Trọng Sinh Lấy Lòng Phu Quân Thái Tử

Chương 15

Trời dần dần tối, ánh đèn trong viện Tây của phủ Đô úy sáng rực.

Giờ Dậu, đoàn người Thái tử thuận lợi đến nơi và vào ở.

Dương Hồng không giỏi giao thiệp, nhưng đã lên đến chức vị này, dưới trướng đương nhiên sẽ có thêm vài môn hạ. Trong đó Dương sử là đồng hương được ông tự mình cất nhắc vào vị trí chủ lục ký sự. [1] Người này hiểu biết rộng rãi, làm việc chu đáo. Trước kia y không có đường tiến thân, tài năng không có chỗ thi thố, nay được cất nhắc làm thuộc quan của phủ Đô úy, tự nhiên dốc lòng tận tụy. Duyện sử khuyên Dương Hồng giờ ông đã không còn là hầu quan như trước, đã lên vị trí này, là đại thần địa phương, không thể cứ thẳng thắn quá mức, việc đón tiếp thiết đãi nếu cần thiết thì tuyệt đối không được lơ là.

[1] chủ lục ký sự: chức quan ghi chép sổ sách công văn trong xã hội phong kiến, tương đương với văn thư hiện giờ.

Dương Hồng là người thẳng tính chứ không ngốc, huống hồ bản thân được chính Thái tử đề bạt, sao dám chậm trễ? Ông liền giao cho Duyện sử lo liệu chuyện tiếp đón thay mình.

Tối nay, theo lệ quan trường, dĩ nhiên phải thiết yến, nhưng yết giả của Thái tử đã sớm thay mặt từ chối, nói rằng xưa nay Thái tử điện hạ luôn coi trọng hiếu tiết và cần kiệm, Dương Hồng không cần tổ chức yến tiệc riêng, Thái tử sẽ không đến dự. Tình hình Hà Tây đang dần ổn định, Thái tử ở lại đây, ngoài xử lý những việc còn tồn đọng, thì cũng là để đợi hoàng thúc Tần vương đưa tiểu vương tử đến. Theo tin từ trạm dịch, Tần vương đã thuận lợi đón được tiểu vương tử vào Ngọc Môn Quan, chẳng mấy chốc sẽ đến quận thành. Chi bằng đợi hoàng thúc và tiểu vương tử đến rồi hãy thiết yến, xem như đón gió tẩy trần cho hai người họ.

Những ngày qua, Dương Hồng theo Thái tử đi khắp nơi, tận mắt thấy cách y chiêu hiền đãi sĩ, nghe yết giả phân tích, lòng càng thêm bội phục, đất nước có được trữ quân như thế đúng là chuyện đáng mừng, liền tuân mệnh.

Đêm ấy, Thái tử nghỉ ngơi sớm.

Dương Hồng bỗng nhiên rảnh rỗi, thấy còn sớm, nhớ ra mấy ngày nay mình bận bịu, Bồ Châu đã dọn đến đây nhiều ngày, vậy mà vẫn chưa sang thăm, không biết tình hình ra sao, vợ ông có bạc đãi nàng không, bèn tìm đến.

Bồ Châu nói hiện tại nàng rất tốt, Chương thị cũng đối xử tốt với nàng.

Lúc này Dương Hồng mới yên tâm, lại nghĩ đến chuyện mình còn nợ nàng một khoản tiền lớn, bèn ngượng ngùng giải thích, dù ông đã được thăng quan, cấp bậc hai ngàn thạch, [2] cũng có người lấy danh nghĩa chúc mừng để quà cáp nọ kia nhưng ông kiên quyết không nhận, cũng nghiêm khắc dặn Chương thị không được tùy tiện nhận thay. Bây giờ chuyện tiền nong vẫn còn khá eo hẹp nên chưa thể trả lại sớm cho nàng, dặn nàng không cần lo lắng, qua thời gian nữa ông nhất định sẽ lo đủ.

[2]

Thực ra Bồ Châu đã sớm quên khoản tiền kia.

Vốn dĩ tiền đó là của Chương thị, số khác thì do Lý Huyền Độ đưa, có ném cũng không đau lòng nữa là mang ra cứu Dương Hồng?

Nàng lắc đầu: “Dương a thúc, nếu người không nói thì cháu cũng quên mất rồi. Cháu không vội, trong tay vẫn còn chút tiền tiêu vặt, đợi thúc dư dả rồi trả lại cũng không muộn.”

Dương Hồng gật đầu: “Được, được. Nếu cháu còn thiếu gì, hoặc có chỗ nào không tiện, cứ việc nói với ta.”

Bồ Châu mỉm cười: “Cháu chẳng thiếu gì cả. Chỉ là trước kia ở trấn Phúc Lộc, ngày nào cũng mong ngóng đến quận thành dạo chơi. Nay đến đây đã mấy ngày mà vẫn chưa ra ngoài lần nào. Ngày mai cháu muốn cùng vυ' đi dạo một chuyến, a thúc thấy có được không?”

Dương Hồng nghĩ bụng hồi còn nhỏ tiểu thục nữ phú quý cỡ nào, những năm qua theo gia đình ông cũng chẳng được sống sung sướиɠ, chắc hẳn đã buồn bực lắm rồi. Hiện tại quận thành đã khôi phục trật tự, ra ngoài dạo một chút cũng không sao, bèn gật đầu nói: “Được, cháu cứ đi đi, a thúc sẽ bảo người chuẩn bị xe cho cháu.”

Ngày hôm sau, Bồ Châu mang theo toàn bộ số tiền còn lại mà Lý Huyền Độ đưa lần trước, đi thẳng đến chợ Nam của quận thành. Tìm suốt một hồi lâu, cuối cùng nàng cũng thấy thứ mình muốn trong một cửa tiệm đồ cũ, đó là một cây đàn.

Dĩ nhiên đây không phải loại cổ cầm danh quý, nhưng chất liệu làm bằng gỗ ngô đồng vân băng, màu sắc cũng không tệ. Nàng thử kéo dây đàn, kiểm tra âm sắc, chủ tiệm liền lên tiếng tâng bốc: “Tiểu thục nữ hẳn là xuất thân từ gia đình danh giá, kỹ nghệ và cổ cầm vừa vặn hợp nhau, phối lại sẽ càng thêm vi diệu.”

Bồ Châu chỉ cười hỏi giá. Ban đầu chủ tiệm hét giá trên trời, sau một hồi mặc cả, cuối cùng nàng chốt giá một nghìn đồng tiền, ôm đàn rời đi.

Cây đàn này gần như tiêu tán toàn bộ số tiền còn lại trong tay nàng. Nhưng chỉ cần đạt được mục đích, tốn bao nhiêu cũng đáng.

Việc thứ hai nàng làm chính là cho lui thị nữ. Nàng lấy cớ dạo này bên chỗ Chương thị có nhiều chuyện cần lo liệu, sợ bà ta không đủ người giúp việc, nên tự nguyện cho mượn thị nữ của mình.

Quả thực Chương thị cũng cảm thấy Tây đình thiếu người, nhưng không tiện mở miệng đòi nàng. Nay thấy nàng chủ động cho mượn, bà ta cầu còn không được, tất nhiên sẽ không từ chối.

Sau khi thị nữ rời đi, bên cạnh không còn ai, Bồ Châu liền đến khu vườn phía sau, hái một giỏ đầy hạnh hoa đang nở rộ, nhờ A Cúc làm cho mình một lọ dầu hạnh hoa, càng đặc càng tốt.

A Cúc khéo tay, từ trước đến nay các loại hương dược rửa mặt, gội đầu của Bồ Châu đều do bà tự tay chế tác, huống hồ là dầu bôi tóc. Nhưng tiểu nữ quân vốn có mái tóc suôn dày và đen nhánh trời sinh, bình thường chải tóc chẳng cần dùng đến dầu, hơn nữa nàng còn thấy dầu tóc quá nhờn nên chưa từng dùng. Không biết hôm nay vì sao lại đổi tính, muốn bà làm dầu hạnh hoa cho mình?

Mặc dù không hiểu rõ nguyên do, nhưng khi tiểu thục nữ cầu xin, A Cúc nào có thể từ chối? Bà lập tức bắt tay vào việc, chưng cất cánh hoa tươi, chế thành dầu chải tóc, để qua đêm cho tinh chất lắng xuống.

Bồ Châu đưa lên ngửi thử, hương thơm ngọt ngào, thoang thoảng dễ chịu, suýt chút nữa không nhịn được muốn nếm một miếng. Nàng chấm nhẹ một ít thoa lên tóc, cố ý đứng dưới tán cây hạnh thử xem hiệu quả, kết quả khiến nàng vô cùng hài lòng.

Những thứ cần thiết trong kế hoạch đều đã chuẩn bị xong, nếu còn chần chừ, chỉ e Lý Thừa Dục sẽ rời đi mất.

Nàng là kiểu người một là không làm, còn nếu đã làm thì phải làm ngay, không được do dự.

Chạng vạng tối ngày kế tiếp, căn chuẩn khoảng thời gian Lý Thừa Dụ trở lại Tây đình trong hai ngày liên tục trước đó, đoán chừng y sắp sửa quay về, liền mang đàn đặt bên hồ nước trong vườn, xoay người về mặt nước gảy cổ khúc. Cổ khúc đó có tên là “Phượng Hoàng Đài”, kể chuyện con gái của Tần Mục Công [3] thổi tiêu ngọc trên phong đài, dẫn phượng thành tiên.

[3] Nữ nhi Tần Mục công được nhắc đến trong đoạn này là con gái út tên Lộng Ngọc. Lộng Ngọc yêu thích thổi tiêu, sau này kết hôn với Tiêu Sử cũng là một người thổi tiêu giỏi. Phượng hoàng Đài được Mục Công dựng lên tặng cho con gái, hai vợ chồng thường cùng nhau thổi tiêu trên đài, cuối cùng dẫn dụ phượng hoàng, chở cả hai về cõi tiên.

Tuy năng lực chính sự của Lý Thừa Dục chỉ ở mức trung bình, nhưng lại rất có tài hoa, yêu thích âm luật, đam mê sưu tầm những khúc cổ thất truyền. Trong đó, “Phượng Hoàng Đài” là khúc nhạc y yêu thích nhất, từng khen rằng: “Trăng thanh gió mát, thú vị vô vàn.” Kiếp trước Bồ Châu từng học cầm nghệ từ khi còn nhỏ, sau này tuy không động đến nhưng vì muốn thỏa mãn sở thích của y, nàng đã dày công nghiên cứu, dù chưa thể coi là tinh thông, song những món nghề phổ thông cùng với các khúc nhạc cơ bản cũng không làm khó được nàng.

Huống hồ khúc “Phượng Hoàng Đài” còn được Lý Thừa Dục đặc biệt thưởng thức, nên kiếp trước nàng đã nghiền ngẫm vô số lần, khởi thừa chuyển kết [4] không chút tì vết, hơn nữa còn hiểu rõ khẩu vị thưởng nhạc của Thái tử. Nay đàn lại khúc đàn xưa, nàng dễ dàng bắt nhịp, rất nhanh đã nhập tâm.

[4] cấu trúc thơ Đường đi qua bốn phần: khởi (mở bài) – thừa (kế thừa) – chuyển (chuyển tiếp) – kết (kết thúc). Trong văn cảnh này thì mình nghĩ là chỉ sự thuộc bài của Bồ Châu.

Hoàng hôn trong vườn, hương thơm dìu dịu lan tỏa, tiếng đàn ngân nga theo mặt nước truyền đi, vượt qua tường viện, theo làn gió lững lờ đưa đến Tây đình, âm sắc xa xăm, vang vọng trầm bổng.

Dương Hồng đang hộ tống Thái tử cùng đoàn tùy tùng hồi phủ, vừa bước vào Tây đình, liền nghe thấy từ bên kia tường vọng đến một khúc đàn, dường như phát ra từ nơi Bồ Châu ở.

Ông hoàn toàn không hiểu về thứ này, cũng chẳng nghĩ nhiều, chỉ cho rằng Bồ Châu nhàn rỗi, tự mình gảy đàn tiêu khiển. Nhưng khi phát hiện bước chân của Thái tử phía trước chậm dần, cuối cùng dừng hẳn lại, ông cũng theo đó dừng lại. Đợi một lúc, Thái tử vẫn không có động tĩnh gì, ông có chút mơ hồ, liền nhìn sang yết giả theo hầu Thái tử là Tôn Cát.

Tôn Cát là người thân cận với Lý Thừa Dục đương nhiên hiểu rõ, đoán là y bị tiếng đàn kia quấy nhiễu nên quay đầu lại hỏi: “Ai đang đàn đó? Thái tử đã về, nên lấy tĩnh làm đầu.”

Dương Hồng vội đáp: “Chắc là con gái của một cố nhân trong phủ ta. Nàng ấy không hay biết Thái tử trở về, ta sẽ lập tức cho người ngăn lại, tránh làm phiền đến sự yên tĩnh của Thái tử.”

Lý Thừa Dục bỗng lên tiếng: “Không sao, rất hay, đây là chuyện thanh nhã, cứ để nàng ấy tấu đi, không được quấy rầy.”

Thái tử đã nói là chuyện thanh nhã, rất hay, tự nhiên chẳng ai dám ngăn cản nữa.

Y tiếp tục bước về phía trước.

Khúc nhạc dần lên đến cao trào, sắp chạm đến đỉnh điểm thì đột nhiên im bặt, giống như hơi thở bị nghẹn lại, không thể tiếp tục. Ngừng một lát, cuối cùng vẫn tiếp tục, nhưng lại xuất hiện một lỗi sai trong giai điệu.

Một lỗi vô cùng nhỏ, rất khó để người thường phát hiện ra, nhưng sao qua lọt lỗ tai Lý Thừa Dục.

Bước chân y khựng lại lần nữa.

Khúc nhạc kết thúc, dư âm tản dần, chẳng còn tiếng động nào nữa.

Đáng tiếc, khúc đàn này có cách diễn giải vô cùng tốt, thậm chí có thể nói đây là cách diễn giải hợp ý Lý Thừa Dục nhất từ trước đến nay. Nhưng chỉ vì một sai sót không đáng có mà trở thành vết tỳ trên viên ngọc hoàn mỹ, thật khiến người ta tiếc nuối.

Chập choạng tối ngày hôm sau, Lý Thừa Dục trở về Tây đình như thường lệ, lại nghe thấy tiếng đàn truyền đến từ bên kia tường. Hệt như hôm qua, cứ đến thời khắc mấu chốt thì y như rằng lại xuất hiện sai lầm tương tự.

Ngày thứ ba cũng vậy.

Đến ngày thứ tư, y có việc bận, ban ngày vẫn ở bên ngoài, nhưng trong lòng đã nghĩ đến tiếng đàn chắc chắn sẽ vang lên vào chập tối những ngày gần đây.

Nói cho cùng, người biết và trân trọng khúc nhạc cổ đã bị thất truyền từ lâu này, chẳng còn lại bao nhiêu. Y nghe theo lời khuyên răn của Thái phó Quách Lãng, để thể hiện phẩm đức nghiêm chính mà một trữ quân nên có, đã mấy năm nay y không còn đυ.ng đến tơ đàn trúc sáo nữa. Số người biết y thích bản cổ khúc này lại càng ít ỏi.

Y nhớ hôm đó Dương Hồng từng nói nữ tử gảy đàn là con gái của một cố nhân, khi ấy y không hỏi gì nhiều.

Giờ đây y có chút tò mò, muốn xem thử ở chốn biên địa này, nữ tử ấy là người thế nào mà lại yêu thích khúc nhạc này đến vậy.

Điều quan trọng nữa là y nhất định phải tận tay uốn nắn sai lầm kia.

“Phượng Hoàng Đài” là cổ khúc y yêu thích nhất, y thực sự không chịu nổi việc có người cứ mãi gảy sai, đặc biệt là ngay đoạn cao trào.

Cảm giác ấy chẳng khác nào phủ bụi lên bảo vật, hay hủy hoại đi món trân bảo.

Nữ tử gảy đàn bên hồ không giống những ngày trước, chỉ tấu một lần rồi thôi.

Tiếng đàn vẫn miên man, gảy một lần, dừng chốc lát, lại gảy lại từ đầu, giống như đang nghiêm túc tập đi tập lại.

Lý Thừa Dục không thể nhịn nổi nữa.

Tối nay phủ Đô úy mở tiệc, nhưng lúc này vẫn chưa đến giờ yến tiệc, y đang không có việc gì làm, bèn mang theo một cung nhân hầu cận, theo tiếng đàn đi về phía bức tường, chẳng mấy chốc đã đến nơi. Y phát hiện có một cánh cửa có thể đi qua, nhưng đã bị khóa.

Đây là ổ khóa được yết giả Tôn Cát thêm vào trước khi y nghỉ ngơi tại đây, mục đích đương nhiên là để đảm bảo an toàn.

Lý Thừa Dục ra lệnh mở khóa, tiếp tục đi về phía trước, rất nhanh đã nhìn thấy một nữ tử đang ngồi dưới gốc hạnh hoa bên bờ hồ nước, gảy đàn. Nàng vận váy lụa màu hạnh, bóng lưng yểu điệu, mái tóc đen nhánh, búi theo kiểu thiếu nữ, chăm chú gảy đàn, không hề hay biết y đã đến.

Bồ Châu nhận ra Lý Thừa Dục không nhịn được tiến lại gần từ sớm, nhưng nàng không quay đầu, vẫn tiếp tục đàn. Khi gần đến đoạn nàng cố ý diễn tấu sai, bỗng phía sau vang lên một nhịp phách gõ theo điệu nhạc.

Nàng dừng lại, chậm rãi quay sang nhìn về hướng phát ra tiếng phách.

Trượng phu kiếp trước của nàng đang đứng trước cánh cửa, trong tay là một nhánh cây không biết bẻ ở đâu, dựa theo làn điệu gõ từng nhịp vào thân cây, phát ra thanh âm có tiết tấu rõ ràng.

Thời điểm tiểu nữ lang quay lại nhìn, Lý Thừa Dục cảm thấy trước mắt bỗng chốc sáng rực lên, nhịp tay đang gõ cũng chậm lại, cuối cùng dừng hẳn.

Ba năm trước, y từng nạp một Thái tử phi, nhưng Thái tử phi mắc bệnh qua đời chỉ một năm sau đó. Đến nay y vẫn chưa tái giá, nhưng đã quen nhìn những mỹ nhân cung đình trang điểm đậm.

Nhưng tiểu nữ lang này thì khác, nàng khoảng chừng mười lăm mười sáu tuổi, da dẻ trắng như tuyết, đôi môi hồng như quả anh đào, má phơn phớt một màu cánh hoa, khoác trên mình chiếc áo màu hạnh, ngồi dưới tán hoa. Dung mạo nàng rực rỡ như thể Hoa thần vừa bước ra từ nhụy hoa, khiến Thái tử bất giác nghĩ đến một câu thơ:

“Minh mâu hàm xuân thủy, đào trai tiếu xuân phong.” (Mắt biếc ngập xuân tươi, má đào cười gió ấm.)

Chỉ sợ son phấn làm lu mờ dung nhan hẳn là để nói về vẻ đẹp trước mắt chăng?

Chỉ là lúc này, tiểu nữ lang nhìn y với vẻ kinh ngạc, thoáng do dự rồi cất giọng khẽ hỏi:

“Ngài là ai? Sao ngài lại đến đây?”

“To gan! Thái tử điện hạ ở đây, còn không mau tới hành lễ?”

Người hầu theo sau y quát lớn.

Tiểu nữ lang như thể bị dọa sợ, liếc nhìn y một cái, vội vàng quỳ xuống.

Lý Thừa Dục hoàn hồn, buông nhánh cây trong tay xuống, bước nhanh đến bên nàng, nở nụ cười: “Mau đứng dậy, không cần đa lễ! Mấy ngày nay nàng đều ở đây gảy cổ khúc này đúng không?”

Bồ Châu gật đầu: “Dạ phải, khúc này tên “Phượng Hoàng Đài”, thuở nhỏ gia đình tiểu nữ mời cầm sư chỉ dạy, cũng là khúc cổ tiểu nữ yêu thích nhất. Chỉ tiếc đã thất truyền từ lâu, khi nhỏ tiểu nữ vốn đã vụng về, nay không có danh sư chỉ dạy, càng đàn càng không ra hồn, trong lòng khổ não vô cùng…”

Nàng nhíu nhẹ đôi mày thanh tú, nét mặt thoáng vẻ buồn bực, nhưng bỗng như sực nhớ ra điều gì, ngẩng lên nhìn Thái tử, vẻ hoảng hốt lộ rõ: “Có phải tiểu nữ đã quấy nhiễu sự thanh tịnh của điện hạ rồi không? Tiểu nữ sơ suất, mong điện hạ thứ tội!”

Lý Thừa Dục mỉm cười, giọng nói dịu dàng: “Nàng không cần sợ ta, nàng đàn rất hay. Chỉ có một chỗ hơi chưa đúng lắm. Nàng lại đây…”

Y bước đến bên cây đàn, ngồi xuống vẫy tay với nàng, vuốt khẽ dây đàn, chơi lại khúc nhạc nàng đã gảy sai mấy ngày nay.

Bồ Châu tập trung lắng nghe, đôi mắt mở to: “Hóa ra là như vậy! Thảo nào! Trước đây mỗi lần tấu đến đoạn này, tiểu nữ luôn cảm thấy không đúng lắm. Thì ra là đã tấu sai! Đa tạ điện hạ hôm nay đến chỉ giáo! Tiểu nữ sẽ ghi nhớ kỹ!”

Đôi mắt nàng sáng long lanh, thần sắc vui mừng, nhìn Thái tử đầy vẻ ngưỡng mộ.

Tâm trạng Lý Thừa Dục cực kỳ thư thái, mỉm cười nói: “Khúc này như nàng vừa nói đã thất truyền từ lâu, nàng học từ thuở nhỏ, có thể tấu đến trình độ này đã là không dễ dàng gì, không cần tự ti.”

“Đa tạ điện hạ khích lệ! Tiểu nữ thử lại được không, dựa trên những gì điện hạ vừa mới dạy?” Nàng rụt rè hỏi.

Lý Thừa Dục khẽ gật đầu, lập tức đứng dậy nhường chỗ.

Bồ Châu lại ngồi xuống, hơi xắn tay áo lên, để lộ hai cổ tay ngọc ngà, ngón tay đặt lên dây đàn, thử gảy vài tiếng rồi định tấu lại theo hướng dẫn của Lý Thừa Dục. Đúng lúc ấy, một con ong bị hương dầu bôi trên búi tóc nàng hấp dẫn, vo ve bay đến.

Nàng hoa dung thất sắc, gọi “Điện hạ” rồi tìm cách né tránh con ong, trông vô cùng sợ hãi.

Theo kế hoạch ban đầu của Bồ Châu, nếu dầu thơm trên tóc thực sự thu hút được ong, nàng sẽ vờ như sợ bị ong đốt để tìm kiếm sự che chở của Lý Thừa Dục. Tùy tình huống cụ thể, đến lúc đó nàng sẽ lựa thời cơ, vô tình nép vào lòng y, từ đó nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa hai người.

Có vẻ như kế hoạch của nàng không có sơ hở.

Bởi vì Lý Thừa Dục đã ra tay bảo vệ nàng.

Vừa an ủi nàng đừng sợ, y vừa bước ra che chắn, đưa tay xua con ong đi.

Bồ Châu nào ngờ ngay lúc này, đôi tay mũm mĩm phía sau nàng đột nhiên vươn tới. “Bép” một tiếng, người đó đã nhanh tay hơn Lý Thừa Dục, con ong tội nghiệp vô tình bay qua bị đập cho xẹp lép chỉ trong nháy mắt .

Sự việc xảy ra quá bất ngờ.

Bồ Châu ngẩn ra, nàng quay mặt lại, ánh mắt kinh ngạc chạm phải gương mặt đắc ý của một cậu bé.

Mái tóc xoăn, đôi mắt xanh lam, dáng vẻ này đã để lại ấn tượng sâu đậm với nàng, đây chẳng phải là tiểu vương tử Hoài Vệ, con trai của Đại Trưởng công chúa Kim Hi mà kiếp trước nàng từng gặp sao?

Cậu nhóc đến quận thành từ khi nào? Sao lại xuất hiện ở đây?

Trong lòng nàng thoáng hiện lên vô số nghi vấn.

Nhưng tất cả đều không quan trọng bằng một điều duy nhất.

Trước đây nàng từng phỏng đoán chuyến đi về phía Tây Ngọc Môn này của Lý Huyền Độ rất có khả năng là để đón tiểu vương tử, vì kiếp trước nàng nhớ rất rõ hắn đã cùng cậu bé này trở về kinh thành.

Bây giờ tiểu vương tử đột nhiên xuất hiện, vậy thì có phải Lý Huyền Độ cũng đã đến rồi không?

Suy nghĩ này khiến nàng nhất thời căng thẳng, nhanh chóng ngước nhìn về phía cửa, ánh mắt lập tức cứng đờ.

Lý Huyền Độ quả nhiên đã đến! Hắn không những đã tới mà hiện tại đang dựa cửa nhìn về phía này!

Bồ Châu cảm nhận được khoảnh khắc ánh mắt hai người giao nhau, trong mắt hắn dường như tràn đầy vẻ giễu cợt, cứ như đã nhìn thấu tâm tư của nàng.

Thực ra, tất cả chỉ là do nàng tự tưởng tượng.

Sự thật là, Lý Huyền Độ chỉ hờ hững liếc nhìn nàng một cái, thế thôi.

Nhưng đối với Bồ Châu, điều này chẳng khác nào một cú giáng mạnh.

Nàng có cảm giác như bị người ta đập một gậy bất ngờ, vừa nhìn thấy hắn, l*иg ngực đã nghẹn lại.

Sao vận may của nàng lại tệ đến vậy? Tại sao, lần nào cũng chạm mặt người này vậy?