Nếu hắn không đoán sai, hẳn "Sở thế tử" mà tiểu tư nhắc đến chính là vị thế tử của Ấp quận vương phủ.
Bởi trong kinh thành, tuy có không ít thế tử của các tông thất quận vương, nhưng Ấp quận vương là người có quan hệ huyết thống gần nhất với đương kim hoàng đế. Vì vậy, để nịnh bợ và lấy lòng thì mọi người đều trực tiếp gọi gã là "Sở thế tử".
Tạ Văn Ngạn lại có ấn tượng khá sâu đối với vị Sở thế tử này.
Nguyên nhân là vì, nhạc phụ của người này – kiếp trước chính là nội gián giúp hắn diệt Sở quốc.
Mà lý do khiến vị nhạc phụ ấy chấp nhận thông đồng với địch, phản bội triều đình, suy cho cùng là vì bị ép buộc.
Bởi vì Ấp quận vương phủ quả thực chẳng ra gì.
Ấp quận vương là một tên lão già ăn chơi trác táng; quận vương phi thì lại là một vị chủ mẫu chua ngoa, cay nghiệt, có ham muốn kiểm soát cực kỳ mạnh mẽ.
Còn Sở thế tử, nói một cách dễ nghe là phong lưu hào hoa, nhưng nói khó nghe thì chính là kẻ lăng nhăng vô độ.
Bên ngoài thì tỏ vẻ sau viện chẳng có lấy một thϊếp thất, nhưng thực chất lại có vô số thông phòng nha hoàn và tiểu đồng thị hầu.
Thậm chí, bên ngoài còn nuôi một "ngoại thất chân ái" xuất thân từ thanh lâu, người đã sinh cho gã cả trưởng tử và trưởng nữ…
Tất nhiên.
Những chuyện phong lưu như vậy đều bị quận vương phi giấu kín như bưng. Dù sao bà ta cũng muốn tìm một thê tử môn đăng hộ đối, có thế lực từ nhà mẹ đẻ, để giúp nhi tử của mình ổn định lại thế lực ngày một sa sút của vương phủ.
Nhưng đáng tiếc, làm nương thì có lòng, còn nhi tử lại chẳng hợp tác, Sở thế tử một lòng muốn cưới chân ái làm chính thất.
Nhưng chân ái kia của thế tử xuất thân thanh lâu, làm sao có thể trở thành quận vương phi!
Tuy vậy.
Cuối cùng phụ mẫu cũng không thắng nổi ý muốn của con cái. Sau một hồi cãi cọ, cuối cùng họ quyết định chọn một nữ nhi của tiểu quan gia thế không cao làm chính thất, còn chân ái thì phong làm trắc phi.
Như vậy đúng là có phần bất công, nhưng nếu sau khi cưới nữ nhi của tiểu quan vào cửa mà vẫn giữ đúng thể diện của một chính thất cho người ta, thì người ta cũng có thể nhẫn nhịn. Dù sao, vị trí quận vương phi cũng là một danh phận rất nặng ký.
Thế nhưng, hai mẫu tử nhà này lại không biết làm người!
Sau khi nữ nhi của tiểu quan vào cửa, không chỉ bị Sở thế tử lạnh nhạt, mà còn phải chịu đựng sự chèn ép và kɧıêυ ҡɧí©ɧ từ trắc phi chân ái.
Quận vương phi lại cho rằng con dâu mình vô dụng, không giữ được trái tim của nhi tử, nên luôn giữ quyền quản lý gia sản trong tay, thậm chí ngày ngày còn đặt ra đủ loại quy củ, hành hạ người ta.
Đến mức sau cùng, ngay cả đám hạ nhân trong phủ cũng dám ức hϊếp vị thế tử phi được cưới hỏi đàng hoàng này.
Nữ nhi của tiểu quan thực sự không thể chịu nổi sự hành hạ như vậy nên đã bỏ trốn khỏi Ấp quận vương phủ và đến gõ Đăng Văn Cổ.
Giữa tiếng khóc lóc thảm thương, nàng kể hết nỗi oan khuất của mình cho đám bách tính vây quanh, rồi lao đầu tự vẫn ngay trước cổng hoàng cung!
Sự việc này gây chấn động không nhỏ.
Sau đó, tất nhiên Ấp quận vương phủ bị giáng chức và trừng phạt, nhưng vì là hoàng thân quốc thích, lại chỉ là chuyện “nhỏ” như hành hạ con dâu, nên dù bị hạ tước vị thì họ vẫn tiếp tục được hưởng thụ vinh hoa phú quý.
Hiển nhiên phụ mẫu của nữ nhi nhà tiểu quan không cam lòng!
Bởi vì nàng là nữ nhi duy nhất của họ, nên khi xưa, họ đồng ý gả con cho quận vương phủ cũng là vì nghĩ rằng nữ nhi của mình không có huynh đệ tỷ muội ruột thịt giúp đỡ, sau này, khi hai phu thê họ qua đời thì nữ nhi sẽ dễ bị tộc nhân bắt nạt, ăn chặn tài sản.
Dẫu biết quận vương phủ hạ giá cầu hôn có ẩn tình, nhưng với danh tiếng của một gia tộc cao môn đại hộ, họ nghĩ rằng dù nữ nhi có chịu thiệt thòi thì cũng vẫn có thể giữ được thể diện vương phi, sống nửa đời sau không phải lo nghĩ.
Nhưng ai ngờ được, Ấp quận vương phủ lại không biết làm người, đến mức ép nữ nhi của họ đến chết!
Hai phu thê đầy hận ý trong lòng, nhưng vì biết gia cảnh yếu thế nên đành nuốt nhục nhẫn nhịn, ẩn nhẫn chờ đợi thời cơ báo thù.
Có lẽ chính hận ý trong lòng đã giúp vị tiểu quan này sống rất thọ.
Dù đã bảy mươi tuổi nhưng ông vẫn còn giữ chức quan, thậm chí nhờ kiên trì chịu đựng và tích lũy kinh nghiệm, cuối cùng được điều về kinh thành và giữ một vị trí không nhỏ, lại nắm trong tay không ít cơ mật triều đình.
Vì thế.
Khi Tạ Văn Ngạn chìa cành ô liu, đồng thời dùng tài ăn nói của mình khéo léo nhắm vào nỗi đau mất nữ nhi của ông để thuyết phục, vị quan vốn ẩn nhẫn chờ báo thù này đã đồng ý thông đồng với địch, phản quốc!
Hoàng thân tông thất của Sở quốc đã hại ông tuyệt tự, ông còn quan tâm gì đến sống chết của Sở quốc!
Tuy Tạ Văn Ngạn chẳng phải là người tốt, nhưng hắn cũng khinh thường những gì mà Ấp quận vương phủ đã làm.
Hắn không muốn kết giao với loại người như vậy, nhưng điều đó không cản trở hắn lợi dụng bọn họ.
Hiện giờ Ấp quận vương phủ vẫn được hoàng đế sủng ái. Nếu hắn có thể tạo được mối quan hệ ân tình với quận vương phủ, sau này làm việc sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Muốn leo cao thì không thể để bản thân bị cảm xúc yêu ghét chi phối.
Giống như kiếp trước, một khi đường huynh xuyên không của hắn mà ghét ai thì tuyệt đối không giao thiệp, kiểu hành xử đó thật sự không thể chấp nhận được.