Mẹ Ruột Trọng Sinh: Mẹ Mang Con Trai Con Gái Pháo Hôi Ngược Gió Lật Bàn

Chương 3: “Mình phản lão hoàn đồng rồi ha ha ha!”

Sắc trời dần tối.

Thư Thư ngồi xổm ở đầu đường An Thành vừa quen quộc vừa xa lạ sau mười năm.

Ngồi xổm ba giờ.

Cô vẫn không thể chấp nhận sự thật, con trai vừa ngoan vừa đáng yêu nói chuyện bi bô còn dính người của mình thế mà sau khi lớn lên đã biến thành một smart phản nghịch.

Quan trọng nhất là sói con mắt trắng này vậy mà không nhận ra cô.

Cô đã nói cho cậu biết cô là mẹ của cậu rồi mà.

Lúc này, xung quanh có đủ loại người bán hàng nhỏ dựng quầy hàng.

“Đi ra chỗ khác đi, cô ngồi ở gian hàng của tôi.”

Một bà già đẩy chiếc xe đẩy nhỏ xuất hiện sau lưng Thư Thư.

“Xin lỗi.”

Thư Thư vội vàng đứng dậy, tránh ra, đổi chỗ tiếp tục ngồi xổm, tiếp tục hoài nghi nhân sinh.

Bà lão bán ít đồ trang trí thủ công, bà vừa bày sạp bán hàng vừa chú ý Thư Thư, thuận miệng hỏi: “Bé gái đang học cấp ba à, giờ này, không học tối ở trường à?”

“Cô ơi, cháu không phải học sinh.” Có rất nhiều người nói nhìn Thư Thư trẻ hơn tuổi, cô giải thích: “Con trai cháu năm nay đã 4 tuổi rồi...”

Cô dừng lại, đổi lời: “Đã mười bảy tuổi.”

Bà lão nhìn Thư Thư như nhìn người bị bệnh tâm thần.

Thư Thư: “Sao thế ạ?”

Bà đưa một cái gương nhỏ sang, nói với giọng thấu hiểu: “Cháu gái à, vì trốn học, nói xạo cũng vừa vừa phai phải thôi.”

Gì.

Thư Thư nghi ngờ nhận tấm gương, cúi đầu nhìn lại.

Sau đó cả người ngây dại.

Người trong kính, dáng vẻ thiếu nữ, môi hồng răng trắng, nét mặt tươi tắn, cặp mắt đào hoa đong đưa.

Đúng là thân xác của cô rồi.

Nhưng bộ dáng thế này... Nhiều lắm thì cô mới mười tám tuổi thôi.

Không phải hơn 20, cũng không phải hơn 30.

Mà là... mười tám tuổi!

Bà lão bày quán nghe thấy thiếu nữ nâng tấm gương ngửa mặt lên trời cười to.

“Mình phản lão hoàn đồng rồi ha ha ha!”

Mới vui vẻ được ba giây thì Thư Thư dừng lại.

Cô biết con trai vì sao không nhận cô rồi.

Mười tám tuổi làm thế nào có con trai mười bảy tuổi được.

Con trai tám phần xem cô là kẻ lừa đảo!

Thư Thư đầu tiên là muốn tìm con trai nói rõ ràng.

Nhưng đã qua mười mấy năm, đường xá An Thành biến hóa quá lớn, cô không biết đi nơi nào tìm.

Gọi điện thoại?

Thư Thư sờ hai túi quần, không tìm được điện thoại, mà cho dù có điện thoại, cô cũng không có số điện thoại của con trai.

Lúc này mùi thơm của quầy ăn vặt bên cạnh bay qua.

Bụng Thư Thư theo đó kêu rột rột.

Còn chưa ăn cơm chiều đâu.

Cô lại lục túi quần lần nữa, thật đấy à, ngay cả tiền cũng không có.

Ông trời có ý gì đây?

Để cho cô trùng sinh lại mặc kệ cho cô tự sinh tự diệt?

Vậy không được, lần này cô muốn, mệnh của cô là do cô chứ không do trời!

Thư Thư chú ý tới bà lão bày sạp đang dùng len màu đan đồ trang trí thủ công.

Đúng lúc, cô cũng biết chút thủ công, bèn tiến lên thương lượng với bà, có thể cho cô làm chung hay không, một món đồ trang trí cho một khối tiền phí làm công.

“Không cần, quán này của bà mua bán nhỏ, khách hàng không nhiều, một mình bà có thể làm được.”

Bà lão trực tiếp cự tuyệt.

Nhưng Thư Thư vẫn không từ bỏ: “Thế bà xem như này được không, cháu làm hai cái miễn phí cho bà xem trước, nếu bán được, bắt đầu từ cái thứ ba bà mới cho cháu một khối tiền công.”

Bà lão nhìn đôi tay như ngọc của Thư Thư, chắc chắn là cô được nuông chiều từ bé, tỏ ra hoài nghi: “Cháu biết làm thật không?”

“Biết ạ.”

Thư Thư cầm sợi len cùng kim móc, động tác nhanh thoăn thoắt, chỉ chốc lát sau trong tay có thêm một con cá mập nhỏ màu xanh trắng.

Cô thấy trong hộp của bà cụ còn có ngọn đèn nhỏ DIY, bật ra ý tưởng, cầm nó nhét vào trong con cá mập, móc vòng nhỏ màu bạc lên.

Làm xong một cái móc chìa khóa phát sáng!

“Úi chà, cháu biết làm thật này.”

Bà lão ngạc nhiên nói, vừa nói ra, cái móc chìa khóa đã hấp dẫn một chị gái đi ngang qua.

“Đẹp quá, cái này bao nhiêu tiền?”

Bà thấy cô gái này thích thật thì con ngươi đảo một vòng, báo giá cao hơn mọi khi ba khối: “Tám khối thì bán.”

Cô gái sảng khoái quét mã, bạn đi cùng được đề cử đến vội hỏi còn có kiểu giống như thế hay không.

Lúc này, bà lão đáp ứng đề nghị của Thư Thư.

Cuối cùng Thư Thư nhận được năm khối tiền công, cô cầm tiền chuẩn bị đi mua một cái bánh lọc bột nhét đầy dạ dày.

Nhưng bị bà lão ngăn lại: “Cháu gái, thương lượng đã nào, chỗ này của bà có bánh nếp lá ngải làm từ chiều, tặng cho cháu ăn, cháu dạy bà làm mấy thứ vừa nãy, được không?”

Thư Thư sảng khoái đồng ý.

...