Đạo Y

Chương 23: Không hổ danh là đại thần

Điều bất ngờ nhất còn ở phía sau.

Huyệt thủy đạo nằm ở bụng dưới của cô, ngay khi anh châm kim xuống, luồn khí nóng dần lan tỏa ra xung quanh, xua tan hoàn toàn cảm giác lạnh lẽo và đau tức ở bụng. Giống như ánh nắng đột ngột xuất hiện xua tan mây mù đã kéo dài suốt nhiều tháng qua.

"Dễ… dễ chịu quá đi!" Liễu Mỹ Lan không còn nhớ đến vấn đề chân khí nữa, cô reo lên: “Không còn đau nữa, bụng ấm lên rồi, còn nóng nữa cơ!"

Vì chứng băng lậu kéo dài suốt mấy tháng nay nên ngay cả trong mùa hè, Liễu Mỹ Lan vẫn cảm thấy cơ thể yếu đi, tay chân bụng dạ lạnh toát. Giờ đây các triệu chứng này đã giảm bớt, dễ chịu vô cùng.

"Ừ, còn một mũi nữa, châm xong sẽ còn dễ chịu hơn. Vài ngày tới chị nhớ nghỉ ngơi cẩn thận, như thế sẽ không đau nữa. Sau khi uống hết thuốc, kinh nguyệt của chị cũng sẽ đều trở lại." Anh tiếp tục châm vào huyệt tam âm giao ở phần bắp chân.

Mũi kim tiếp theo đi xuống lớp da, Liễu Mỹ Lan thậm chí còn toát cả mồ hôi. Đây là lần đầu tiên sau nhiều tháng, cô thật sự cảm thấy nhẹ nhàng dễ chịu.

— Đã gọi là [Châm lửa đốt núi] thì đương nhiên là càng đốt mạnh càng tốt.

Liễu Mỹ Lan đã hoàn toàn bị thuyết phục. Cô nắm lấy tay Chu Cẩm Uyên, lắp bắp không biết phải nói gì cho đúng: "Cậu… đại thần, cảm ơn cậu! Cậu quả không hổ danh là đại thần!”

Chu Cẩm Uyên: "..."

Mặc dù… nhưng… mọi người gọi anh "đại thần" là vì (mọi người tưởng) anh tu tiên trong phòng khám mà!



Liễu Mỹ Lan đến quầy thuốc bốc thuốc. Về đến nhà, chỉ sau hai thang thuốc, triệu chứng rong kinh kéo dài mấy tháng nay đã dừng lại y như lời Chu Cẩm Uyên đã nói!

Sau lần được Chu Cẩm Uyên châm cứu, cơn đau bụng và chóng mặt cũng đã thuyên giảm rất nhiều, hầu như không làm phiền cô nữa.

Tuy nhiên, trong thời gian uống thuốc, vì không nghe theo lời dặn của Chu Cẩm Uyên, Liễu Mỹ Lan lại để gió lạnh thổi vào người khiến cơn đau bụng quay trở lại.

Liễu Mỹ Lan vội vàng đến bệnh viện, định nhờ Chu Cẩm Uyên châm cứu thêm lần nữa. Đến nơi, cô mới phát hiện hôm nay Chu Cẩm Uyên không đi làm, đang định quay đi thì thấy Lưu Kỳ ở văn phòng bên cạnh.

Hôm đó cô đã từng nhìn thấy Lưu Kỳ, liền thò đầu vào hỏi: “Bác sĩ ơi, tôi tìm bác sĩ Chu, cậu ấy không có ở đây sao?”

Lưu Kỳ liếc nhìn cô, đáp: “Hôm nay bác sĩ Chu xin nghỉ, chị quay lại vào ngày mai nhé.”

Anh ta đang ở văn phòng bác sĩ Mao để hỏi thêm một số vấn đề. Trước đó, bác sĩ Mao đã trình bày và giải thích thao tác [Châm lửa đốt núi] nhưng vẫn còn vài chỗ anh ta vẫn chưa hiểu rõ.

Liễu Mỹ Lan làm mặt thất vọng, chợt cô nhớ ra điều gì đó, liền hỏi: “Thế bác sĩ, anh có biết châm cứu không? Tôi đang bị đau bụng kinh.”

“Tất nhiên là biết chứ.” Lưu Kỳ đáp: “Vậy chị đợi một chút, tôi xin phép bác sĩ Mao đã nha.”

Bác sĩ Mao rất tán thưởng tinh thần ham học hỏi của Lưu Kỳ, liền nói: “Vừa hay, cậu có thể thực hành kỹ thuật châm cứu này trên bệnh nhân luôn, không cần dùng đến điện châm. Tôi sẽ đứng bên cạnh quan sát cách làm của cậu.”

Điện châm là phương pháp hiện đại trong y học cổ truyền, kết hợp châm cứu với máy điện châm để tạo dòng điện kí©ɧ ŧɧí©ɧ huyệt đạo. Nhưng lần này, bác sĩ Mao muốn kiểm tra kỹ thuật châm cứu phức hợp mà Lưu Kỳ đã học nên không sử dụng điện châm.

Lưu Kỳ mừng rỡ, đáp: “Vâng, vâng, vâng, cảm ơn thầy Mao. Để em báo với bác sĩ Chu một tiếng!”

Bệnh viện luôn tuân theo quy chế bác sĩ nào tiếp nhận điều trị ban đầu thì sẽ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình điều trị của bệnh nhân đó tại bệnh viên, trừ khi sau này bệnh nhân yêu cầu chuyển chẩn. Tuy trường hợp của Liễu Mỹ Lan không có đáng để tranh cãi, nhưng Lưu Kỳ vẫn muốn báo với Chu Cẩm Uyên một tiếng.