là một ngôi nhà hai tầng, bố cục bên trong gần giống như ngôi nhà cũ, có thể đó là lý do bố mẹ tôi chọn ngôi nhà này.
.Phải đợi ở nhà 2 ngày tôi mới được phép đi thăm ông.
Ngồi xe 30 phút chúng tôi đến bệnh viện, mất thêm 15 phút mới đến được phòng bệnh của ông.
“Bà ngoại!”
“Hạ đấy à, lại đây ăn táo này cháu.”
Tôi chạy đến ngồi cạnh bà, mắt lại rơm rớm nhìn người nằm trên giường. 7 năm, ông đã gầy đi rất nhiều, đầu quấn băng trắng, tay cắm ống truyền. Bố mẹ tôi ở đấy nói chuyện với bà ngoại rất lâu. Tôi chỉ lẳng lặng ngồi nhìn ông, chẳng thể hiểu nổi ông lên tầng 2 làm gì, chỉ việc đi lại trong nhà thôi cũng khiến ông rất nặng nhọc rồi.
.
Thế rồi, cũng vào ngày hôm ấy, ông trút hơi thở cuối cùng do đột ngột xuất huyết não. Tôi đứng lặng trước cửa phòng bệnh, tay cầm chặt chai nước suối mới mua, tim tôi đập mạnh đến mức đau tức l*иg ngực. Ông vẫn nằm đó, mảnh vải trắng mỏng phủ khắp người ông. Nước mắt nước mũi cứ như hỏng van, trào ra điên cuồng. Cũng chẳng nhớ rõ tôi đã ngồi bao lâu ở ngoài, đầu óc cứ ong ong, tai tôi như mù tịt lại, chóng mặt đến buồn nôn. Tôi đã nghĩ ông sẽ đợi tôi, chí ít là thêm vài ngày nữa thôi, để tôi nhận báo giải, vậy mà, hóa ra chỉ một cái chớp mắt chậm trễ cũng đủ để thành vĩnh viễn.
Dù thủ tục nhập học đã hoàn tất, nhưng tôi được phép nghỉ ở nhà 1 tuần để an táng cho ông.Thật ra còn một lý do nữa khiến gia đình tôi chuyển đến Hà Nội này sinh sống. Nhà ngoại tôi quê gốc Hà Nội, nhà nội tôi quê Thanh Hóa. Bố mẹ tôi gặp nhau khi bố tôi mở một lớp dạy nhảy ở Hà Nội, mẹ tôi dân chuyên Lý khô khan đã yêu bố ngay từ lần gặp đầu (tôi nghe mẹ kể thế). Ông ngoại tôi có định kiến với người Thanh Hóa nhưng chuyện hôn nhân của mẹ tôi vẫn được ông chấp thuận. Song, ông lại không muốn tôi sống ở Thanh Hóa, càng không muốn tôi giống mẹ, khăng khăng bắt bố mẹ đưa tôi đến sống ở Hà Nội. Nhiều lần rồi, mà bố mẹ tôi không đồng ý, là mẹ tôi phản đối nhiều hơn, nhưng lần này ông bệnh tật mẹ đành chấp thuận theo tâm nguyện của ông.
*
Đến ngày đi học, trường tôi chỉ là một trường cấp hai bình thường. Trường mới, giáo viên mới, bạn mới, tôi làm quen nhanh chóng, cứ thế yên vị cho đến hết năm…