Trở Về Năm 1980: Ngược Dòng Thời Gian Tìm Lại Hạnh Phúc

Chương 14: Tuổi cao, ăn là trên hết

Chương 14: Tuổi cao, ăn là trên hết

Huyện Bác Bạch thuộc vùng đồi núi phía đông nam Quảng Tây, với địa hình đa dạng như đồng bằng, thung lũng, bồn địa, gò đồi, và núi non đan xen. Địa phận Song Vượng là vùng đồi núi thấp.

Những ngọn đồi ở đây đa phần đều nhỏ, chỉ cần một hơi là có thể chạy lên tới đỉnh. Sau này, hầu hết các ngọn đồi nhỏ này đều được người dân trồng cây vải, vì thế chúng còn được gọi là "đồi vải".

Sáng sớm hôm đó, rảnh rỗi không có việc gì làm, Đặng Thế Vinh cầm một cây gậy dài, bước lên ngọn đồi nhỏ đối diện nhà, thử vận may xem có tìm được chút gì ngon mang về.

Lên đến nơi, ông thấy những quả nhẫm (trái sim) trên khắp sườn đồi đã chín, bèn hái vài quả nếm thử. Vị ngọt thơm vẫn y như trong ký ức.

Tuy nhiên, mục tiêu chính của ông hôm nay không phải là hái nhẫm. Nếm xong vài quả, ông bắt đầu chú ý đến những bụi cỏ rậm rạp, cẩn thận tìm kiếm.

Sau hơn một tiếng đồng hồ, ông lục tung cả ngọn đồi mà vẫn không tìm được thứ mình cần, đành tiếc nuối lắc đầu.

Mục tiêu của ông rất đơn giản: tổ ong vò vẽ và các loại nấm dại.

Tổ ong vò vẽ thì khỏi phải nói, nhộng ong chiên giòn là món nhắm rượu tuyệt hảo. Thời sau này, ngay cả nhộng đông lạnh cũng phải bán cả trăm đồng một cân, còn nhộng tươi sống thì giá ba, bốn trăm đồng một cân là chuyện thường.

Về nấm dại, ở vùng Song Vượng, nổi tiếng nhất là nấm mối, nấm thông, và nấm mũi tên. Dù dùng để nấu canh hay cháo, hương vị của chúng đều thơm ngon đến khó cưỡng.

Trong ký ức, Đặng Thế Vinh đã hơn chục năm không được nếm mùi vị của những loại nấm này. Sau này, ai may mắn tìm được chúng thì bán giá vài trăm đồng một cân cũng có người tranh mua.

Dẫu sao, ngọn đồi này ở quá gần làng. Nếu có tổ ong, chắc chắn đã bị người khác lấy từ lâu, không đến lượt ông.

Còn các loại nấm, gặp được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào vận may.

Lấy nấm mũi tên làm ví dụ, loại nấm này mọc lên vào buổi sáng, nếu không hái ngay thì đến chiều cũng đã quá muộn. Nấm chỉ ngon khi vừa nhú khỏi đất, trông như đầu mũi tên. Nếu để lâu, nấm sẽ bung ra như cây dù, bắt đầu hư hỏng và mất đi hương vị.

Editor: Clara Th. Truyện được đăng độc quyền tại truyenhd, mọi nguồn khác đều là nguồn lậu.

Chính vì điều kiện khắt khe như vậy, ai muốn ăn loại nấm này đều phải chờ cơ hội.

Thêm nữa, hai ngày nay trời không mưa, vốn không phải thời điểm lý tưởng để tìm nấm dại.

Dù không đạt được mục tiêu chính, chuyến đi cũng không hoàn toàn vô ích. Trong một bụi cỏ, ông phát hiện một tổ mối trắng. Là người dày dạn kinh nghiệm ở nông thôn, ông biết rất rõ quy luật sinh trưởng của nấm dại: nơi có tổ mối, thường có nấm mũi tên mọc sau những cơn mưa.

Ghi nhớ địa điểm này, ông dự định chờ một ngày trời mưa, sáng hôm sau sẽ quay lại xem có thể hái được nấm không.

Về đến nhà, ông thấy con trai cả Đặng Doãn Thái đang ngồi trước sân làm ná cao su. Ông nói: "Doãn Thái, lát ăn sáng xong, rảnh rỗi thì lên đồi xem thử có tổ ong nào không."

Đặng Doãn Thái ngừng tay, ngước lên hỏi: "Bố, tìm tổ ong để làm gì ạ?"

Đặng Thế Vinh lấy chiếc điếu ra, vừa lấy thuốc lá và diêm từ túi áo vừa trả lời: "Tìm được thì mang tổ ong về đốt, lấy nhộng ong chiên lên nhắm rượu. Ngon lắm!"

Doãn Thái tròn mắt ngạc nhiên: "Bố, nhộng ong mà cũng chiên lên nhắm với rượu được ạ?"

Không lạ gì khi Đặng Doãn Thái thắc mắc như vậy. Từ nhỏ đến giờ, cậu chưa từng nghe nói có ai chiên nhộng ong để nhắm rượu. Thông thường, nhộng ong hoặc là ăn sống, hoặc nấu cháo, còn chiên thì đúng là lần đầu tiên cậu nghe tới.

Đặng Thế Vinh vừa nhét thuốc vào tẩu vừa cười nói: “Nhộng ong chiên vừa thơm vừa ngọt, đúng là món nhắm tuyệt hảo.”

Đặng Doãn Thái vẫn nghi ngờ: “Nếu chiên nhộng ong ngon vậy, sao con chưa thấy ai trong làng mình làm?”

Châm diêm đốt thuốc, rít vài hơi, Đặng Thế Vinh mới đáp: “Có gì lạ đâu. Bây giờ nhà nào cũng thiếu dầu, ai nỡ dùng dầu để chiên nhộng ong chứ?”

Nghe vậy, Đặng Doãn Thái mới vỡ lẽ, rồi hào hứng nói: “Vậy được, lát nữa ăn sáng xong con sẽ lên đồi xem thử, biết đâu tìm được tổ ong mang về.”

Đặng Thế Vinh gật đầu: “Ừ, nếu không tìm được tổ ong thì đi ra sông bắt vài con cá. Hôm nay nhất định phải có món gì ngon ngon.”

Doãn Thái đáp lời nhưng trong lòng vẫn chỉ mong tìm được nhộng ong. Cá thì nhiều, sông suối ruộng đồng đều có, nhưng ít người trong làng chịu bắt về ăn.

Lý do rất đơn giản: cá tanh quá, ăn không ngon.

Editor: Clara Th. Truyện được đăng độc quyền tại truyenhd, mọi nguồn khác đều là nguồn lậu.

Nông dân thời nay, người giỏi nấu ăn vốn đã hiếm, mà khi nấu cũng không dám dùng dầu nhiều, nên món cá nấu ra khó mà hấp dẫn. Phần lớn ăn một lần rồi là thôi, chẳng buồn động đến nữa.

Tuy nhiên, đó là vì mọi người đã no đủ. Nếu như thời xã hội cũ, khi ăn no còn khó, thì dù cá khó ăn mấy cũng bị bắt sạch.

Ăn sáng xong, Đặng Thế Vinh không để mình nhàn rỗi. Gánh nặng phải xây nhà mới và mua xe đạp khiến ông quyết định tìm thêm cơ hội. Ông rảo bước đến nhà người cháu gọi ông là chú Cửu– Đặng Doãn Kim.

Dù gọi là cháu, nhưng Đặng Doãn Kim năm nay cũng đã 56 tuổi.

Ông Doãn Kim có ba con trai và hai con gái. Bốn người con lớn đều đã yên bề gia thất, chỉ còn cô con gái út chưa lập gia đình.

Nếu nói cặp vợ chồng Đặng Xương Phúc là hình mẫu lý tưởng của làng, thì cô con gái út có bằng tốt nghiệp cấp ba của ông Doãn Kim chính là niềm tự hào. Cô được xem là người con gái gả được vào nhà tốt nhất trong thôn Nhã Gia.

“Ông Cửu, ông ăn sáng chưa?” Đặng Xương Toàn, con trai thứ hai của ông Doãn Kim, vừa thấy ông đã lên tiếng chào hỏi.

Đặng Thế Vinh gật đầu: “Ăn rồi. Bố mẹ cháu có nhà không?”

“Có ạ.” Xương Toàn trả lời, rồi quay vào gọi lớn: “Bố, mẹ, ông Cửu đến chơi!”

Gọi xong, anh vội mang ghế và tẩu thuốc ra cho ông: “Ông Cửu, hút điếu thuốc cho thư giãn ạ.”

Đặng Thế Vinh ngồi xuống, khoát tay: “Ông vừa hút ở nhà xong mới qua đây.”

Trong khi đó, vợ chồng ông Doãn Kim từ trong nhà bước ra, đon đả chào hỏi. Sau vài câu chuyện phiếm, cuối cùng họ cũng đi vào chủ đề chính.

“Doãn Kim, năm nay cô út nhà chú bao nhiêu tuổi rồi?”

“Tuổi mụ thì đã hai mốt.”

Đặng Thế Vinh gật đầu: “Tuổi này là vừa đẹp để tính chuyện cưới gả.”

Nghe ngụ ý trong lời nói của chú Cửu, ông Doãn Kim lập tức hỏi: “Chú Cửu, chú có người nào tốt định giới thiệu phải không?”

Đặng Thế Vinh mỉm cười: “Đúng vậy, chú có một mối rất tốt muốn giới thiệu cho cô út nhà cháu.”