Sợ Xã Hội Và Anh Chồng Lính Cứu Hỏa Của Cậu Ấy

Chương 29

Đúng như Tần Sương Tinh nghĩ, cậu mang theo sticker tâm trạng đến lớp, các bạn học xung quanh không chú ý đến việc hôm nay cậu khác với trước đây.

Dù sao sticker cũng rất nhỏ.

Hơn nữa cậu chọn loại không mùi, nên cũng sẽ không có mùi để người khác ngửi thấy.

Rất kín đáo!

Hôm nay là thứ hai, có nhiều tiết học. Buổi sáng học từ 8 giờ đến 12 giờ, buổi chiều lại học từ 1 giờ rưỡi đến 5 giờ.

Là một ngày vất vả nhất trong tuần.

Nhưng Tần Sương Tinh lại không thấy mệt.

Vì cậu phát hiện ra thực ra rất nhiều người cũng dán sticker lên khẩu trang.

Không chỉ nữ sinh, mà cả nhiều nam sinh cũng dán.

Tần Sương Tinh lén quan sát các bạn học, trong lòng nghĩ chẳng trách mọi người không chú ý đến mình.

Đeo khẩu trang lâu dễ bị bí bách, thậm chí tạo ra mùi không được dễ chịu lắm.

Dán một miếng sticker thơm lên mặt ngoài của khẩu trang, có thể cải thiện đáng kể trải nghiệm sử dụng.

Hơn nữa, học liên tục rất dễ buồn ngủ. Dùng một số sticker có hương bạc hà hoặc hương thơm khác, cũng có thể tạo hiệu ứng tỉnh táo.

Rất được ưa chuộng trong học sinh sinh viên.

Tần Sương Tinh đột nhiên nhận ra trước đây mình lại chưa từng chú ý đến những điều này.

Rõ ràng là các bạn học gặp mặt mỗi ngày, rõ ràng mọi người đều đeo khẩu trang hàng ngày, dán sticker lên đó.

Hoá ra cậu vẫn luôn không dám ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào bạn học của mình. Nên mới không biết rằng sticker khẩu trang đã phổ biến trong các bạn từ lâu rồi.

"..." Tần Sương Tinh không nhịn được, trốn sau khẩu trang, khẽ thở dài.

Cậu thực sự quá nhát gan.

Trong mắt người khác cậu rất u ám nhỉ. Rất khó gần nhỉ.

Nên cậu không có bạn, cũng là chuyện hợp lý.

Nhắc đến thì, các bạn học của cậu liệu có thay đổi sticker theo tâm trạng không?

Hay là chỉ dán hình ảnh mình thích thôi?

Tần Sương Tinh không thể kiềm chế sự tò mò.

Vừa nghe giảng vừa lén quan sát xung quanh.

Hệt con trai nhỏ vẫn luôn co rúm trong bùn đất, cuối cùng cũng hé mở vỏ trai ra một khe hở.

Qua khe hở nhỏ ấy, thầm lặng, cẩn thận, quan sát xung quanh.

***

Cuộc sống của một lính cứu hoả, cơ bản được cấu thành từ hai việc là huấn luyện và trực ban.

Trực ban không chỉ để cứu hoả, mà cũng sẽ có các nhiệm vụ như cứu người có ý định nhảy lầu tự tử, cứu mèo con trèo lên cây cao không xuống được, v.v.

Còn huấn luyện, thì bắt đầu từ sáng sớm, duy trì một ngày với mức độ tập luyện phù hợp.

Huấn luyện hàng ngày của lính cứu hoả, một mặt là để tăng cường thể lực, mặt khác là để đảm bảo cơ thể luôn giữ được sức sống, sẵn sàng trực ban bất cứ lúc nào, bất cứ lúc nào cũng có thể đạt trạng thái tốt nhất.

Cho nên khối lượng huấn luyện thực tế sẽ không quá lớn.

Tất nhiên, cái "quá lớn" này, là nói với những lính cứu hoả kỳ cựu có kinh nghiệm.

Còn nếu là những người mới vào đội...

"Tôi... tôi không chịu nổi nữa... xin, xin được nghỉ ngơi..."

Ở cửa thang lầu, một thanh niên mới nhập ngũ không lâu, trên người đeo bộ thiết bị nặng 10kg. Đang thở hổn hển, hít thở mạnh mẽ. Loạng choạng nắm tay vịn cầu thang bước xuống.

Đây là một hạng mục rất quan trọng trong huấn luyện hàng ngày của họ: lên xuống cầu thang trong tình trạng mang vật nặng.

Lính cứu hoả ra vào hiện trường cháy, cần phải mặc trang bị chống cháy. Có khi còn cần đeo bình oxy, gánh vác dân chúng bị nạn để thoát thân.

Lên xuống cầu thang trong tình trạng mang vật nặng chính là mô phỏng tình huống này.

10kg, với người bình thường mà nói đã là rất nặng rồi.

Nhưng đối với lính cứu hoả thì còn xa mới đạt tiêu chuẩn.

"... Đi đi." Đội trưởng nhíu mày, vẫy tay cho người mới nghỉ ngơi.

Sau đó quay đầu gọi nhóm tiếp theo, "Vinh Phong! Cậu lên!"

Người mới xoa xoa lưng, mặt đầy xấu hổ đi đến trước mặt Vinh Phong, đặt cuộn vòi nước trong tay xuống.

"Vất vả rồi." Vinh Phong đơn giản gật đầu về phía đối phương, cúi người nắm lấy hai cuộn vòi nước.

Ngoài hai cuộn vòi nước này, trên người Vinh Phong còn mặc một bộ quần áo công kích nặng nề, sau lưng còn đeo thiết bị làm sạch không khí.

Khác với bộ quần áo chiến đấu mà người mới mặc. Bộ quần áo chiến đấu thông thường lấy sự linh hoạt gọn nhẹ làm chính, phù hợp với những tình huống tương đối ít nguy hiểm hơn trong ngày thường.

Khi lính cứu hoả thực hiện nhiệm vụ dập lửa, bộ trang bị cơ bản nhất trên người bao gồm: mũ cứu hỏa, mũ trùm chống cháy, quần áo chiến đấu chữa cháy, thiết bị cầu cứu, đèn chiếu sáng, găng tay cứu hỏa, bộ dây an toàn, thiết bị hô hấp không khí, rìu cứu hỏa, thắt lưng an toàn, giày chiến đấu chữa cháy, và hai cuộn vòi nước cứu hỏa.

Do quần áo của lính cứu hỏa đều cần được làm từ vật liệu chống cháy đặc biệt, nên ngay cả một đôi giày chiến đấu cũng nặng đến 1,8kg.

Tuỳ theo tình huống chữa cháy, sự phân công nhiệm vụ khác nhau, đôi khi còn cần mang theo thêm nhiều thiết bị khác nữa.

Ví dụ như bộ chia nước, cưa không răng, v.v.

Mà nếu gặp phải đám cháy lớn nghiêm trọng, hoặc hoá chất nguy hiểm phát nổ, lúc này cần phải mặc bộ quần áo chống hoá chất dày.

Còn được gọi là quần áo công kích.

Quần áo công kích không chỉ có thể giữ nhiệt chịu lửa, chất liệu bền chắc dày dặn còn có thể ngăn chặn cắt rạch sắc bén, ăn mòn hoá chất, va chạm nổ ở một mức độ nhất định cho lính cứu hoả.

Lính cứu hỏa rốt cuộc cũng là con người bằng xương bằng thịt. Sẽ đau, sẽ bị thương, sẽ chết.

Quần áo công kích có thể cung cấp mức độ bảo vệ cận thân tối đa cho lính cứu hỏa.

Nhưng đồng thời, nó cũng khá nặng.

Quần áo chiến đấu thông thường nặng khoảng 2,5kg, còn quần áo công kích nặng gấp đôi.