Ký Sự Trạch Đấu Của Tiểu Bát

Chương 15

Đêm Trung thu năm ấy, trăng sáng vằng vặc như dát bạc, khắp kinh thành chỗ nào cũng dập dìu đèn l*иg, tiếng sáo tiếng ca vang tận các ngõ sâu hẻm vắng. Nhà nhà đốt lư hương, bày cỗ trông trăng, tiếng cười nói lan khắp mái ngói xanh.

Trong một gian phòng đơn sơ bên hông Tây thành, ngự y họ Trần khẽ gác chung rượu xuống bàn. Rượu ấm đã cạn nửa, mà lòng lại lạnh như tro tàn. Vợ đã mất mười năm, con gái duy nhất lại gả đến tận An Bình, mấy năm trước nghe tin lâm bạo bệnh qua đời, từ đó ông chỉ còn chiếc bóng già ngồi trông trăng mỗi dịp rằm.

Vốn tưởng đêm nay có thể an tĩnh qua đi, nào ngờ mới canh hai, bên ngoài đã có tiếng gõ cửa gấp gáp. Gã sai vặt áo xám xưng là người trong phủ Quận chúa, thân đeo ngọc phù lệnh, khẩn cầu ông lập tức theo vào phủ chẩn trị.

Trần ngự y tuy đã tuổi xế chiều, nhưng đạo y vẫn giữ, không chút do dự liền theo người kia lên kiệu. Vào đến cửa phủ Quận chúa, đã thấy đèn đuốc sáng trưng, từ ngoài đại môn đến tận hành lang bên trong đều treo đèn l*иg thêu kim tuyến, gió thoảng qua khiến ánh sáng lay động như sao trời đổ xuống nhân gian. Kiệu đi qua ba lớp cửa son, qua bốn lần sân gạch ngọc, tiếng bước chân nha hoàn rảo rảo, gió đêm lùa qua mùi trầm hương tỏa dịu dàng.

Tới chính đường, ông được mời xuống kiệu. Bên trên là tấm biển gỗ trắc chạm trổ rồng mây đề ba chữ đại tự “Thịnh Ninh Đường”, nét bút mạnh mẽ uy nghi. Vừa bước vào, đã thấy lão Quận chúa ngồi giữa, áo bào tím thẫm viền bạc, cạnh bà là một vị lão giả mày rậm, thân hình khôi vĩ chính là Đàm lão thái gia, danh tiếng vang khắp triều. Dưới thềm là Đàm đại nhân – Nhi tử của Đàm gia, tuổi chừng ba mươi bảy, thân mặc cẩm y, dáng vẻ trầm tĩnh.

Trần ngự y cúi người thi lễ, rồi theo người hầu dẫn vào hậu viện. Trong gian phòng, ánh nến vàng lay động, mùi thuốc thoảng trong không khí. Trên giường là hai tiểu nữ hài chừng sáu bảy tuổi, tóc tai ướt sũng, mặt mũi tái đi vì lạnh. Cạnh giường là một thiếu phụ vận y phục màu hồng trầm, khuôn mặt nhợt nhạt, thần tình lo âu. Mép giường còn một thiếu nữ mặc áo lụa xanh nhạt, tóc đã được chải khô sơ nhưng vẫn còn ươn ướt, dáng ngồi thẳng, ánh mắt cảnh giác mà dịu dàng.

Chỉ liếc qua, Trần ngự y đã đoán được bảy tám phần sự tình, nhưng ông xưa nay hành nghề nơi quyền quý, đã sớm quen cảnh “thấy mà như không thấy”. Chỉ lặng lẽ bắt mạch từng người.

Mạch tượng hai tiểu hài tử rối loạn, hàn khí xâm nhập cộng thêm hoảng sợ, khiến thân thể càng thêm suy nhược. Cô bé nhỏ hơn khí huyết hư nhược, cần lập tức điều dưỡng, nếu không dễ để lại gốc bệnh. Thiếu nữ ngồi mép giường thì mạch đều, nhưng có phần trầm trệ, rõ ràng là vừa nhiễm hàn vừa mỏi mệt quá độ.

Ông cung kính nói rõ bệnh tình với Đàm phu nhân, ghi đơn thuốc lại giao cho nha hoàn đem sắc, dặn dò cẩn thận rồi mới lui ra.

Trở lại chính đường, Trần ngự y đứng nghiêm, chắp tay bẩm báo:

“Bẩm Quận chúa nương nương, Đàm lão thái gia, Đàm lão gia, hai tiểu thư tuy không nguy kịch nhưng đã nhiễm hàn khí, tinh thần cũng hoảng loạn. Trong đó, tiểu thư út thân thể vốn yếu, cần tĩnh dưỡng, tuyệt đối không để bị lạnh thêm lần nữa. Thiếu cô nương cũng nhiễm phong hàn, may chưa vào phế, chỉ cần uống thuốc rồi nghỉ ngơi sẽ ổn.”

Lão Quận chúa nghe xong chỉ khẽ gật đầu, dường như không muốn nhiều lời. Đàm lão thái gia thì thở dài, phất tay cho người mang tiền thưởng và trà nóng ra đãi. Trần ngự y không dám nán lại lâu, nhận chút lễ rồi cáo từ, chỉ thấy khi bước ra khỏi đại môn phủ Quận chúa, ánh trăng vẫn sáng như ban đầu.

Cả một đêm náo động khiến ai nấy đều thấm mệt. Lão Quận chúa thấy mọi chuyện đã tạm ổn liền bảo mọi người giải tán nghỉ ngơi. Cẩm Nhược nằm trong chăn giả vờ ngủ, được Mộc ma ma bọc cả chăn bế về Minh Tịnh Trai.

Lúc rơi xuống hồ, thực ra cô hoàn toàn có thể tự bơi lên, nhưng bên cạnh lại có vị tỷ tỷ bé cứ bám chặt lấy vai, vô tình đè cô chìm xuống. Dù kiếp trước mùa hè năm nào cũng học bơi, lần này cô cũng không thể thoát thân, chỉ đành để mặc cho nước nhấn chìm. May mắn thay, khi cô gần như không còn hơi sức, Nhị tỷ lại bất ngờ lao xuống cứu cả hai.

Ban đầu chỉ định giả vờ ngủ, nào ngờ Cẩm Nhược lại thϊếp đi lúc nào chẳng hay. Khi tỉnh dậy, ánh sáng ban mai đã tràn ngập khắp gian phòng. Cô khẽ ngáp một cái, đôi mắt vẫn còn mơ màng hướng ra sân. Chỉ thấy một vạt nắng vàng óng ả nghiêng nghiêng chiếu xuống luống hoa trước hiên, điểm xuyết những giọt sương sớm lấp lánh như châu ngọc.

Đúng lúc ấy, Quế Phương từ ngoài bước vào, vừa hay bắt gặp khung cảnh ấy, nhẹ giọng gọi:

“Cô nương, người tỉnh rồi à?”

Cẩm Nhược hạ ánh mắt, giọng dịu nhẹ:

“Lại làm liên lụy tỷ, không được nhận tiền tháng này.”

Quế Phương đặt chậu nước lên giá gỗ, lấy khăn nhúng ướt rồi vắt khô, mỉm cười đáp:

“Không bảo vệ được tiểu thư, bị phạt cũng là chuyện phải rồi.” – Nàng cẩn thận dâng khăn lên cho cô nương lau mặt, rồi tiếp lời: “Nhưng dù bị phạt, cô nương vẫn lấy tiền riêng để bù cho tôi mà.”

Cẩm Nhược định nói gì đó, nhưng một cơn ho bất chợt khiến lời nghẹn lại nơi cổ.

Thấy vậy, Quế Phương vội rót chén trà ấm, đưa qua cho cô nhuận họng.

“Chỉ thương cô nương thôi,” nàng khẽ thở dài, “thân thể vốn đã yếu, nay lại nhiễm phong hàn… Mấy ngày tới, người nhất định phải tĩnh dưỡng cho tốt.”

Chuyện hai tiểu thư rơi xuống hồ chẳng mấy chốc đã lan khắp phủ. Dù sao cũng chỉ là tai nạn hi hữu, ngoài vài hạ nhân bị phạt trừ tiền tháng thì mọi sự lại sớm trở về như cũ. Cẩm Nhược và Chiêu Đường đều được cho nghỉ học một tuần để tĩnh dưỡng.

Lúc này, Cẩm Nhược đang ngồi trên trường kỷ, trên đùi phủ một tấm chăn gấm mỏng. Bàn tay nhỏ nhắn khẽ lần theo kỳ phổ, nhẹ nhàng hạ xuống một quân cờ. Tuy đã mời được kỳ sư Vệ đến dạy, nhưng cô mới học chưa đầy một tháng. Hết bị mèo hoang vồ, rồi lại rơi xuống nước, việc nào cũng khiến thân thể hao tổn, học hành vì thế mà gián đoạn không ít.

Xuân Hoa ngồi bên trên chiếc ghế đẩu gỗ, chăm chú theo dõi từng nước cờ, nhưng trên mặt lại lộ rõ vẻ hoang mang, không hiểu gì mấy.

Bỗng cánh cửa khẽ mở, Lỗ Quỳ bước vào, trên tay cầm theo một quyển sách.

“Bẩm cô nương, Vệ kỳ sư sai người mang sang mấy thế cờ, muốn tiểu thư luyện giải lúc rảnh rỗi.”

Cẩm Nhược đưa tay nhận lấy quyển sách từ tay Lỗ Quỳ, khẽ gật đầu cảm tạ. Xuân Hoa biết ý, nhặt quân cờ bỏ vào trong hộp gỗ cho tiểu thư dễ bề bày cờ.

“Cô nương, người vẫn còn chơi cờ sao?” – Quế Phương từ ngoài bước vào, trên tay bưng một khay gỗ, bên trên đặt bát chè đậu đỏ nghi ngút khói. Vừa nhìn thấy cảnh trong phòng, nàng liền hơi nhíu mày.

“Vệ phu tử vừa cho người mang sang mấy thế cờ khó, cô nương liền trải cờ ra để suy nghĩ.” – Xuân Hoa nhanh nhẹn đáp.

“Người vẫn còn nhiễm phong hàn, nên nằm trên giường tĩnh dưỡng mới phải.” – Quế Phương bước lại gần, dâng bát chè đến trước mặt tiểu thư.

Cẩm Nhược đưa tay nhận lấy, đặt lên án nhỏ bên cạnh. Đôi tay lạnh cóng vì cờ bàn gỗ lạnh, chạm vào bát chè ấm áp lập tức dịu đi nhiều. Cô múc một thìa đưa lên miệng, trong đó có cả một viên trân châu làm từ bột năng: dẻo dẻo, ngọt bùi, khiến gương mặt khẽ dãn ra một chút.

“Lễ vật sinh thần của Tứ công tử nô tỳ đã mang sang rồi. Công tử vừa nhìn thấy liền vui mừng ôm vào lòng, còn dặn nô tỳ thay mặt cảm tạ cô nương.” – Quế Phương vừa nói, vừa cẩn thận kéo chăn bông lên cho tiểu thư.

Nghe vậy, Cẩm Nhược chỉ khẽ gật đầu. Từ sau đêm giao thừa năm ấy, cô và Tứ ca thường xuyên qua lại. Mỗi tháng, cô đều thêu một món nhỏ mang tặng; còn huynh ấy thì thường sai người đưa đến cho cô mấy món đồ chơi tinh xảo. Lâu dần, giữa hai người tự nhiên hình thành một mối thân tình khó gọi tên.

Không rõ lấy can đảm từ đâu, Tứ ca vậy mà quyết tâm muốn trở thành võ tướng. Vài tháng gần đây bắt đầu rèn luyện thân thể, học tập võ nghệ. Cô nghe được tin tức này liền nhờ cữu cữu tìm cho huynh một người thầy tốt. Đã hơn hai tháng trôi qua, thân thể huynh ấy cao lớn hẳn lên, ăn uống khỏe mạnh, không còn vẻ gầy gò như trước. Đông di nương thấy con trai như biến thành người khác, trong lòng vừa vui vừa lo. Còn đối với Bát cô nương là cô, nàng càng thêm yêu quý, dăm bữa nửa tháng lại làm vài món điểm tâm đưa sang.

“Phía Nhị tỷ tỷ thế nào rồi?” – Cẩm Nhược khẽ hỏi, tay vẫn khuấy nhẹ mấy viên trân châu đang nổi lềnh bềnh trong bát chè, khiến chúng từ từ chìm xuống.

“Nhị cô nương dường như bệnh tình càng thêm nặng. Vốn định ngày mùng mười tháng này sẽ làm lễ Vấn Danh, nhưng vì người còn chưa khỏi nên đã dời sang cùng kỳ tháng sau.” – Quế Phương nhẹ giọng đáp, giọng nói mang vài phần dè dặt.

Cẩm Nhược nghe vậy thì khẽ chau mày, tay vô thức vân vê quân cờ đen trong lòng bàn tay. Khi ấy, vị đại phu nọ rõ ràng chẩn đoán rằng hai vị tỷ tỷ của cô chỉ bị nhiễm phong hàn nhẹ, lại thêm chút kinh sợ, không phải gì nghiêm trọng. Thất tỷ còn nhỏ tuổi mà đã sớm khỏe lại; bản thân cô vốn thể nhược, cho nên còn cần tĩnh dưỡng thêm vài ngày. Ấy vậy mà Nhị tỷ lại càng lúc càng yếu, so ra còn trầm trọng hơn cả hai tiểu muội muội?

Trong lòng dâng lên chút nghi hoặc, cô khẽ đặt quân cờ xuống bàn.

“Cô nương đang nghi ngờ Nhị tiểu thư?” – Quế Phương tinh ý bắt được trọng tâm, thấp giọng hỏi.

Cẩm Nhược nghe vậy thì cười ngốc nói: "Tất nhiên là không rồi. Sao muội phải nghi ngờ chứ." - Đoạn khẽ rũ mắt xuống: "Cho dù tỷ ấy làm thứ gì thì cũng có lý do riêng của mình."

Ngày hôm đó, bóng người cô vô tình thấy lướt qua nơi hành lang phía sau, nghĩ lại cẩn thận... dường như không phải Tam tỷ mà là Nhị tỷ mới đúng.

“Quế Phương, tỷ có biết tiểu Công gia kia là người thế nào không?” – Cô khẽ chuyển đề tài.

“Nô tỳ nghe nói, ngài ấy là đích tử trong phủ, xếp thứ năm trong huynh đệ, tuổi vừa tròn mười tám. Nghe mấy nha hoàn hầu hạ ở chính đường bàn tán thì là người phong nhã, khôi ngô tuấn tú, xem ra là một mối hôn sự tốt.”

Cẩm Nhược không đáp, chỉ nhẹ nhàng đặt lại nắp bát chè. Đôi mắt cụp xuống, giấu đi tia bất mãn mơ hồ. Nam nhân thời này, cho dù trong phủ có đến mười thị thϊếp, chỉ cần không phạm pháp, vẫn có thể được người ta ca tụng là “ôn nhu, độ lượng”, là “nam tử tốt”.

Nghĩ đến đây, cô không khỏi cảm thấy nghèn nghẹn nơi l*иg ngực. Từ sâu trong tâm, cô vẫn luôn tin vào một mối tình thủy chung, một đời một người. Thế nhưng ở thời đại này, niềm tin ấy chẳng khác gì tự giam mình trong l*иg sắt, vừa ngột ngạt, vừa cô đơn.