Lúc này, Tống Cảnh Thần đang bận kéo cha mình đi mua đá bào ăn. Đá bào của Đại Hạ triều có phần giống kem thời hiện đại, nhưng là phiên bản đơn giản hơn, tuy nói là đơn giản, nhưng lại thuộc loại cao cấp thực sự.
Đá bào được đặt trong bát sứ trắng nông miệng, tầng dưới cùng là đá băng vụn, phía trên là lớp phô mai được đun nóng chảy rồi đổ thành hình ngọn núi nhỏ, phía trên màu trắng ngà ấy, là một lớp nước trái cây đặc sệt được rưới lên, cuối cùng rắc thêm chút hoa quả cắt nhỏ để trang trí.
Tùy theo khẩu vị của khách, loại nước trái cây rưới lên cũng khác nhau, có cam, đào, lê, nho, hoặc đường sương ngọt dịu, đủ loại phong vị khác nhau.
Vừa béo béo ngọt ngọt, vừa đông đặc lại sắp tan.
Ngọc vỡ đáy bát, tuyết tan đầu môi.
Ngon mắt, ngon miệng, đắt xắt ra miếng.
Ăn một bát đá bào chính tông chẳng khác nào thời hiện đại ăn một bát kem Häagen-Dazs. Tống Tam Lang chỉ mua phiên bản bình dân cho nhi tử, phô mai được thay bằng sữa dê rẻ hơn, nước trái cây cũng không phong phú, chỉ dùng những loại hoa quả không đáng tiền, nước nhiều trái cây ít, thịt quả lại càng ít. Nhưng đối với tiểu hài tử Tống Cảnh Thần này mà nói, thì đây đã là mỹ vị nhân gian.
Một bát đá bào bình thường năm văn tiền, Tống Tam Lang gọi cho nhi tử một bát đá bào dưa hấu, giá bảy văn.
Tống Cảnh Thần ngồi trên ghế nhỏ, dáng vẻ như tiểu thần tiên, ăn vui vẻ hết cách, lúc thì xúc, lúc thì liếʍ, ăn từng miếng lớn, từng miếng nhỏ, mắt híp lại mà thưởng thức kỹ càng. Tống Tam Lang nhìn nhi tử mình ăn mà khóe miệng không tự chủ được cong lên. Người ngoài nhìn vào chắc còn tưởng tiểu tử này đang ăn gan rồng tủy phượng gì đó.
Tống Cảnh Thần không quên xúc hai thìa đút cho Tống Tam Lang. Cái thìa nhỏ trong tay tiểu hài tử đã liếʍ qua không biết bao nhiêu lần, chỉ là cha con thì Tống Tam Lang còn ăn được, chứ nếu đổi là người khác, ông chắc chắn nuốt không trôi.
Tống Tam Lang dáng người cao ráo, mày mắt thâm sâu, chỉ mặc một chiếc áo ngắn giao lĩnh màu xám bình thường, buộc ngang eo bằng vải thô, nhưng vẫn toát lên khí chất như hạc giữa bầy gà. Đây cũng chính là lý do khiến Lý Dật Sơn không muốn gặp cha con Tống gia trong nhà tắm.
Bỏ đi một thân hoa phục, nam nhân bình thường khó mà không tự ti khi đứng cạnh Tống Tam Lang.
Nam nhân cao chín thước, dắt theo một tiểu hài tử, ngồi trong tiệm đá bào trông có phần đối lập, khiến không ít người hiếu kỳ mà liếc nhìn. Chưa kể tiểu hài tử ấy lại đáng yêu như một tiểu kim đồng.
Tống Tam Lang thúc giục nhi tử đừng rề rà, ăn nhanh một chút, Tống Cảnh Thần lưu luyến ăn thìa đá bào cuối cùng, uống hết phần còn lại, vẫn chưa muốn rời đi.
Lo rằng đồ lạnh này ăn nhiều không tốt, Tống Tam Lang lấy khăn lau miệng và tay cho nhi tử, rồi dẫn con rời khỏi quán đá bào.
Ngay ngoài cửa quán, một tiểu hài tử đang lăn lộn dưới đất khóc lóc, đòi nương mua đá bào. Người phụ nhân kia tiếc tiền, dùng sức kéo đứa trẻ đi.
Tống Cảnh Thần đột nhiên nắm lấy tay cha mình, ngẩng đầu, chân thành nói với Tống Tam Lang: “May mà Tống Tử nương nương đã đưa Thần ca nhi cho cha. Nếu không, Thần ca nhi biết đâu cũng sẽ đáng thương như tiểu hài tử kia.”
Câu này nói ra, Tống Tam Lang chỉ cảm thấy nhi tử nhà mình có một khả năng bẩm sinh, đó là khiến người khác cam tâm tình nguyện mà làm trâu làm ngựa cho nó.
Hai cha con trở về nhà, Tú nương ngửi thấy trên người họ có mùi hương thoang thoảng như có như không, hỏi hai người dùng loại xà phòng nào.
Tống Tam Lang lấy từ giỏ đồ ra một gói giấy dầu, đưa cho Tú nương, nói: “Xà bông viên của quán tắm rất to, bảo là đồ mới, bán hạ giá để tạo danh tiếng, ta mua một ít về dùng thử.”
“Bao nhiêu tiền?” Tú nương hỏi.
Tống Tam Lang: “Chỉ mười văn tiền một viên thôi.”
“Đắt như vậy sao? Bên chỗ gánh hàng rong chỉ bán có năm văn tiền thôi mà.”
Tống Tam Lang thật thà đáp: “Ta thấy rất nhiều người tranh nhau mua, nếu không… hay là chúng ta trả lại?”
Tú nương vừa nghe nói có nhiều người tranh mua, lập tức cảm thấy mười văn tiền cũng không đắt, vui vẻ cất viên xà phòng vào: “Đắt thì có đắt, nhưng mùi thơm thật đấy. Trả lại làm gì, chẳng phải rắc rối sao.”
Tống Tam Lang mỉm cười, cúi đầu nhìn, phát hiện tiểu hài nhi sớm đã chạy mất tăm. Ông nhìn qua cửa sổ, thấy nhi tử đã chạy sang phòng của Tống Cảnh Mậu, ông không để ý nữa.
Tống Cảnh Mậu chịu những vết thương ngoài da không đáng sợ bằng vết thương trong lòng. Hắn chỉ cảm thấy thế gian này đảo lộn trắng đen, không còn thiên lý, làm việc thiện lại bị sỉ nhục đến mức suýt bỏ mạng.
Hắn sinh ra làm người, nhưng lại còn đê tiện hơn cả súc vật.
Bọn họ nhốt hắn vào trong chuồng ngựa, bóp miệng, lấy phân ngựa nhét vào miệng, mắng hắn thậm chí không xứng ăn phân ngựa. Sau đó, chúng lấy xô đựng nướ© ŧıểυ ngựa, dội từ đầu dội xuống, bắt hắn phải liếʍ sạch nướ© ŧıểυ trên miệng, nếu không sẽ bị gϊếŧ.
Chúng còn dùng roi quất hắn, bắt hắn dập đầu trước con ngựa bị trật móng kia, gọi nó là ông nội, cầu xin nó tha mạng chó của mình.
Những nỗi đau này, hắn chẳng thể kể với bất kỳ ai, thậm chí còn sợ người quen biết chuyện hắn đã trải qua. Nếu không phải vì biết rằng, trong lịch sử từng có Việt Vương Câu Tiễn, hắn không biết bản thân phải dựa vào gì để tiếp tục sống.
Mà người hắn trả giá đắt như vậy để cứu thì sao? Hắn cứu con của đối phương, nhưng khi hắn bị người của phủ tướng quân bao vây, người kia lại chỉ lo bế con mình trốn thoát, hoàn toàn mặc kệ sống chết của hắn.
Ông chủ của hắn, hôm nay cũng mang tiền công đến, vì sợ đắc tội với phủ Trấn Quốc tướng quân, khéo léo sa thải hắn - một người làm việc cẩn thận, chưa bao giờ làm sai sổ sách.
Đối phương sỉ nhục hắn như vậy, nhưng người nhà vẫn phải nén giận, cảm tạ người ta vì đã không lấy mạng.
Vậy rốt cuộc, hắn cầu cái gì?