Nhưng nghĩ kỹ lại, có vẻ đúng là như vậy thật.
Với trạng thái tinh thần của những người trẻ tuổi bây giờ, dường như có làm chuyện gì điên rồ cũng không còn là điều hiếm thấy.
Còn về những câu viết trên giấy nháp "Tôi không muốn chết"... kia
Với học sinh cấp ba, những người thường treo từ đó trên miệng, họ hay nói "Thi tệ rồi, chết chắc luôn," thì nghe có vẻ hơi gượng ép nhưng vẫn có thể chấp nhận được.
Kỳ Diệu vỗ ngực, chậm rãi thở phào nhẹ nhõm.
Cô xiên một miếng táo từ đĩa, vừa ăn vừa hỏi:
"Vậy giấy nháp đó có thể lấy lại được không? Em thật sự cảm thấy nó có liên quan rất lớn đến vụ án của Hoa Thiêm Cẩm."
Thậm chí có thể nói... đó là lời trăn trối cuối cùng của cô gái đã mất.
Vân Diễm Huy lắc đầu: "Chuyện này không dễ đâu, giấy nháp của thí sinh thi đại học đều phải thu lại và niêm phong."
Thật ra, Kỳ Diệu cũng đã đoán được điều này.
Quy định của kỳ thi đại học là cấm mang giấy nháp ra khỏi phòng thi.
Điều này không chỉ để tránh việc rò rỉ thông tin trước thời hạn, mà còn để giáo viên khi chấm bài, nếu phát hiện hai bài thi giống nhau một cách đáng ngờ, có thể đối chiếu giấy nháp để xác định xem có hành vi gian lận, sao chép hay không.
Tất cả bài thi, phiếu trả lời, giấy nháp của các bọn họ đều được thu lại, gửi đến viện khảo thí và phải lưu trữ ở đó trong vòng sáu tháng.
"Nhưng mà..."
Vân Diễm Huy nói: "Đội trưởng Lưu đã làm đúng quy trình xin phê duyệt để kiểm tra, sau đó chụp lại một bức ảnh."
Cô ấy lấy điện thoại ra, lật tìm rồi đưa cho Kỳ Diệu xem: "Em xem, có phải cái này không?"
Kỳ Diệu đưa đầu lại gần.
Khi những dòng chữ ấy một lần nữa hiện lên trước mắt, trong khoảnh khắc đó đầu óc cô như "ong" lên một tiếng.
Nét chữ của Hoa Thiêm Cẩm trong những giây phút cuối cùng có thể nói là méo mó và kỳ lạ.
Ngoại trừ mấy chữ "Tôi không muốn chết" và "Thật sự xin lỗi", nửa chữ cuối dang dở cũng cũng tràn đầy nghi vấn.
Chữ có bộ "nữ" rất nhiều, trong lúc nhất thời cũng khó mà xác định cô ấy muốn viết gì.
Liệu có phải cô ấy định bắt đầu một câu mới, viết đại từ nhân xưng "cô ấy"?
Hay là tên của hung thủ gϊếŧ cô ấy?
Và chữ "B" cực kỳ vội vàng.
Là lựa chọn cô ấy viết xuống, hoặc là......
Không đúng!
Kỳ Diệu nhíu mày, sững người, đặt miếng táo trên tay xuống..
Sau một giây, cô vội vàng nói: "Cảnh sát Tiểu Vân, Hoa Thiêm Cẩm thi những môn gì? Có địa lý không?"
Vân Diễm Huy bị cô hỏi đến mức sửng sốt vài giây, cẩn thận nhớ lại một chút.
Kỳ thi đại học bây giờ khác với thời cô ấy học cấp ba, trước đây chỉ chia ban khoa học tự nhiên và xã hội, nhưng từ năm 2017, thành phố A đã áp dụng mô hình thi đại học mới 3+3.
Ngoài ba môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh, thí sinh phải chọn thêm ba môn nữa.
Hình như Hoa Thiêm Cẩm đã chọn vật lý, hóa học, còn có buổi sáng ngày thứ tư phải thi... lịch sử.
"Không có Địa lý, em ấy không chọn môn này."
Kỳ Diệu nghe vậy, chân mày càng nhíu chặt hơn, ngón tay bị siết chặt đến mức trắng bệch ra
Học sinh chọn môn thi mới phải quyết định từ kỳ hai năm lớp 10 nhưng thường thì ngay từ học kỳ một, bọn họ đã xác định hướng đi và tập trung học một số môn trọng điểm.
Nếu Hoa Thiêm Cẩm đã chọn Lịch sử, thì sao cô ấy có thể làm được câu hỏi về Địa lý kia được chứ?
Câu hỏi đó liên quan đến thiên văn địa lý, xoay quanh chuyển động quay và quỹ đạo, đường phân chia ngày và đêm, vĩ độ, kinh độ, cũng như cách tính thời gian và múi giờ, không phải kiểu địa lý nhân văn có thể giải quyết bằng kiến thức thông thường.
Ngay cả khi Hoa Thiêm Cẩm chưa quên kiến thức Địa lý học từ lớp 10 thì với khối lượng tính toán của câu hỏi này, cô ấy không thể nào đủ sức lực để làm ra trong những giây phút cuối cùng trước khi chết đuối.
Ký tự "B" trên giấy nháp đó, chắc chắn không phải là đáp án của một câu hỏi Địa lý!
Bây giờ cô mới nhận ra có điều gì đó không ổn.
Kỳ Diệu tự trách mình, đấm nhẹ vào giường, rồi nhanh chóng kể hết suy nghĩ của mình cho cảnh sát Tiểu Vân.
Vân Diễm Huy nghe phân tích của cô, sắc mặt cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
“Được, cám ơn Diệu Diệu.”
Cô ấy gật đầu: "Em yên tâm, ngày mai họp đội chị sẽ nói hết những điều này với đội trưởng Lưu và Tiểu Đàm."