Tống Cảnh Thần được cha bế lên ghế ngồi, tự nhiên nói: “Cảm ơn Lý bá bá đã nghĩ chu đáo cho Thần ca nhi, Thần ca nhi cũng có lễ vật tặng Lý bá bá.”
Tống Tam Lang: “???”
Nhi tử còn chuẩn bị lễ vật cho người khác? Sao ông không biết nhỉ.
Lý Dật Sơn bị tiểu hài tử làm cho bật cười, tò mò hỏi: “Ồ? Thần ca nhi còn chuẩn bị lễ vật cho bá bá? Là lễ vật gì, để bá bá xem thử nào.”
Tiêu Diễn Tông thì hoàn toàn không hứng thú, một tiểu hài tử thì có thể mang lễ vật gì tặng cho Lý Dật Sơn đây? Trong cái túi áo nhỏ kia, cùng lắm chỉ có thể giấu vài viên kẹo, nhưng đúng là, tiểu hài tử vô cùng hào phóng, không e sợ, còn rất hiểu lễ nghĩa qua lại.
Tuy không hứng thú, ánh mắt ông vẫn không kìm được mà dừng lại trên người tiểu hài tử, xem thử hắn sẽ lấy ra loại kẹo gì.
Mấy người lớn đều rướn cổ nhìn, chỉ thấy tiểu hài tử duỗi cánh tay nhỏ, nắm tay đang siết chặt dần mở ra, trong lòng bàn tay hiện ra một con chuồn chuồn đã chết.
Lý Dật Sơn: “……”
Tiêu Diễn Tông: “……”
Tống Tam Lang: Tất có lý do.
Quả nhiên, ông nghe thấy nhi tử giọng sữa nói: “Ban đầu ta bắt được là một con sống, nhưng chỉ để trong hộp nửa ngày là nó đã chết rồi.”
Tiêu Diễn Tông không khỏi hiếu kỳ hỏi: “Tiểu oa nhi, tại sao ngươi lại tặng Lý bá bá một con chuồn chuồn?”
“Bởi vì ta phát hiện chuồn chuồn mà Lý bá bá vẽ, không giống chuồn chuồn ta từng thấy! Ta muốn tặng một con để Lý bá bá lần sau vẽ tranh có thể nhìn theo mà vẽ, sẽ không vẽ sai nữa.”
Lý Dật Sơn đỏ mặt, Tiêu Diễn Tông thì chấn kinh. Trong lĩnh vực hội hoạ, năng lực quan sát nhạy bén và khả năng cảm thụ tinh tế là điều kiện tiên quyết quan trọng nhất, không phải ai cũng có thể sở hữu thiên phú này.
Tiểu hài tử trước mắt còn chưa hiểu về hội hoạ, hắn không thể nào tỉ mỉ nghiên cứu thưởng thức tranh của Lý Dật Sơn, điều này có nghĩa là chỉ cần một cái liếc qua, hắn đã nhận ra điểm không đúng của chuồn chuồn trong tranh Lý Dật Sơn.
Nghĩ đến đây, Tiêu Diễn Tông phấn khích, vội nói: “Dật Sơn huynh, nhanh, mau sai người lấy bức tranh có vẽ chuồn chuồn kia ra cho ta xem.”
Lý Dật Sơn cũng tò mò không biết mình vẽ sai chuồn chuồn ở chỗ nào, bởi hắn đều dựa theo danh tác của danh gia để mô phỏng, không thể nào lại có lỗi được, nhưng tiểu hài tử vốn không biết nói dối, thế nên ông sai người nhanh chóng mang bức họa đến.
Khi hạ nhân mang bức Bồ Đào Trùng Thảo Đồ của Lý Dật Sơn đến, Tiêu Diễn Tông lập tức cầm lên tỉ mỉ xem xét. Khi ông phát hiện con chuồn chuồn mà tiểu hài tử nhắc tới chỉ nằm ở một góc tranh, trên một nhánh dây leo không mấy nổi bật, vẻ khϊếp sợ trên mặt không giấu nổi.
Trời ạ, một con chuồn chuồn không đáng chú ý đến vậy, một lỗi nhỏ bé đến vậy, mà tiểu hài tử cũng có thể phát hiện ra. Đứa trẻ này có còn là người không???
Tiêu Diễn Tông cố nén kinh ngạc trong lòng để tránh biểu hiện quá mức khiến tiểu oa nhi đắc ý. Ông từng gặp không ít những trường hợp "bé nổi bật, lớn thất bại," một mầm non tốt như thế này nhất định phải được bồi dưỡng cẩn thận, không thể để mai một.
Thực tế, Tiêu Diễn Tông đã quá xem trọng Tống Cảnh Thần, tất cả chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Thứ nhất, lúc đó Tống Cảnh Thần xem bức tranh, vì người quá thấp, ngay cả khi nhón chân cũng không thấy hết toàn bộ bức họa. Tình cờ, con chuồn chuồn ở góc bức tranh lại đập thẳng vào mắt hắn.
Thứ hai, Tống Cảnh Thần vốn ham chơi, những món đồ chơi nhỏ mà cha làm cho không đủ để thỏa mãn lòng hiếu kỳ mạnh mẽ của hắn, thế nên chơi với côn trùng đã trở thành một trong những sở thích. Hắn sợ ong là vì một lần dùng lưới nhỏ cha làm để bắt ong, hí hửng đưa tay bắt thì bị ong chích đến đau điếng.
Chính nhờ quen thuộc với chuồn chuồn, hắn chỉ cần nhìn một cái là phát hiện chỗ sai trong tranh của Lý Dật Sơn. Nhưng lúc đó hắn đang nhắm đến chùm bồ đào của người ta, tất nhiên sẽ không nói ra để làm mất vui.
Tống Tam Lang đưa nhi tử đến Lý phủ là trùng hợp, Tống Cảnh Thần đi lạc vào thư phòng của Lý Dật Sơn cũng là trùng hợp, mà hôm đó Lý Dật Sơn tình cờ vẽ chuồn chuồn, lại còn vẽ sai lại càng là trùng hợp trong trùng hợp.
Chỉ có thể nói, cơ duyên trùng hợp cũng là một loại vận khí lớn. Trong mơ hồ, vận mệnh của một người được quyết định bởi ngẫu nhiên hay tất yếu, ai mà nói cho rõ được?
Tiêu Diễn Tông chỉ vào cánh chuồn chuồn trong tranh, nói với Lý Dật Sơn, là phần mép trên của cánh chuồn chuồn vẽ sai rồi, đường nét vân mạch ở đây có chút khác biệt so với phần khác.
Lý Dật Sơn kinh ngạc, vội cầm lấy con chuồn chuồn mà tiểu hài tử tặng để so sánh cánh, không khỏi hít sâu một hơi, nói: “Đứa trẻ này—”
Ông nói được nửa câu, liền bắt gặp ánh mắt ra hiệu của Tiêu Diễn Tông, lập tức hiểu ra, liền chuyển lời: “Đứa trẻ này nói không sai.”
Tống Tam Lang, kiếp trước văn võ song toàn, tuy không phải chuyên gia về hội họa, nhưng cũng không phải người ngoài cuộc. Ông có con mắt thẩm định tinh tường, nhìn ra nhi tử vừa làm hai người kia kinh ngạc, không khỏi có chút buồn cười.
Ai mà ngờ được một tiểu hài tử nghịch côn trùng lại nghịch ra một cơ duyên cho chính mình như thế.
So với Trần Yến An, ông tất nhiên nghiêng về việc để nhi tử bái Tiêu Diễn Tông làm sư.
Tiêu Diễn Tông quyết định phải đối xử thật tốt với tiểu oa nhi trước mặt. Ông đã sớm nhìn ra, ánh mắt tiểu hài tử này không hề đặt lên bất kỳ ai, mà chỉ chăm chú vào bàn mỹ thực trước mặt.
Ông dùng que tre xiên một cuộn lưỡi cừu, đưa đến trước mặt Tống Cảnh Thần, cười nói: “Thần ca nhi đói rồi nhỉ? Ăn chút gì đi.”
Nụ cười "Sói giả bà ngoại" của Tiêu Diễn Tông khiến Tống Cảnh Thần nhớ đến một câu mà người kể chuyện thường nói: Vô sự hiến ân cần, phi gian tức đạo.
Nhưng mặc kệ, có cha ở đây, hắn chẳng sợ gì, cha sẽ bảo vệ hắn.
“Cảm ơn Tiêu bá bá.” Tống Cảnh Thần nhanh tay đón lấy, sau đó liếc nhìn Tống Tam Lang một cái, ánh mắt như muốn nói: “Cha, con thèm quá, muốn ăn, có thể ăn không? Con ăn đây.”
Hắn chỉ là tượng trưng xin phép cha một câu, căn bản không để tâm đến phản ứng của cha, lập tức há miệng cắn một miếng nhỏ, tiểu hài tử cũng biết sỉ diện, không dám cắn miếng to, chỉ giả vờ cắn nhẹ một miếng.
Ôi ôi ôi, đây là mĩ vị của thần tiên sao? Trên đời sao lại có món thịt ngon đến thế, đây chắc chắn là thịt thần tiên!
Tống Cảnh Thần vô thức đưa phần thịt còn lại đến trước miệng cha: “Cha, cha mau thử đi, thịt nhà Lý bá bá quá xá ngon!”
Tiêu Diễn Tông thấy tiểu hài tử tham ăn, mà phản ứng đầu tiên sau khi nếm thử là muốn chia sẻ với phụ thân, không khỏi lộ vẻ tán thưởng, đồng thời có chút hổ thẹn không bằng. Bản thân là nghịch tử bất hiếu, suýt nữa khiến lão cha tức chết.
Tống Tam Lang cũng cảm thấy trong lòng ấm áp. Ông nhớ lại khi Thần ca nhi mới một tuổi, nếu có ai dám cắn một miếng thức ăn của tiểu hài tử, hắn sẽ khóc vang trời đất, dùng bàn tay nhỏ bé móc ra từ miệng đối phương, bắt họ trả lại.
Chỉ khi vui vẻ, hắn mới chịu nguyện ý chia sẻ một chút, mà thật sự chỉ là một chút thôi, còn nhỏ hơn cả móng tay của hắn, làm khó cho tên tiểu tử này, có thể bẻ thành nhỏ như vậy đem cho người ta.
Hiện tại, Thần ca nhi không chỉ biết chia sẻ món ăn yêu thích với cha nương, huynh đệ, mà còn biết quan tâm đến người khác. Buổi sáng tự thức dậy mà không quấy rầy cha nương, còn giúp cha đắp chăn, vỗ nhẹ lên ngực cha, sau đó kiễng chân chạy đi chơi một cách nhẹ nhàng.
Vì vậy, tiểu hài tử là sinh linh thuần khiết nhất. Ngươi cho hắn yêu thương, hắn sẽ đáp lại bằng tình yêu chân thành nhất. Tống Tam Lang từng trải qua sự tàn ác của lòng người, hiểu rõ thế gian này, từ ngàn đời nay, vẫn luôn là cá lớn nuốt cá bé, nhưng ông muốn dạy con mình sự lương thiện. Ông muốn cho con một tâm hồn thiện lương làm nền tảng. Tiểu hài tử không cần phải hiểu sự ác độc của nhân tính, đó là bài học của người trưởng thành.
Tống Tam Lang tượng trưng cắn một miếng từ tay con, hương vị không tệ. Đó là món lưỡi cừu chiên chính thống, tay nghề đầu bếp khá giỏi, chiên đúng độ vừa chín tới.
Món lưỡi cừu này được làm bằng cách rửa sạch lưỡi cừu, cắt thành sợi nhỏ, ướp lạnh trong hầm đá cho ngấm gia vị, sau đó tẩm mỡ heo, bột mì và lòng trắng trứng rồi chiên vàng. Chiên thiếu thì không giòn, chiên quá thì mất đi độ mềm.
Tống Tam Lang đoán món này chỉ sử dụng phần đầu lưỡi, vì đây là phần hoạt động nhiều nhất của con cừu, thịt chắc mà không có gân dai, đặc biệt phần đầu lưỡi lại càng mềm mại, thập phần tinh tế.
Tiêu Diễn Tông ghét kiểu một hỏi một đáp, ông muốn quan sát trạng thái tự nhiên nhất của tiểu hài tử. Nhân cơ hội gắp thức ăn cho tiểu hài tử để bắt đầu bắt chuyện.
Tiêu Diễn Tông: “Thần ca nhi đã biết đọc sách chưa?”
Tống Cảnh Thần: “Ta còn nhỏ mà, ta đang lớn, răng phải mọc, xương cũng phải dài ra, đầu óc cũng phải lớn nữa. Cha nói là đợi lớn thêm hai năm rồi mới đọc sách.”
Tống Tam Lang nhíu mày: Cha khi nào nói vậy?
Lời nói ngây ngô của tiểu hài tử khiến Tiêu Diễn Tông bật cười, tiếp tục hỏi: “Thần ca nhi đã từng nghĩ lớn lên sẽ như thế nào chưa?”
Tống Cảnh Thần suy nghĩ một lúc rồi đáp: “Ta nghĩ rồi, nhưng bây giờ không muốn nghĩ nữa.”
“Hả? Sao bây giờ lại không muốn nghĩ nữa?” Tiêu Diễn Tông hiếu kỳ hỏi.
Tống Cảnh Thần thản nhiên trả lời: “Ta còn nhỏ mà, tại sao phải lo chuyện khi lớn lên, vậy lớn rồi lại phải lo đến lúc già, chờ già lại lo đến lúc chết, vậy chẳng phải lúc nào cũng phải lo lắng sao? Như thế rất mệt mỏi nha.”
Ba người lớn: …
Sao lại có cảm giác, một tiểu hài tử ba tuổi rưỡi thông thấu như ông lão sáu mươi tuổi vậy?
Tiêu Diễn Tông bây giờ đã hoàn toàn hiểu, vì sao ông bạn già của mình lại cực lực tiến cử tiểu hài tử này. Trong thoáng chốc, ông nhớ đến chuyện ngày hôm qua, Trần Yến An đột nhiên tặng hắn một vò rượu trăm năm - Thần Tiên Túy, nói là để xin một học trò của hắn.
Tiêu Diễn Tông nhận học trò vốn chỉ để kiếm chút tiền tiêu, là kiểu duyên phận hời hợt, đến mức hắn còn lười hỏi tên người ta, đưa tiền chính là đồ đệ ngoan, không có tiền thì duyên thầy trò cũng hết.
Nhớ đến chuyện này, trong lòng Tiêu Diễn Tông đột nhiên dâng lên một dự cảm chẳng lành...