Trọng Sinh Lấy Lòng Phu Quân Thái Tử

Chương 22

Phía trước truyền đến âm thanh cổng thành mở ra.

Khâm sứ trở về, tùy tùng theo sát phía sau, che ô chắn mưa cho y. Sắc mặt y âm trầm, hiển nhiên dù thương lượng thành công nhưng quá trình không quá vui vẻ.

Y cẩn thận né tránh bùn lầy và vũng nước trên đường, đến trước xe, nhíu mày, cúi đầu nhìn đôi ủng đã lấm bùn của mình, thấp giọng chửi một câu: “Cậy thế hϊếp người.” Nói xong câu ấy, y sai người đi theo y chuẩn bị vào thành. Lúc nhấc chân giẫm lên chiếc ghế đẩu thấp đặt trên mặt đất, vừa nhấc chân định lên xe thì chợt thấy một bóng người vẫn đứng lặng trong màn mưa: Khương Nghị.

Chuyện Khương Nghị bị giáng chức, rời khỏi kinh đô đến mã tràng ở biên quận đã xảy ra được sáu, bảy năm.

Khoảng thời gian sáu, bảy năm, nói dài không dài, nói ngắn cũng chẳng ngắn. Trong hai năm gần đây, những binh sĩ trẻ vừa gia nhập Nam Tư đã nghe danh vị tướng quân tiền nhiệm của Nam Tư, Khương Nghị, ngay cả đám thị vệ trấn giữ Vĩnh Lạc Môn cũng đều biết tới tên ông. Nhưng nếu ông thực sự đứng trước mặt họ, chưa chắc họ đã nhận ra.

Nhưng khâm sứ thì khác.

Y đã ra vào hoàng cung hơn mười năm, khi xưa Khương Nghị danh chấn một phương, chăng lẽ lại chưa một lần diện kiến? Giờ đột nhiên thấy ông xuất hiện ở đây, dù y phục chẳng khác nào thường dân, gương mặt phong sương, hai bên tóc mai đã điểm bạc, nhưng y vẫn nhận ra ngay. Y kinh hãi đến mức thoáng chốc quên cả cử động, chân vấp phải bậc ghế, tùy tùng phía sau chưa kịp đỡ, bất lực nghe y kêu lên một tiếng “Ôi chao!”, cả người ngã nhào xuống đất, nước bùn văng tung tóe, thảm hại không nỡ nhìn.

Tùy tùng hoảng hốt tiến lên đỡ, nhưng khâm sứ vẫn ngồi bệt trong vũng bùn, kêu lên thất thanh: “Đại tướng quân? Ngài về kinh từ khi nào! Ta là Tống Trường Sinh đây! Năm đó khi Đại tướng quân khải hoàn trở về, Tiên đế ban thưởng, chính ta còn đưa lễ vật sang đó!”

Khương Nghị có chút ấn tượng với viên hoạn quan này, liếc y một cái, gật đầu định sửa lại cách xưng hô của y đối với mình. Đúng lúc này, một phụ tá đứng phía sau ông không kìm được nữa, lớn tiếng hỏi nhóm lính canh đang mở cổng thành phía trước: “Bọn ta chờ lâu lắm rồi! Người của Thái Tự rốt cuộc có tới hay không? Có tin tức gì không?”

Thủ vệ dưới chân Thiên tử há lại để mắt đến mấy tên lính lác đường xa vất vả rong ruổi từ một quận biên ải tới đây, gã cười khẩy: “Thế này mà gọi là lâu à? Nói cho các ngươi hay, đoàn người mang cống phẩm từ quận Giao Đông hôm trước còn phải chờ suốt cả đêm, mãi tới khi trời sáng mới được vào! Nếu không đợi nổi thì đừng đợi nữa, tới thế nào thì quay về thế ấy đi!”

Phụ tá này tính tình nóng nảy, nếu không phải sợ liên lụy đến Khương Nghị thì đã lao vào đánh nhau ngay tại chỗ. Mấy tên lính canh bên kia lại không chịu buông tha, thấy hắn trừng mắt lườm mình thì cố tình kɧıêυ ҡɧí©ɧ: “Sao hả, không phục à? Không phục thì xông lên đi! Không dám thì chẳng khác gì đàn bà!” Nói xong cười phá lên.

Nam Tư quân dưới thời Khương Nghị kỷ luật trên dưới nghiêm minh, sao có thể xảy ra cảnh tượng ngang ngược càn rỡ thế này được?

Khâm sứ Tống Trường Sinh tận mắt chứng kiến trong hai năm qua, Nam Tư thập nhị vệ đã trở nên hống hách, ức hϊếp kẻ yếu ra sao, y liếc nhìn Khương Nghị, thở dài một hơi, thấp giọng rủa: “chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng!” Sau đó, y được người hầu đỡ lên, chật vật lau bớt bùn đất trên người.

Khương Nghị đã xoay người đi, đè vai phụ tá xuống, lắc đầu ra hiệu cho hắn đừng manh động, rồi ngoảnh lại nhìn cổng thành, trầm ngâm một thoáng, nói: “Trời tối rồi, nhìn thời tiết thế này chưa biết khi nào mưa mới tạnh, chỉ e người của Thái Tự cũng không tới ngay được. Ta ở lại đây chờ thêm chút nữa, các ngươi cứ đưa ngựa về dịch xá trước đi, đợi tin của ta.”

“Để thuộc hạ ở lại chờ!”

“Thuộc hạ chờ thì hơn!”

Dù ai nấy đều ướt sũng như chuột lột, nhưng vẫn đồng loạt lên tiếng, tranh nhau ở lại chờ.

Khương Nghị nói: “Các ngươi không quen biết người của Thái Tự, cũng không rõ cách làm việc của họ. Bớt một chuyện thì hơn, ta ở lại chờ, các ngươi về trước đi!”

“Ngài không đi, chúng ta cũng ở lại chờ!”

Mọi người đồng thanh hô lớn.

“Ai dám làm ồn ở đây? Tưởng đây là cái chợ sao?”

Bỗng nhiên, một tiếng quát vang lên từ trong cổng thành.

Giọng nói này…

Dù có chết đi sống lại mười lần, Bồ Châu cũng không thể nào quên được.

Chính là tên cầm thú năm xưa đã cấu kết với Thượng Dương Trưởng công chúa mưu nghịch, bức tử Lý Thừa Dục, cũng là kẻ đã hại nàng ngã ngựa gãy cổ chết!

Ngồi trong xe, ánh mắt Bồ Châu tràn ngập căm hận, xuyên qua khe cửa nhìn chằm chằm vào bóng người xuất hiện phía trước.

Thẩm Dương có sống mũi cao, đôi mắt sâu, gương mặt gầy gò, nước da xanh xao ốm yếu. Lúc này, sắc mặt gã u ám, không khoác áo tơi, trên đầu chỉ đội một chiếc đấu lạp che mưa, tay cầm roi ngựa, dừng lại dưới cổng thành, nhìn chằm chặp vào đám người bên ngoài.

Thái hoàng Thái hậu sắp mừng đại thọ, gần đây Thẩm Dương thường đích thân tuần tra cổng thành. Vệ lệnh cổng Tây thấy gã đến, vội tiến lên nghênh đón, bẩm báo: “Bẩm tướng quân, họ là người từ mã tràng biên quận, nói là đưa ngựa cống nạp. Người của Thái Tự chưa tới, họ liền lớn tiếng tranh cãi với chúng thuộc hạ, không ngờ lại kinh động đến tướng quân. Tiểu nhân sẽ đuổi họ đi ngay!”

Vệ lệnh bẩm báo xong, lập tức quay lại quát đám thuộc hạ đuổi người.

Thẩm Dương nhìn thoáng qua bóng người đứng ngoài màn mưa, chần chừ giây lát.

“Đợi đã! Mã tràng nào?”

“Họ nói là mã tràng Thượng quận.”

Thẩm Dương lại nhìn đối phương một lần nữa, bỗng nhiên xoay người xuống ngựa, giày ủng giẫm lên bùn lầy, nhanh chóng bước về phía trước, trên mặt lộ rõ vẻ vui mừng: “Hóa ra là Khương Đại tướng quân! Đại tướng quân đến kinh thành từ bao giờ? Sao lại không sai người báo trước cho ta một tiếng? Chẳng lẽ xem ta là người ngoài rồi?”

Khương Nghị nhìn Thẩm Dương đang đi tới, đó là người từng làm phó tướng làm việc dưới trướng mình, mỉm cười: “Thẩm tướng quân đừng khách sáo. Khương Nghị ta sớm đã không còn là Đại tướng quân, giờ chỉ là một Mục giám lệnh mà thôi. Lần này nhân dịp đại thọ của Thái hoàng Thái hậu, nhận được thánh lệnh, đưa bảo mã vào kinh. Hai con ngựa này vô cùng quý giá, bình thường ta vẫn tự mình chăm sóc, đường sá xa xôi, sợ xảy ra sơ suất nên đích thân áp tải đến đây để yên tâm hơn.”

Thẩm Dương liếc nhìn những con ngựa sau lưng Khương Nghị, sắc mặt thoáng trầm xuống, rồi quay phắt lại, giọng đầy giận dữ quát thuộc hạ: “Các ngươi làm ăn kiểu gì vậy? Ngay cả Khương Đại tướng quân cũng dám ngăn lại? Vì sao không để người vào?”

Đám lính canh đứng sau vệ lệnh đều sững sờ.

Năm Khương Nghị bị tống vào ngục, toàn bộ thân tín cấp cao thuộc quân Nam Tư của ông ta đã bị thanh trừng. Đám linh canh ở cổng Tây chỉ mới vào quân mấy năm gần đây, tuy từng nghe danh Khương Nghị nhưng lại không biết mặt, nên khi thấy ông họ đều tưởng đây chỉ là một Mục giám lệnh bình thường ở biên quận.

Giờ thấy Thẩm Dương nổi giận lôi đình, vệ lệnh cuống cuồng biện bạch: “Dạo này mỗi ngày đều có vô số người tự xưng là hộ tống thọ lễ hoặc cống phẩm tiến kinh, họ cũng không nhắc đến danh hào Đại tướng quân, nhân lực chỗ tiểu nhân có hạn, nhất thời không kịp tiếp đón. Hơn nữa, theo quy định, ngựa không thể trực tiếp vào thành…”

Lời còn chưa dứt, một tiếng “chát” vang lên, roi ngựa của Thẩm Dương quất mạnh lên mặt mặt y, để lại một vết rách dài rướm máu.

“Còn dám cãi!”

Roi quất xuống như mưa, giáng thẳng lên đầu lên mặt.

Vệ lệnh đau đến nỗi không dám kêu một tiếng, vội ôm mặt quỳ rạp xuống đất, dập đầu cầu xin.

Khương Nghị lên tiếng: “Ta đợi một lát cũng không sao. Đáng lẽ ta nên đến vào ban ngày, giờ này thực sự không tiện. Phiền các ngươi đi hỏi lại Thái Tự thừa xem khi nào có thể đến nhận ngựa? Nếu lúc này không được, ngày mai ta sẽ quay lại.”

Thẩm Dương lúc này mới chịu thôi, sai vệ lệnh phái người đi thúc giục, quay sang Khương Nghị, vẻ áy náy: “Đã vậy, đành để Mục giám lệnh chịu thiệt rồi. Ngài không vào thành nghỉ ngơi thật sao?”

Khương Nghị mỉm cười: “Dừng chân ở trạm dịch Biện Kiều là được, không cần vào thành.”

Đường từ phía Tây về kinh thành nhất định phải đi qua một cây cầu, quanh đó có đình tống biệt và một trạm dịch, cách nơi này chừng năm sáu chục dặm.

“Đã vậy, ta cũng không nài ép thêm nữa. Làm phiền Mục giám lệnh chờ thêm một lát, ta còn việc khác, xin phép cáo lui trước. Khó khăn lắm mới đến kinh thành một chuyến, hãy ở lại lâu thêm vài ngày, nếu có việc gì cần giúp đỡ, cứ tìm ta!”

Thẩm Dương cười ha hả, chắp tay từ biệt Khương Nghị, rồi xoay người đi vào trong.

Khâm sứ Tống Trường Sinh thấy gã nói xong liền quay lại, ngang qua bên cạnh mình, ánh mắt lướt qua bộ quần áo lấm lem bùn đất của y, thản nhiên cười nói: “Thời tiết mưa gió thật là phiền phức. Vừa rồi bọn họ cứ nhất quyết bắt ta tự mình qua đó kiểm tra, thủ hạ không thay thế được, ta đành phải đi, lúc quay lại không cẩn thận trượt ngã, khiến Thẩm tướng quân chê cười rồi.”

Nghe kỹ thì lời này ngầm ám chỉ nhiều điều. Thẩm Dương liếc y một cái, quay đầu nhìn cỗ xe ngựa đóng cửa kín mít trên đường, nhàn nhạt hỏi: “Trong xe là cháu gái của Bồ công phải không?”

Khâm sứ gật đầu: “Đúng vậy, từ Hà Tây đến đây, đội mưa đội gió, ngày đêm lên đường, vậy mà không nghe nàng than mệt một tiếng, chỉ mong kịp tham dự đại thọ của Thái hoàng Thái hậu. Tấm lòng của tiểu thục nữ thật đáng quý.”

Thẩm Dương không mấy hứng thú, chỉ liếc qua cỗ xe một lần nữa rồi cưỡi ngựa rời đi.

Xe ngựa của Bồ Châu theo đoàn khâm sứ tiến vào cổng thành, hướng về trạm dịch nơi họ sẽ nghỉ đêm nay.

Phía sau, cổng thành chầm chậm khép lại sau khi xe ngựa đi qua.

Bồ Châu không nhịn được thò đầu ra khỏi cửa sổ xe, ngoảnh lại nhìn một lần nữa.

Bóng dáng cao lớn ấy vẫn đứng bên đường chờ đợi, từ xa trông lại, tựa như một pho tượng đá giữa màn mưa.

Sau một phen trì hoãn trước cổng thành, đến khi vào thành thì trời đã tối đen. Do cơn mưa lớn kéo dài, trên đường phố gần như không thấy bóng người, nhưng hai bên đường vẫn rực sáng bởi muôn ngàn ánh đèn. Xa xa là tòa Lan Đài cao vυ't hùng vĩ, thời gian gần đây được tô điểm thêm bởi những chiếc đèn l*иg đỏ thắm, hướng tới đại thọ của Khương thị.

Đêm khuya tĩnh mịch, mưa dầm rả rích thấm ướt không gian, ánh đèn l*иg hòa tan trong làn mưa đêm, chập chờn lay động, tạo nên một khung cảnh lung linh huyền ảo.

Chỗ ở của Bồ Châu được sắp xếp tại phường Sùng Nghiệp. Đây là dịch xá lớn nhất và có điều kiện tốt nhất kinh thành, khá gần hoàng cung, bình thường đều được dùng làm nơi tiếp đón đại quan địa phương hoặc là vương tử, sứ giả ngoại bang. Ở ngoài thành, khâm sứ Tống Trường Sinh bị Thẩm Dương chọc giận nhưng vẫn phải cắn răng chịu thiệt, nhưng vào đến đây, tình thế đã khác, y được tôn làm khách quý, dịch thừa chỉ biết răm rắp nghe lệnh.

Bồ Châu được an bài ở một tiểu viện trong hậu viện. Viện có tường bao quanh, diện tích không lớn nhưng sạch sẽ gọn gàng, đầy đủ vật dụng cần thiết. A Cúc ở cùng nàng, nghỉ trong gian phòng sát vách.

Sau khi thu xếp ổn thỏa cho tiểu thục nữ nhà họ Bồ, khâm sứ dặn dò nàng nghỉ ngơi thật tốt, nói rằng y phải vào cung phục mệnh, ngày mai sẽ có nữ quan trong cung đến dạy nàng quy củ. Sau khi học xong, nàng cứ yên tâm chờ Hoàng đế rảnh rỗi, triệu kiến và ban thưởng.

Trước khi rời đi, A Cúc đưa y ra ngoài, nhân lúc xung quanh không có ai, kín đáo đưa cho y một chiếc túi gấm, coi như tạ ơn y đã chăm sóc suốt chặng đường. Khâm sứ xua tay, nghiêm túc nói: “Bồ công trung nghĩa, trời đất cảm động. Ta được phụng chỉ đón tiểu thục nữ vào kinh, đó cũng là vinh hạnh của ta.” Nói xong, y liền vội vã rời đi.

Sau khi tắm gội, Bồ Châu cảm thấy thư thái, lại thêm đường xa mệt nhọc, vừa nằm xuống suy nghĩ một chút về cuộc gặp gỡ ban ngày, chẳng mấy chốc đã chìm vào giấc ngủ. Một giấc đến tận sáng, hôm sau thức dậy sớm, chờ nữ quan đến chỉ dạy lễ nghi.