Ngọn đèn dầu rơi xuống đất, lăn lông lốc từ dưới chân bà ta tới cạnh cửa.
Chương thị trợn mắt, hai tay ôm lấy vai lão Lâm thị: "Ngươi nói gì? Tiền bị cướp?"
"Cướp... Trên đường gặp phải bọn cướp, mất sạch..."
Lão Lâm lau nước mắt, nói bà ta theo dịch xe ra ngoài, ngày thứ nhất trôi qua thuận lợi, buổi tối theo dịch sử ở lại dịch xá. Ngày thứ hai từ sáng sớm đã lên đường, chưa đi bao xa thì gặp một đám tặc nhân, chúng bịt mặt bằng vải đen, tay cầm hung khí, vây quanh dịch xe.
"Ngươi nói bậy! Hay ngươi muốn nuốt tiền gạt ta?" Chương thị nghẹn ngào, lay mạnh vai lão Lâm thị, "Tặc nhân nào dám cướp dịch xe?"
"Thật. . . Bọn chúng không cướp xe ngựa mà cướp đồ của tôi, hầu bao thì không nói mà tiền riêng tôi giấu trong giày cũng lấy đi, không để lại dù chỉ một xu, cướp xong thì bỏ chạy. Tôi phải đi bộ về..."
Lão Lâm thị đau lòng đứt ruột đứt gan còn Chương thị thấy trước mắt trở nên đen kịt.
Cơ hội này bà ta đắn đo suy nghĩ rất lâu, còn cho rằng có nhiều khả năng thành công nên mới quyết tâm, đem tất cả đánh cược một lần. Không những bỏ vào toàn bộ số tiền tích góp trong nhiều năm của cả nhà, mà còn đi vay nặng lãi. Ai ngờ lại chuốc lấy kết quả này.
Bà ta tựa lưng vào tường, trượt dần xuống sàn, tay chân rét run hàm răng run rẩy, chợt nghe thấy phía sau có tiếng hét giận dữ: "Nữ nhân này chuyện như vậy mà cũng dám giấu ta?"
Chương thị run lên, lòng biết sự tình hỏng rồi, vừa rồi làm ồn sợ là đã đánh thức trượng phu, khiến hắn nghe được toàn bộ. Giãy dụa lấy từ dưới đất bò dậy, ban đầu bà ta vốn còn tính lấp liếʍ cho qua nhưng vừa nhìn lên đã thấy người hắn chạy ra, căm hận nhìn mình, biết hắn đã nghe được toàn bộ, vừa tuyệt vọng vừa sợ hãi, lại không dám dùng cách bình thường hay dùng để đối phó với hắn "Tôi làm điều đó vì cái nhà này" để biện hộ, bèn che mặt khóc lóc thảm thiết, chỉ năn nỉ trượng phu đi báo quan.
Dương Hồng giận dữ mắng, lòng biết chuyện cũng đã rồi, giờ mắng cũng thành vô dụng. Về phần báo quan, ở vùng biên giới này, người chết nằm dài trên đường quan phủ cũng không giải quyết được chứ đừng nói đến mấy chuyện cướp bóc?
Hắn dừng bước, hầm hầm bỏ đi.
Trượng phu tức giận bỏ đi, Chương thị ngồi dưới đất tiếp tục khóc một lúc, nhìn thấy mấy người hàng xóm lần lượt chạy ra cửa tò mò nhìn vào, sợ việc này đồn đi thì lại thêm xấu mặt, miễn cưỡng kìm nước mắt, từ dưới đất bò dậy đóng cửa, vịn tường hồn bay phách lạc đi vào nhà. Lão Lâm thị không dám đi theo, chui vào trong bếp, ngồi phịch trên đống củi, co ro ôm gối, không đứng dậy nổi nữa.
Bồ Châu nhìn xong náo nhiệt, lặng lẽ đóng cửa, quay đầu thì thấy A Cúc đã tỉnh dậy, vẻ mặt lo lắng nên thì thầm vào tai bà: "A mỗ đừng lo, không sao đâu, chúng ta ngủ tiếp."
Đêm đó Lưu Hồng tìm đến mấy vị quan sai có quan hệ tốt với mình, tìm kiếm cả đêm cũng không thu được gì. Quan sai đoán số tiền này vô tình bị lộ ra khi nghỉ lại dịch xá, hoặc kẻ nào đó dày dặn kinh nghiệm đã nhìn thấy lão Lâm thị giấu tiền trên người nên chặn đường để chiếm đoạt. Mỗi ngày có biết bao nhiêu người ngựa ra vào, làm sao kiểm tra hết được? Khác nào mò kim đáy biển.
Lưu Hồng cho rằng mình xui xẻo, còn có việc phải làm nên chỉ có thể vội vàng đi về.
Hôm sau Chương thị đổ bệnh, nằm trên giường không gượng dậy nổi, lão Lâm thị cũng giả chết theo sau, rêи ɾỉ như bị đau răng. Chuyến này Dương Hồng đi cũng phải mất mấy ngày, trong nhà loạn thành một đoàn, hết sức phiền não. Trước khi đi ông mượn mấy trăm văn tiền đưa cho A Cúc, nhờ bà lo liệu việc nhà. Lại thấy Bồ Châu đang chăm con mình, ông ngại ngùng nói tiếng cảm ơn rồi vội vàng rời đi.
Bồ Châu có chút băn khoăn vì đã khiến Dương Hồng sầu não, nhưng bây giờ dù có tệ đến mấy thì cũng vẫn tốt hơn kết cục ở kiếp trước. Nghĩ như thế, nàng cũng liền cảm thấy thoải mái hơn. Chỉ là A Cúc càng thêm bận rộn, phải lo liệu việc cả hay bên, càng không khéo nữa là Trương bà lại bận việc khác. Cháu trai bà ta ở trấn lân cận kết hôn, nhờ chạy qua giúp đỡ trong vòng hai ngày.
Sau khi đoàn nhân mã của Hồng Lư tự rời đi, dịch thừa không nhận được tin báo sắp có nhân vật quan trọng đi qua cần tiếp đón nên để bà ta đi. Phòng bếp hôm nay liền do A Cúc và phụ nhân họ Vương kia cùng đảm nhận.
Trời dần tối, đã qua giờ Hợi, vào lúc này cả trấn Phúc Lộc, nhà nào nhà nấy đều đã sớm tắt đèn.
A Cúc lúc này mới xong việc, rửa mặt rồi nằm xuống. Bồ Châu thương bà mệt mỏi, liền bảo bà kê lên đầu gối nàng, nàng giúp bà xoa bóp eo vai.
A Cúc có cảm giác từ khi khỏi bệnh, tiểu nữ quân càng thêm quan tâm bà, trái tim không khỏi cảm thấy ấm áp. Bà vốn định từ chối, nhưng không nhịn được khi nàng vừa làm nũng vừa ra lệnh, rốt cuộc mỉm cười nghe lời nàng nằm lên.
Bồ Châu quỳ xuống bên cạnh bà, giúp bà vuốt vai, lại nhẹ nhàng vỗ vào eo bà.
A Cúc nhắm mắt lại một lúc thì đột nhiên mở mắt, xoay người, đi xuống lấy một mảnh vải mềm trong rổ kim khâu, ra hiệu cho nàng giơ tay lên.
Bồ Châu thoạt đầu không hiểu, nhìn thoáng qua.
Bà chỉ vào ngực nàng.
Bồ Châu cúi đầu nhìn, rốt cuộc cũng đã hiểu.
Nàng gần mười sáu tuổi, hiển nhiên bộ quần áo cũ mặc hơn một năm này đã bị chật. Tính A Cúc cẩn thận, vừa nhìn đã để ý nên muốn may thêm đồ mới cho nàng,
Nàng ngước mắt nhìn lên, A Cúc đang híp mắt cười với nàng.
Nàng mím môi cười, ngoan ngoãn giơ tay lên, để bà đặt miếng vải vòng quanh ngực đo kích thước, bỗng nhiên lúc này, ngoài cửa có người gọi A Cúc, nghe giọng có vẻ là của dịch tốt bên trong dịch xá.
A Cúc đặt đồ xuống, khoác áo ra ngoài mở cửa. Hóa ra có mấy người vừa đến dịch xá, dịch thừa bèn bảo gọi bà qua nấu cơm.
Thông thường tình huống chỉ xảy ra khi người đến là quan giai hoặc có địa vị nhất định, không thể phục vụ đồ ăn thừa. Dù muộn thế nào cũng phải nhóm lửa bắc nồi lên nấu tiếp.
Đã trễ như vậy, A Cúc làm việc cả ngày mới chỉ nằm xuống chốc lát. Bồ Châu không muốn để bà đi, nàng bước ra hỏi: "Không phải còn có Vương bà sao? Sao không đi gọi bà ấy đi? A mỗ chỉ là chân sai vặt."
Dịch tốt cười làm lành: "Người mới đến hình như là quý nhân, ta thấy thừa quan cực kỳ cung kính. Ông ấy nói đồ ăn nhũ mẫu của cô làm tinh tế lại sạch sẽ, cho nên lệnh ta đến mời bà. Thật xin lỗi nhưng có thể đi luôn được không?"
Dịch trù tuy nhỏ nhưng phân biệt vai vế rõ ràng. Trước kia A Cúc chỉ có thể làm công việc chẻ củi gánh nước rửa rau, nói chung là các kiểu việc lặt vặt, không có tư cách được tham dự bếp núc. Trương bà bận việc thì người thay thế chính là Vương bà. Ngày đó Trương bà mở miệng để A Cúc đổi công việc khác, hôm nay ăn uống trong dịch xá đều để cho bà phụ trách. Dịch thừa thử xong chắc cũng thấy ngon miệng, nên trễ như vậy còn đến mời A Cúc.
A Cúc hiền lành, nghe vậy thì gật đầu rồi vào nhà thay y phục.
Bồ Châu không vui nhưng cũng không còn cách nào khác.
Ai nói hiện tại nàng chẳng là cái thá gì?
Nàng cũng không thể trách Hứa Sung, dù sao ông đối với mình rất quan tâm, trong lòng vừa mắng người gọi là quý nhân đêm hôm khuya khoắt không biết từ đâu chui ra giày vò người khác kia, vừa vội vàng đi theo mặc quần áo. Nàng muốn đi cùng A Cúc, phụ giúp bà nhóm lửa.
A Cúc không thể ngăn nàng, lại có tiếng đẩy cửa nên đành mặc kệ nàng, hai người vội vàng chạy đến dịch xá.
Hứa Sung đang đợi A Cúc, thấy bà đến, liền chào đón căn dặn: "Làm phiền rồi, nhưng xin bà hãy nhanh chân lên! Sáng ngày mai quý nhân muốn đi về phía tây từ sớm nên phải ăn cơm sớm để có thể nghỉ ngơi sớm. Cũng không cần làm nhiều, hai ba món gì đó ăn được, nhưng phải đảm bảo sạch sẽ, không được xảy ra sơ suất gì."
Khoan nói đến phụ nhân họ Vương, kể cả Trương bà, thường ngày bưng ra đồ ăn ra, bất luận hương vị ra sao cũng thường lẫn với những thứ dị vật như cọng tóc hoặc côn trùng. Người trong dịch xá từ lâu đã quen, nhìn thấy thì nhặt ra, không thấy thì ăn bừa vào. Ngay cả những quan viên sứ giả từ xa đặt chân đến đây, nhìn nơi này liền biết ở đồn biên thùy nho nhỏ này có thể ăn no đã là tốt lắm rồi nên không thèm so đo nữa.
Đây cũng là lần đầu tiên dịch tốt nghe thấy dịch thừa yêu cầu như vậy nên vô cùng tò mò, không biết rốt cuộc người đến là ai, lại muốn hỏi nhưng biết hỏi cũng vô ích nên đành nhịn xuống.
A Cúc vội vàng vào bếp, thắp hai ngọn đèn, nấu cơm và chuẩn bị đồ ăn, Bồ Châu giúp bà nhóm lửa, chẳng bao lâu sau, hơi nước nhàn nhạt và mùi hương thức ăn quyện vào nhau, bốc lên tràn ngập cả gian bếp.
Hai khắc sau, thức ăn đã được chuẩn bị xong. A Cúc cẩn thận rửa lại bát đũa, xếp thức ăn ngay ngắn vào hộp, đặc biệt làm thêm một phần táo chưng ngọt ăn với xôi nếp để lại cho Bồ Châu, bảo nàng từ từ ăn trong khi bà bưng thức ăn lên, tự mình đóng hộp, vội vàng theo dịch thừa ra ngoài.
Bồ Châu ngửi được mùi thơm ngọt ngào tỏa ra từ xôi nếp, đang định ăn thì đột nhiên có tiếng lăn trên mặt đất, quay đầu thì thấy hòn đá nhỏ từ ngoài cửa ném vào, rơi xuống chân nàng.
Trái tim nàng nhói lên.
Vốn dĩ tối hôm qua nàng đã hẹn gặp Thôi Huyễn, nhưng không hiểu sao đến tận hôm qua vẫn chưa thấy hắn quay lại trấn Phúc Lộc.
Trực giác mách bảo nàng hắn sẽ không cuỗm toàn bộ tiền rồi một đi không trở lại, chỉ là có chút lo lắng hắn có gặp phải chuyện gì đó hay không.
Nàng đi tới cửa, nhìn quanh thì thấy cái đầu thò ra từ bức tường đối diện, thấy mình thì vẫy vẫy tay.
Đêm nay trăng tròn, ánh trăng bàng bạc, người trên đầu tường kia nếu không phải Thôi Huyễn thì là ai đây nữa?
Tường vây dịch xá rất cao, chừng hơn mười thước, ngoài tường cây cối trơ trụi, không biết hắn làm cách nào để trèo lên.
Bồ Châu nhìn trái phải. Đoán chừng phải một lúc nữa A Cúc mới về, nàng vội vàng đi ra bếp, xuyên qua chuồng ngựa, mở cửa sau dịch xá, nép mình chuồn ra.
Thôi Huyễn từ trên tường nhảy xuống, vững vàng tiếp đất, ra hiệu cho nàng đi theo hắn.
Từ cửa sau dịch xá đi thêm mấy bước sẽ dẫn đến một mảnh đất hoang bên ngoài trấn, ở đó có một ngọn đồi nhỏ, ban ngày đứng trên đó có thể nhìn thấy trường thành ở phía xa. Giờ phút này ánh trăng không chiếu tới, một mảnh đen kịt không có nổi một bóng ma.
Bồ Châu do dự một lúc.
Mặc dù người dân trong trấn đều e ngại mấy người "thiếu hiệp" như hắn nhưng Bồ Châu đối với hắn không có cảm giác nguy hiểm.
Nàng đoán là hắn đến giao tiền, dù sao ở trong trấn nói chuyện cũng không tiện, vạn nhất tai vách mạch rừng.
Nàng đi theo, hai người dừng lại dưới chân ngọn đồi.
Quả nhiên, Thôi Huyễn đưa ra một bao đồ vật, thấp giọng nói: "Đây là của cô, cất kỹ đi. Cô yên tâm, ta làm rất sạch sẽ, kể cả báo quan cũng không tra tới ta được. Cô đếm thử đi."
Bồ Châu nhận lấy bao đồ nặng trĩu kia, nói câu không cần, nghĩ đến số phận của thiếu niên này ở kiếp trước, trong lòng cảm thấy tiếc nuối, nhịn không được nói: "Có phải các huynh nghe được tin tức gì đó gần đây về việc Lưu Xung và Lưu Độc Hổ chiêu quân đúng không?"
Thôi Huyễn dừng lại: "Cô cũng biết?"
Bồ Châu mơ hồ giải thích: "Hôm đó tôi ở dịch xá, có nghe người khác nhắc tới."
Thôi Huyễn gật đầu: "Đúng vậy, hôm nay ta đi quận thành, nghe được tin này. Ngày mai ta liền đi. Lần này chắc chắn ta sẽ gϊếŧ càng nhiều người Địch!"
Bồ Châu nhẹ giọng nói: "Tôi nghĩ huynh không nên đi thì tốt hơn."
Thôi Huyễn khẽ giật mình: "Tại sao? Nam nhi sinh ra ở đời lại không theo đuổi công danh đại nghiệp thì so với cái chết có gì khác biệt?"
Bồ Châu nói: "Tôi sống ở quận thành ít năm trước, Lưu đô hộ không được lòng người lắm. Lúc này lại chiêu quân. Tôi nhớ lần trước người Địch tập kích quấy nhiễu biên cảnh, binh lính không đủ nên mới chiêu mộ đủ loại tạp binh. Không bằng huynh đợi thêm, đừng quá nóng vội. Khi nào tình hình biên giới thực sự cấp bách thì nhập ngũ cũng chưa muộn."
Thôi Huyễn tựa hồ đắn đo, chậm chạp không tỏ rõ thái độ.
Đã mở miệng khuyên vậy thì tốt nhất nên làm đến cùng, cũng coi như hồi đáp cho lần giúp đỡ này của hắn.
Bồ Châu lại nói: "Tôi nghe Dương thúc nói, dưới trướng ông có một trạm báo động, gần đây chết mất một toại phó, phải là người biết đọc biết viết mới có thể đảm nhiệm. Nhưng huynh biết đấy, ở đây nhiều người nửa chữ cũng không nhận ra, bên đó đang thiếu người, nhất thời không tìm được ai thay nên Dương thúc phải tự làm lấy, cả ngày chạy tới chạy lui, quá mức vất vả. Trên trấn có người nói huynh từ nhỏ đã vùi đầu vào đọc binh thư, chắc chắn huynh biết chữ, thời gian này huynh có thể tạm thời đến giúp Dương thúc được không? Huynh muốn gϊếŧ địch, có chí nam nhi thì đến nơi nào cũng như nhau cả thôi. Trạm báo động không chỉ đơn giản là đợi địch đến thì phát tín hiệu, tôi nghe Dương thúc nói không biết bao nhiêu đợt người Địch phái quân đánh lén, chỉ vì muốn cắt đứt đường truyền tin qua lại. Có thể thấy đó mới là chiến trường sinh tử đầu tiên."
Thôi Huyễn bị lời nói của nàng kích động, cảm thấy nàng quan tâm đến hắn, lập tức ném Lưu Sùng ra khỏi đầu, vui vẻ nói: "Ta nghe cô! Cô có thể giới thiệu ta với Dương hầu trưởng không?"
Rốt cục cũng thuyết phục được hắn, Bồ Châu thở phào nhẹ nhõm, chợt nhớ đến thiếu niên như khỉ ốm tên Phí Vạn, tiễn Phật tiễn tận Tây Thiên, nàng lại nói: "Vậy huynh nói với mấy huynh đệ của huynh cũng đừng nóng vội, khi chiến tranh thực sự nổ ra thì đầu quân cũng chưa muộn."
Thôi Huyễn đồng ý: "Cô nói thế nào thì thế đó! Ta nghe cô, bảo bọn hắn đừng đi, ai dám đi, ta đánh gãy chân hắn!"
Bồ Châu nhất thời im lặng, cũng may đã đạt thành mục đích, liền hỏi: "Sao hôm qua huynh không quay lại? Hay trên đường xảy ra việc ngoài ý muốn?"
"Sáng nay ta mới chỉ ăn một miếng bánh." Hắn dừng lại, nhẹ giọng nói.
Bồ Châu sửng sốt, lập tức nhớ tới xôi nếp A Cúc để lại cho mình, gật đầu bảo hắn chờ một lát, quay người đang muốn về lấy thì chợt nghe hắn nói: "Chờ một chút!"
Bồ Châu dừng bước, quay lại nhìn hắn.
Trong tay hắn là một chiếc hộp dài hẹp, chần chừ một lúc, hắn chậm rãi đưa ra, nhỏ giọng nói: "Lẽ ra hôm qua ta đã về đến nơi, nhưng nghĩ lâu rồi chưa đi quận thành nên nán lại, đi dạo một vòng, vô tình thấy cái này nên mua về. Mua xong mới nhớ mình là nam nhi, cũng không cần đến. Cái này sinh ra vốn dĩ là để dành cho cô."
Bồ Châu thấy giống hộp nữ trang, nàng mở ra xem, quả nhiên chỉ có một cây trâm cài.
Dù ánh trăng mờ ảo không nhìn rõ chi tiết, nhưng vẫn là vật tinh xảo.
Nàng thất thần rồi dần tỉnh táo lại.
Đang muốn trả lại thì chợt nàng nghe thấy âm thanh rất nhỏ vang lên từ phía ngọn đồi, hệt như ai đá hòn sỏi lăn trên mặt đất.
Ánh mắt Thôi Huyễn lập tức trở nên sắc bén, theo thói quen sờ lên hông thì thấy trống không, lúc này nhớ ra buổi tối hắn thường không mang theo bội kiếm, lập tức đứng lên che Bồ Châu, nhìn lên ngọn đồi quát to:
"Người nào?"
Diệp Tiêu liếc nhìn chúa thượng bên cạnh.
Hôm nay lúc hắn đến trấn Phúc Lộc dừng chân ở dịch xá thì đã rất muộn, cả trấn chìm trong bóng tối. Khi được dịch thừa tiếp đón, hắn không chủ động báo danh phận chủ thượng, chỉ đưa ra lệnh bài của mình. Sau khi ổn định chỗ ngủ xong xuôi thì dịch thừa kia liền cung kính nói rằng dịch trù đang chuẩn bị đồ ăn, một lát nữa sẽ mang lên.
Từ trước đến nay chủ thượng hắn không đặc biệt yêu thích thứ gì, ngoại trừ người yêu ngựa thì khi còn nhỏ. Đại Uyển thiên mã đang đi theo chủ thượng thường được người tự tay cho ăn và chải lông. Hôm nay cũng không phải ngoại lệ. Sau khi dắt ngựa vào chuồng, hắn từ cửa sau dịch xa đi ra thì bắt gặp chủ thượng đứng đây một mình, chằm chằm nhìn phía xa.
Hắn thấy chủ thượng dường như có tâm sự, không dám quấy rầy, chỉ lẳng lặng bảo hộ ở sau lưng. Một lát sau mới đi xuống, đang muốn quay về thì thấy đôi thiếu niên nam nữ đang dây dưa, đưa vật định tình.
Hắn vốn định hét lên hù dọa hai người, nhưng vừa mở miệng đã nghe thấy thiếu niên kia bàn với tiểu nữ lang bày trò phi pháp, không khỏi cảm thấy ngạc nhiên. Ngay sau đó, tiểu nữ lang lại nói về Lưu Sùng, hắn liền giật mình, nhận ra chủ thượng cũng đang cố gắng lắng nghe, nên chưa làm kinh động đối phương.
Tiểu nữ lang này cũng chỉ như những những dân nữ bản địa bình thường khác ở địa phương này, chắc chắn không biết được bí mật của Lưu Sùng nhưng lại có thể có dự cảm chính xác như thế, phân tích cũng hợp tình hợp lý. Hắn đang có mấy phần kinh ngạc thì kế tiếp, đôi thiếu niên tình nồng ý mật, thắm thiết trao đổi tín vật, sợ mạo phạm chủ thượng nên hắn bèn đá hòn sỏi trên mặt đất, lên tiếng cảnh cáo. Thiếu niên kia quả nhiên bị kinh động, vừa mở miệng hỏi hắn liền từ bóng tối đi ra.
Thôi Huyễn sững sờ.
Đằng đó vậy mà có người, cũng không biết hắn đã nghe được đến đâu! Mắt hắn lộ ra sát ý, cúi người rút ra chủy thủ được cất sẵn trong giày, sải bước về phía trước.