Cày Xới Một Giấc Mơ

Chương 2.2. Em Thấy Anh Như Một Điệp Viên

“Cố Đại Ca, anh đang nghĩ gì vậy?”

Lưu Đức Trụ hỏi thêm.

Cố Tứ Duy mỉm cười thầm nghĩ: “Sao nhóc này cứ tò mò như vậy, hỏi đi hỏi lại về những suy nghĩ của anh, liệu những điều đó có liên quan gì đến nhóc đâu chứ!” Nếu cậu tưởng anh là điệp viên, thì câu hỏi ấy cũng dễ hiểu, vì Lưu Đức Trụ giờ đang háo hức thu thập bằng chứng cho vụ bắt “điệp viên”.

Để có được bằng chứng, trước hết phải hiểu được tâm lý của điệp viên và Lưu Đức Trụ học được cách đó từ những bộ phim chiếu rạp.

Cậu thường xem phim ở đâu? Chuyện này cũng đơn giản: ra khỏi làng, đi về hướng Đông suốt một ngày, qua vài đỉnh núi, đến một nhà máy trong rừng. Nhà máy với vài nghìn người, nơi thỉnh thoảng lại chiếu phim ngoài trời. Lưu Đức Trụ chính là đứa trẻ từng xem phim ở đó.

Thật ra, nhà máy ấy chẳng hề là một nhà máy mà là một thị trấn nhỏ với đủ tiện nghi, không chỉ có rạp chiếu, mà còn có phòng tắm, cửa hàng, thậm chí có cả nhà xưởng sợi bông.

Dĩ nhiên, lúc này Cố Tứ Duy chẳng hề hay biết điều đó.

Hiện tại, anh chỉ biết rằng ngôi làng này thuộc tổ Sáu, Làng Thạch Mã, Xã Khu Sơn, Huyện Quý Lĩnh, Thành phố Cù Sơn, tỉnh Giang An.

Dù cùng thuộc một làng, nhưng sáu tổ này cách nhau từ nửa ngày đi cho đến gần mười giờ, mỗi xóm nằm giữa những dãy núi quanh co, những con đường gồ ghề quanh quẩn, dù không đến mức “đường Thục thật khó*” nhưng cũng khiến người ta phải dè chừng.

* “Đường Thục thật khó” là cách nói ẩn dụ chỉ những con đường cực kỳ hiểm trở, gập ghềnh và khó đi qua , giống như những cung đường ở vùng Thục xưa cũ, vốn nổi tiếng vì hiểm trở, nguy hiểm, được miêu tả trong bài thơ “Thục đạo nan” của Lý Bạch. Trong ngữ cảnh của truyện, câu nói này được dùng để so sánh mức độ khó khăn của đường xá, ám chỉ rằng dù đường trong làng có thể không bằng “đường Thục” danh tiếng nhưng vẫn khiến người ta phải hết sức cẩn trọng khi qua lại.

Nói thật, đường xá ở đây thật sự không dễ đi, nhiều đoạn chỉ cho phép một người cùng một con vật đi qua, bên cạnh là vực sâu khiến người đi qua đều rùng mình.

Chính vì thế, những cơn gió hỗn loạn bên ngoài chẳng thể xâm nhập vào làng, và đó cũng là một trong những lý do khiến Cố Tứ Duy quyết định an cư ở đây.

“Anh đang nghĩ, sau bữa ăn xong, đi săn ở đâu đây?” Cố Tứ Duy thản nhiên nói.

Anh muốn ở lại, vì nơi để chứng tỏ giá trị của mình chính là giải quyết vấn đề ăn uống của làng, chỉ cần khắc phục được vấn đề này, thì dù anh muốn đi đi nữa, chắc chắn làng cũng sẽ không để anh rời đi.

Dĩ nhiên, suy nghĩ của Cố Tứ Duy không hề đơn giản như vậy. Là một người đã sống được ba mươi năm sau này, anh hiểu rằng đôi khi, dù làm điều tốt, kết quả lại chẳng như mong đợi.

Tại sao lại thế?

Đó chính là bản chất con người – “Một bát gạo tạo nên ân nhân, một đấu thóc tạo nên kẻ thù.”*

*Ngạn ngữ Trung Quốc có câu "Một bát gạo tạo nên ân nhân, một đấu thóc tạo nên kẻ thù". Câu nói này có nghĩa rằng: Khi con người lâm vào hoàn cảnh khó khăn thực sự và nhận được sự giúp đỡ dù rất nhỏ, nó cũng khiến người hoạn nạn vô cùng cảm kích.

Chuyện này không chỉ xảy ra ở thời hiện đại, mà ở khắp nơi, trong bất cứ xã hội nào cũng có vậy. Một khi ta trở thành chỗ dựa của người khác, thì khi không còn cần ta nữa, những điều tốt đẹp mà ta đã dành cho họ có thể sẽ được đáp lại bằng sự thù hận sâu sắc.

Cố Tứ Duy không muốn mình phải hàng ngày mệt nhọc ra ngoài săn bắn, để cho dân làng được no đủ trong khi anh lại mỏi mệt như chó.

Anh không phải là “chó săn” của làng – anh chỉ đóng vai trò săn bắn thôi.

Hơn nữa, anh càng không muốn có ngày, khi anh mệt mỏi và không muốn lao động nữa, mà lại bị người dân trong làng cho là kẻ lười biếng, không săn bắn, đến nỗi khiến họ phải đói bụng.

Săn bắn được, thể hiện giá trị cũng được, nhưng nếu giúp dân làng ăn no, đến mức an khang thì hiện nay chẳng thể nào mà đạt được.

Cố Tứ Duy rất tinh tường – chính sự tinh tường ấy đã giúp anh, một chàng trai nhỏ từ thị trấn, ở tuổi ba mươi tự mình mua được căn nhà của riêng mình, một khả năng được mài giũa qua bao khó nhọc và thương tích.

“Săn bắn, anh còn biết săn bắn á?”

Nghe từ “săn bắn”, Lưu Đức Trụ lập tức mở to mắt ra.

“Khó lắm sao?” Cố Tứ Duy tự tin đáp.

Nếu như trước đây, anh chẳng biết săn chút nào, nhưng bây giờ khác hẳn, vì anh có “không gian bí ẩn” bên mình và sự hiểu biết về nó thật điêu luyện – nên việc xử lý con mồi từ lâu đã có sẵn kế hoạch.

Tuy nhiên, Lưu Đức Trụ vẫn tỏ ra hơi nghi ngờ và hỏi thêm: “Anh thực sự biết săn bắn à?”

Câu hỏi ấy rõ ràng chứa đựng sự hoài nghi hơn là niềm tin.

Săn bắn chẳng phải là công việc dễ dàng. Nếu thật dễ, thì những thợ săn già trong làng đã có nhiều hơn, sao mà dân làng vẫn sống khổ cực như thế? Nói cho rõ ra, đời sống ở làng bây giờ còn tệ hơn trước, tại sao lại như vậy? Có phải vì những thợ săn già nay chẳng còn biết săn nữa sao?

Rõ ràng, không phải như vậy.