Giữa bóng chiều ở dãy núi xa, thấp thoáng bóng đàn quạ đang bay về tổ.
Khương Nghị cùng bảy, tám tên tạp tốt của mã tràng đã bỏ lại kinh đô phía sau. Cả đoàn phóng ngựa trên quan đạo, càng lúc càng xa.
Trời sắp sửa tối đen, cuồng phong thổi càng lúc càng mạnh, tiếng rít vun vυ't bên tai.
Khương Nghị đang cưỡi ngựa thoáng thất thần.
Tối qua, sau khi trở về dịch quán Biện Kiều, viên dịch thừa quen biết ông đã lén mang rượu tới, nhưng bị ông khéo léo từ chối. Hai người trò chuyện dăm ba câu, từ miệng đối phương, ông nghe được một tin tức.
Sứ đoàn Tây Địch đã tới từ tháng trước. Đoàn người rất đông, viên dịch thừa còn thuận miệng nhắc rằng, ngoài sứ thần Tây Địch còn có cả tiểu vương tử Tây Địch.
Vị này là con trai của Trưởng công chúa Kim Hi hòa thân năm đó, nên đặc biệt khiến dịch thừa chú ý, y còn nói với Khương Nghị rằng tiểu vương tử nhỏ tuổi có đôi mắt to màu xanh lam và mái tóc xoăn đen, nhìn rất cứng cáp đáng yêu.
Viên dịch thừa tiện miệng nói vài câu, lại cảm thán đôi câu, rồi vội vàng rời đi vì chuyện khác, để lại Khương Nghị cả đêm không ngủ.
Giữa màn đêm đen kịt, ông dựa vào đôi lời miêu tả ít ỏi của dịch thừa để tưởng tượng ra dáng vẻ đứa bé kia. Đã có khoảnh khắc, trong lòng ông dấy lên cảm giác rung động.
Ông muốn bước vào tòa thành từng đày ải và lãng quên ông, tận mắt nhìn xem đứa trẻ đó trông thế nào. Liệu có giống như ông hằng tưởng tượng? Dù có tóc xoăn mắt xanh, trên gương mặt đó, liệu có thể mơ hồ tìm thấy bóng dáng nàng năm ấy?
Tất nhiên, suy nghĩ ấy chỉ thoáng qua rồi tan biến.
Mười sáu năm trước, khi nàng gả đến biên tái, ông đã vĩnh viễn mất đi người con gái mình yêu.
Mười sáu năm sau, làm sao ông còn có thể hành động lỗ mãng như vậy?
Có ích gì với nàng kia chứ?
Trời càng lúc càng tối, hoàng hôn buông xuống rất nhanh.
Còn cách trạm dịch tiếp theo phía trước vài chục dặm đường.
Khương Nghị hồi thần, xua tan những tạp niệm trong đầu.
Vì đại thọ của Thái hoàng Thái hậu, gần đây trên đường có nhiều đoàn cống và sứ đoàn từ các quận đến kinh đô chúc thọ, ngoài ra cũng không thiếu những đoàn sứ phiên bang đến từ Tây Vực như Tây Địch quốc, mỗi đoàn thường từ vài chục đến hàng trăm người. Do đó, các dịch xá ven đường thường chật kín người vào ban đêm, nếu không may, ngay cả đại sảnh cũng không còn chỗ trống, phải ngủ tạm trên nền đất. Những người có chức vị thấp như ông, nếu còn đến muộn, đương nhiên không thể chen chân vào.
Ngủ qua đêm ngoài đồng hoang vốn là chuyện bình thường.
Bảy tám người đi theo ông không chỉ theo hộ tống mà còn phải chăm sóc ngựa dọc đường, ai nấy đều đã vô cùng mệt mỏi. Nếu có thể đến nơi sớm thì cứ cố mà đến, biết đâu may mắn, đêm nay còn có thể có một chiếc giường, tựa đầu lên gối nghỉ ngơi.
Khương Nghị quát một tiếng, bảo mọi người tăng tốc, bản thân cũng thúc ngựa lao đi. Gió l*иg lộng tràn vào tai ông, bỗng chốc, giữa âm thanh gió rít, dường như có tiếng người vọng đến, hình như có ai đó đang cưỡi ngựa đuổi theo sau.
Ông ngoái lại nhìn, thấy một bóng người đang thúc ngựa phi nhanh trên quan đạo, từ hướng kinh đô lao đến.
“Khương Mục giám lệnh, xin dừng bước—”
Giọng nói đã rõ ràng hơn.
Người này cưỡi một con tuấn mã cực tốt, chẳng mấy chốc đã có thể nhìn rõ diện mạo. Có vẻ là thị vệ trong cung.
Khương Nghị hơi chần chừ, kéo dây cương ghìm ngựa lại.
Thị vệ nhanh chân đuổi đến gần, tung mình xuống ngựa, bước nhanh đến trước ngựa của ông, trình ra lệnh bài chứng minh thân phận, sau đó thi lễ nói: “Khương Mục giám lệnh, Thái hoàng Thái hậu hay tin ngài đã đến hôm nay, lệnh cho ngài vào thành, đêm nay nghỉ tại dịch xá Sùng Nghiệp, ngày mai lên đường cũng không muộn.”
Khương Nghị có phần kinh ngạc, hơi suy nghĩ rồi hỏi: “Thái hoàng Thái hậu còn có ý chỉ nào khác không?”
Thị vệ lắc đầu nói không.
Lần này Khương Nghị tiến kinh không có ý định vào thành, lại càng không nghĩ đến chuyện gì khác, chỉ đơn giản muốn dùng cách này để bày tỏ lời chúc mừng chân thành nhất tới cô mẫu đã bảy mươi tuổi.
Việc cô mẫu biết tin ông đến nhanh như vậy khiến ông có phần bất ngờ, hơn nữa bà còn hạ mệnh lệnh thoạt nhìn có vẻ không đâu vào đâu này.
Nhưng nếu bà đã đặc biệt phái người đuổi theo ông để dặn dò như thế, ắt hẳn có lý do riêng.
Khương Nghị suy nghĩ xong, quay sang đám thuộc hạ đang nhìn mình, nói: “Các ngươi cứ đi trước, chờ ta ở trạm dịch phía trước. Ta vào thành xem thế nào, xong việc sẽ lập tức quay lại hội ngộ cùng các ngươi.”
Mọi người đồng thanh đáp ứng. Khương Nghị xoay đầu ngựa, cùng thị vệ trong cung men theo đường cũ trở về. Khi họ đến cổng Tây Vĩnh Lạc, trời đã tối hẳn, đương nhiên cổng thành lại một lần nữa kín cửa. Tuy nhiên, lần này họ không bị tra hỏi gì cả. Thị vệ giữ cổng dường như đã biết thân phận của những người này, vừa nghe ông gọi, liền lập tức mở cổng, để họ đi qua.
Đêm nay trời quang mây tạnh, có lẽ vì sắp đến đại thọ của Thái hoàng Thái hậu nên bầu không khí trong thành cũng tưng bừng hơn trước. Dù trời đã tối, nhưng hai bên đường đèn đuốc sáng trưng như ban ngày, người qua kẻ lại tấp nập, phố chợ nhộn nhịp không khác gì lúc còn sáng.
Khương Nghị xuống ngựa, đi dọc theo con đường phía trước. Thỉnh thoảng có những cặp vợ chồng trẻ ôm con nhỏ, vừa đi vừa cười nói vui vẻ, lướt qua ông.
Không ai chú ý đến người đàn ông trung niên phong trần mỏi mệt, trông có vẻ bình thường ấy. Ông dắt ngựa, lặng lẽ băng qua những con phố ở cố đô, cuối cùng dừng lại trước dịch xá Sùng Nghiệp.
Dịch thừa không nhận ra ông, nhưng có vẻ đã nhận được lệnh từ trước, hiện đang đứng ngoài cửa ngóng chờ. Nghe ông báo tên, mắt y sáng lên, vội vàng khom mình, cung kính mời ông vào.
Khương Nghị theo chân dịch thừa băng qua dịch xá, cuối cùng đến một gian nhỏ nhìn có vẻ thanh tịnh nhưng biệt lập ở hậu viện.
“Mời vào.” Dịch thừa nói.
Khương Nghị đè nén nghi hoặc trong lòng, đưa tay đẩy cánh cửa khép hờ, bước vào trong. Chưa đi được mấy bước, ông đã nghe thấy bên kia phòng vang lên tiếng bước chân gấp gáp. Một bóng dáng nhỏ bé từ cửa lao ra, chạy thẳng về phía ông.
Là một cậu bé.
“Ngài là Khương Đại tướng quân Khương Nghị, đúng không?”
Cậu bé dừng lại trước mặt hắn, giọng lanh lảnh đầy hứng khởi.
Trong sân treo đèn l*иg, nhờ ánh sáng hắt ra, Khương Nghị nhìn cậu rất rõ.
Một cậu bé chừng sáu, bảy tuổi, mái tóc xoăn đen, đôi mắt xanh to tròn, cơ thể mập mạp, khỏe khoắn đáng yêu. Cậu bé ngước mặt lên, mở to mắt nhìn ông, vẻ mặt vừa tò mò vừa phấn khích.
Khương Nghị cúi xuống nhìn đứa bé hiển nhiên mang đường nét của dòng máu ngoại tộc này nhưng lại có nét gì đó quen thuộc đến kỳ lạ… Ông đứng lặng.
Cậu bé hỏi xong, thấy ông chẳng trả lời cũng không có phản ứng gì, vẻ hào hứng trên khuôn mặt dần phai nhạt. Do dự một lúc, cậu dè dặt nói: “Cháu tên là A Thế Tất, nhưng mẫu thân còn đặt cho cháu một cái tên khác là Hoài Vệ. Trước đây cháu thường nghe sư phụ nhắc đến ngài, nói rằng ngài là chiến thần chuyển thế, một vị anh hùng vĩ đại. Cháu nghe tin ngài đến, rất muốn gặp ngài, liền chạy đi nhờ ngoại tổ mẫu ở cung Bồng Lai giúp đỡ. Liệu có phải ngài…”
Cậu bé lén nhìn ông.
“Có phải ngài không thích cháu không?”
Cuối cùng, cậu khẽ hỏi, giọng có phần lo lắng.
Bồ Châu đứng sau cửa, dõi theo cảnh tượng này, chợt như ngộ ra điều gì đó.
Thời Xuân Thu, con gái của Vệ Chiêu Bá, lớn lên rồi gả xa đến nước Hứa, trở thành phu nhân của Hứa Mục Công. Hứa Mục phu nhân một lòng hướng về cố quốc, dốc hết sức lực giúp đỡ cố hương.
Hoài Vệ, Hoài Vệ.
Có lẽ, trong giấc mộng của Hứa Mục phu nhân, phải chăng bà cũng thường thấy non nước quê hương cùng những cố nhân mà bà không tài nào quên được.
Đại Trưởng công chúa Kim Hi gả xa đến Tây Địch, phải chia sẻ trượng phu với những nữ nhân khác, e rằng cũng tự ví mình như Hứa Mục phu nhân, vậy nên mới đặt tên cho con trai út là Hoài Vệ chăng?
Bồ Châu chưa từng gặp Đại Trưởng công chúa Kim Hi, cũng chẳng rõ bà là người thế nào.
Nhưng khoảnh khắc này, nhìn hai bóng người một lớn một nhỏ trong sân, kẻ cúi xuống, người ngước lên nhìn nhau, trong lòng nàng chợt dâng lên một nỗi buồn man mác khi nghĩ đến vị Đại Trưởng công chúa chưa từng gặp mặt kia.
Khương Nghị cuối cùng cũng hoàn hồn.
Ông chăm chú nhìn cậu bé tên Hoài Vệ, con trai của nàng, đôi mắt không chớp lấy một lần. Thân hình cao lớn chậm rãi cúi xuống, ngồi xổm ngang tầm cậu bé, rồi vươn tay, xoa nhẹ mái tóc xoăn mềm mại của cậu.
“Sai rồi, ta rất thích cháu, Hoài Vệ à.”
Đôi mắt ông nóng lên, giọng nói ôn hòa, mỉm cười thốt ra lời ấy.
“Thật ạ?”
“Thật!”
Khương Nghị đáp chắc nịch, gật đầu thật mạnh.
Tiểu vương tử mừng rỡ đến mức hét lên thành tiếng, cả người nhảy dựng lên.
Dường như muốn chia sẻ niềm vui sướиɠ này với ai đó, cậu quay đầu lại, hớn hở kêu lên với Bồ Châu: “Tỷ nhìn xem! Đại tướng quân đến thật rồi này! Ông ấy nói ông ấy thích ta!”
Tâm trạng Bồ Châu cũng bị cậu bé lây nhiễm, nàng mỉm cười, chạm phải ánh mắt Khương Nghị nhìn về phía mình thì gật đầu mời ông vào trong.
“Đại tướng quân, ban đầu cháu định tự mình đi tìm ngài, nhưng bọn họ không cho, bắt cháu phải chờ ở đây! Khiến cháu tức muốn chết! Cháu còn tưởng ngài sẽ không đến nữa! Nếu vì bọn họ mà cháu không gặp được ngài, cháu đã định tuyệt thực ba ngày rồi!”
Hoài Vệ rất dễ làm quen, chút ngại ngùng ban đầu nhanh chóng tan biến. Cậu vươn tay kéo lấy ống tay áo Khương Nghị, thao thao bất tuyệt kể khổ.
Khương Nghị không nhịn được cười ha hả, tiếng cười sảng khoái đầu tiên trong mười sáu năm qua. Ông vung cánh tay khỏe mạnh, nhấc bổng cậu bé lên, ôm cậu đi vào trong phòng.
Bồ Châu nhường lại không gian cho hai người họ, tự mình rút vào phòng trong, không ra nữa. Thỉnh thoảng, tiếng cười vẫn văng vẳng truyền đến, phần lớn đều là giọng cười lanh lảnh của Hoài Vệ.
Thời gian từng khắc từng khắc trôi qua.
Cuối giờ Hợi, bên ngoài đã không còn tiếng động, xung quanh yên tĩnh lạ thường.
A Cúc gõ cửa, ra hiệu rằng Khương Nghị sắp rời đi.
Bồ Châu bước ra, nhìn thấy Hoài Vệ đã ngủ say, cậu bé nằm úp trên giường, trên người đắp áo khoác của Khương Nghị.
Bồ Châu tiễn Khương Nghị.
Ông nhìn thật kỹ cậu bé con đang ngủ mà vẫn chép miệng như thể trong mơ cũng thấy được đồ ăn, sau đó xoay người bước ra ngoài. Khi đi đến sân viện, ông dừng lại, quỳ xuống, cung kính dập đầu về hướng cung Bồng Lai ở phía Bắc, rồi đứng dậy, bảo nàng dừng bước.
Bồ Châu nói: “Chúc ngài lên đường bình an.”
Khương Nghị gật nhẹ đầu, tiếp tục đi về phía ngoài. Đi được mấy bước, ông chợt dừng lại, quay đầu, hạ giọng nhưng từng lời từng chữ đều rõ ràng: “Đa tạ tiểu thục nữ.”
Bồ Châu dõi mắt nhìn bóng dáng cao lớn đang sải bước rời đi phía trước, đến khi ông biến mất vào màn đêm.
Hoài Vệ đang say ngủ được thị vệ bế lên xe ngựa, đưa về cung Bồng Lai. Trong giấc mơ của cậu bé, có lẽ ngoài những món ăn ngon, từ nay về sau có thể còn xuất hiện bóng dáng chân thật của một vị anh hùng.
Hôm sau, vợ của Quách Lãng, Nghiêm thị, ngồi xe ngựa đến thăm Bồ Châu.
Bất kể nội tình ra sao, trên thực tế, chính nhờ bức tấu chương của Thái phó Thái tử Quách Lãng nên vụ án của tổ phụ nàng mới được lật lại, cuối cùng cũng được minh oan.
Bồ Châu hành lễ bái tạ phu nhân của Quách Lãng.
Nghiêm thị tươi cười đỡ nàng dậy, nói mấy câu khách sáo rằng trượng phu bà và tổ phụ của nàng đã có giao tình nửa đời người, mọi chuyện đều xảy ra đều là việc nên làm. Sau khi hàn huyên xong, bà liếc nhìn xung quanh rồi nói: “Dịch xá này người ra kẻ vào hỗn tạp, không thích hợp để ở lâu. Cố trạch nhà họ Bồ tuy đã được trả về, nhưng hôm nọ ta cố ý đến xem thử, thật sự rất tàn tạ, dù có sửa sang cũng phải mất nửa năm mới xong. Huống chi cháu chỉ có một thân một mình, dù có sửa xong thì cũng bất tiện. Ta xem cháu như cháu gái ruột thịt, nếu cháu không chê, đợi sau khi Thánh thượng triệu kiến xong, ta sẽ đón cháu về nhà ta. Chỗ ở tuy không rộng, nhưng vẫn còn phòng trống, đã dọn dẹp xong từ lâu, chỉ đợi cháu đến. Đây là chút lòng thành của ta và Thái phó, cháu thấy thế nào?”
Cố trạch của nhà họ Bồ nằm ở phường Quy Nhân phía Đông Bắc, tám năm trước khi Bồ gia bị kết tội, tòa nhà đã bị Cục Bách tác [1] chiếm dụng. Kiếp trước, sau khi vào kinh, Bồ Châu cũng được phu nhân của Quách Lãng đón về Quách phủ, ở đó cho đến khi nàng trở thành Thái tử phi, gả vào Đông cung.
[1] Cục Bách tác: Cục Bách tác là hình thức tổ chức sản xuất thủ công nghiệp của triều đình. Đây là nơi chuyên sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho cung vua như tiền, vũ khí, các đồ nghi trượng, đồ dùng vua quan, đồ trang sức… Các thợ thủ công tham gia Cục Bách tác gọi là công tượng. Họ là những thợ giỏi trong nhân dân được triều đình trưng tập. Hàng năm, triều đình cử người về các địa phương cùng các quan phủ, huyện có nhiệm vụ đề cử những thợ lành nghề lên Cục Bách công.
Trong mắt người ngoài, việc nàng ở lại Quách gia là chuyện hợp tình hợp lý.
Bồ Châu không có ý định thay đổi những chuyện đã xảy ra ở kiếp trước, nàng đồng ý, một lần nữa bày tỏ lòng cảm tạ.
Nghiêm thị rất vui, nắm tay Bồ Châu, thân thiết nói thêm mấy câu. Sau khi tiễn bà ấy rời đi, đến chiều tối, cung sử đến truyền khẩu dụ rằng Hoàng đế sẽ triệu kiến Bồ Châu vào ngày mai, lệnh nàng chuẩn bị nhập cung.
Ba ngày sau khi Bồ Châu đến kinh thành, nàng ngồi lên chiếc xe ngựa được hoàng cung phái đến đón, tiến vào hoàng cung.
Hoàng đế tiếp kiến nàng tại điện Nguyệt Quế.
Hoàng đế Hiếu Xương trạc bốn mươi tuổi, dung mạo nghiêm trang, dưới cằm để râu, phong thái thiên tử uy nghiêm, khiến người ta không dám nhìn thẳng. Người tán dương công lao của tổ phụ Bồ Châu năm xưa, khích lệ nàng đôi câu, sau đó cung nhân tuyên đọc sắc phong của Hoàng đế dành cho cháu gái nhà họ Bồ: phong làm Đình chủ, ban thực ấp một đình với trăm hộ, ngoài ra còn thưởng năm trăm xấp lụa và một vạn đồng tiền.
Đình chủ thường là phong hào dành cho con gái các Thân vương, nay nhà họ Bồ chỉ là đại thần trong triều, có thể nhận được phong thưởng thế này cũng xem như ân điển đặc biệt.
Bồ Châu quỳ tạ ơn, sau khi diện kiến Hoàng đế liền theo sự dẫn dắt của Tống Trường Sinh, người đã đón nàng vào kinh trước đó, lần lượt đi bái kiến Hoàng hậu Thượng Quan thị và Quý phi Hồ thị.
Hoàng hậu và Quý phi hòa nhã, dễ gần. Bồ Châu ứng đối chu toàn, lại được ban thưởng thêm không ít, hoàn thành nghi lễ, trở về dịch xá.
Vợ của Quách Lãng sai người đến báo rằng ngày mai sẽ đến đón nàng về nhà.
Tối đó, khi Bồ Châu đang cùng A Cúc thu dọn đồ đạc, bên ngoài lại có một vị sứ giả trong cung đến. Chỉ khác là lần này không phải từ chỗ Hoàng đế, mà đến từ cung Bồng Lai.
Thái hoàng Thái hậu Khương thị truyền lời, bảo nàng ngày mai vào cung Bồng Lai.
Bồ Châu nhớ kiếp trước, phải ba ngày sau khi diện kiến Hoàng đế, Khương Thái hoàng Thái hậu mới triệu kiến nàng.
Kiếp này, so với kiếp trước lại sớm hơn ba ngày.