Vương Tranh bị Từ Văn Diệu kéo tới gặp vị học giả nổi tiếng nọ. Đối phương là một ông lão đã lớn tuổi nhưng phong độ nho nhã lại hòa ái dễ gần. Những lời được thốt ra từ miệng ông hết sức sắc sảo và bén nhọn, khiến người khác không tài nào nắm bắt được thực hư trong đó. Vương Tranh cũng không muốn nịnh bợ để được thứ gì từ ông, nên chẳng hề tỏ ra chút nhiệt tình nào, chỉ mỉm cười bàng quan với mọi sự. Nhưng trên thực tế một phần là vì cậu không quen chuyện giao tiếp, đa số thời gian đều sẽ im lặng. Từ Văn Diệu hai lần ba lượt bẻ lái câu chuyện sang trọng tâm được đề ra trước đó nhưng đều bị đôi bên vô tình hữu ý mà lảng tránh đi. Nụ cười trên môi anh dần dần cứng ngắc, vừa tính lên tiếng nói thẳng lại bị Vương Tranh ngăn lại, nhỏ nhẹ nói: “Tim em hơi khó chịu. Chúng ta về nhà sớm chút nhé anh?”.
Từ Văn Diệu vừa nghe thấy Vương Tranh bảo mệt thì mọi chuyện trọng đại gì cũng bị anh ném ra sau lưng hết, hời hợt nói vài câu với vị học giả kia rồi cùng Vương Tranh chào từ biệt mọi người. Từ Văn Diệu bảo Vương Tranh đứng chờ anh một chút, để anh đi tạm biệt ông Từ một tiếng rồi sắp xếp người đứng ra thay anh mua chuỗi vòng phỉ thúy làm quà cho mẹ, sau đó vội vội vàng vàng chạy đến, đánh xe đưa hai người về nhà.
Vừa leo vào trong xe, Từ Văn Diệu lo lắng sờ trán Vương Tranh, hỏi: “Bây giờ em thấy thế nào? Có cần uống thuốc không?”.
“Vô duyên vô cớ thì uống thuốc làm gì. Em nói khó chịu là gạt anh thôi”. Vương Tranh hiếm khi lại có ý đùa cợt như thế. “Em không thích phải lời qua ý lại với mấy người có quyền có thế đó, chi bằng về nhà vừa xem phim hoạt hình vừa ăn súp còn sướиɠ hơn!”.
Từ Văn Diệu thở phào một hơi, phì cười, gõ vào đầu cậu một cái: “Đồ xấu xa này, lần tới còn dám lừa anh như thế thì chống mắt xem anh phạt em thế nào!”
Vương Tranh thở dài. “Anh à, em cũng đâu muốn vậy! Vốn dĩ em không rành rẽ những chuyện như thế. Sau này anh đừng dẫn em tới mấy bữa tiệc thế này, được không?”
“Nếu em không tập làm quen sau này sẽ thiệt thòi đấy!”
“Thiệt thòi thì thiệt thòi, cũng chẳng gì to tát cả”, Vương Tranh bất mãn nói. “Em đã gần ba mươi tuổi, tính cách từ lâu đã định hình, không thay đổi được. Em đã sớm nhận ra rằng mình bẩm sinh khiếm khuyết khả năng nịnh bợ hay o bế ai rồi”.
Từ Văn Diệu nói đầy bất đắc dĩ: “Anh làm thế không phải vì muốn tốt cho em sao?”
“Ngàn vạn lần anh đừng làm vậy! Em vẫn giữ ý kiến cũ, thà mặc quần cộc ngồi nhà xem phim hoạt hình còn hơn trong tiết trời oi bức nóng nực ăn mặc như thế này đến đây nghe người ta làm mấy trò anh lừa tôi dối đó. Anh không thấy ông ta nói chuyện đầy nghệ thuật sao? Em nghe cả buổi cũng không biết rốt cuộc ông ta hiểu hay không hiểu ý anh muốn nói. Còn nếu hiểu thì lại không rõ ông ta đáp ứng hay không đáp ứng điều anh muốn. Như vậy cũng gây khó dễ cho một người có tuổi như ông ta, nói chuyện mà cũng phải vất vả…”
Từ Văn Diệu bật cười, xoa đầu cậu: “Cái đó gọi là nghệ thuật ăn nói, biết chưa. Thật ra vì ông ta không biết chính xác anh là ai, và nếu làm vậy ông ta được lợi ích gì. Dù sao ông ta cũng là bạn của chú Vu, không thân với anh, lại càng không quen em!”
“Thế sao không thẳng thắn cự tuyệt cho khỏe? Cứ làm việc theo nguyên tắc, vừa đơn giản vừa nhanh gọn, vậy chẳng phải sẽ tốt hơn? Với lại người ta cũng chẳng soi ra lỗi của ông ta”.
“Ngốc ạ, nếu ông ta thẳng thừng được vậy đời nào leo lên được vị trí như bây giờ? Chuyện này em không hiểu đâu, nhưng em nói đúng, em không hiểu thì tốt hơn.”
Vương Tranh bĩu môi: “Anh, có vài lời thật lòng em nói với anh được không? Nhưng hứa là đừng giận nhé!”
“Em nói đi”
“Ừ, em nói đây.” Vương Tranh ngẫm nghĩ một chút mới lên tiếng: “Em biết là anh lo cho em, nhờ cả cha của Vu Huyên giúp sức. Anh đã vì em mà tốn không ít tâm tư, lại còn thay em lo nghĩ nhiều thứ. Em nói không cần anh giúp tuy có phần không đúng nhưng thật lòng em chẳng muốn anh xen vào chuyện lần này”.
Từ Văn Diệu như thể đã đoán được Vương Tranh sẽ nói như vậy nên cũng không tức giận, chỉ chuyên tâm lái xe. “Được rồi, cho em cơ hội để nói hết những gì mình nghĩ đấy. Nhớ là đừng giấu diếm điều gì nhé”.
“Em không muốn anh nhúng tay vào việc này là để không phải bất công với những người khác. Nếu em đi cửa sau như thế thì cũng sẽ chẳng hơn gì lão phó chủ nhiệm khoa? Còn nữa, bây giờ em vẫn chưa đủ năng lực và tư cách. Tuy trong giới học thuật em đã gầy dựng được chút thành tựu, nhưng nhiêu đó không đủ để trở thành học giả nổi tiếng khiến người người ngưỡng mộ. Em muốn tự mình cố gắng…”
Từ Văn Diệu phì cười một tiếng: “Xin lỗi, em cứ nói tiếp đi!”
Vương Tranh ghét bỏ mắng: “Không nói nữa. Vốn dĩ anh chẳng nghe. Nếu nghe thì cũng cười em thôi”.
“Anh không có… Được rồi, quả thật là anh thấy hơi buồn cười một chút. Em đừng giận. Anh sai rồi. Anh sẽ không cười nữa”. Từ Văn Diệu chồm qua hôn lên má Vương Tranh một cái, cười hì hì nói: “Ai bảo em dễ thương làm gì. Càng nghiêm túc như thế lại càng đáng yêu”.
“Biến!”
Từ Văn Diệu khoái chí cười ha ha, hân hoan khởi động xe, vặn mở âm thanh, lập tức trong xe vang lên giai điệu dương cầm thanh trong như nước, là một tiểu phẩm của Beethoven, từ bản Minuet tới Moonlight. Vương Tranh im lặng nghe nhạc một lúc thì không giận dỗi nữa, lên tiếng nói: “Em nói thật đấy, anh đừng xen vào chuyện này nữa nhé”.
“Được rồi, anh không lo nữa!”. Từ Văn Diệu chẳng thèm nghĩ ngợi gì nhiều, sảng khoái đáp.
Vương Tranh ngạc nhiên hỏi lại. “Thật chứ?”
“Nếu không thì làm sao bây giờ?” Từ Văn Diệu bật cười. “Ai bảo anh lại yêu một thầy giáo nghiêm chỉnh chính trực thế làm gì?”
“Tự dưng anh lại vội vàng đổi ý nhanh như vậy…” Vương Tranh không chút dễ chịu nói: “Đột nhiên thấu tình đạt lý thế… em không quen chút nào!”
“Vì em nhất mực yêu cầu anh đấy chứ. Anh đã răm rắp làm theo, em còn muốn thế nào?”
“Đừng nói lời vô ích!”
“Tiểu Tranh, vì em đã quá chú trọng nguyên tắc cũng như luật lệ nên mới không biết cách xoay sở” Từ Văn Diệu nói đầy ôn hòa. “Anh có thể hiểu được những ý tưởng cơ bản của em. Theo nghĩa rộng mà nói, sống trong thời kỳ chủ nghĩa tự do, mỗi cá nhân phải tự mình phấn đấu, em cảm thấy như thế mới công bằng. Nếu tất cả mọi người đều làm được như thế thì xã hội này sẽ công bằng và trật tự hơn. Nếu xã hội này không có được những điều như thế, thế thì chính bản thân em cũng không lấy làm hổ thẹn với lòng mình. Ý em là như thế, phải không?”
“Cứ cho là vậy đi!”
“Điều em muốn đến cả quốc gia phương Tây còn không thực hiện được nói chi đến đất nước mình. Chuyện to lớn khác anh không nói, chỉ riêng việc bản thân anh từng trải qua cũng đủ kiểm nghiệm điều đó rồi. Khi anh còn ở Mỹ, trong trường đại học có rất nhiều sinh viên làm trong hội đoàn chính trị, một vài người là xuất phát từ ý định đơn thuần, còn đa số đều có lý do thực tế. Trường anh theo học tốt hơn những trường trực thuộc nhà nước, theo anh thấy cũng không có tiếng tăm lắm nhưng lại để sinh viên rất tự do, tổng thể thì khá giống một trường Anh quốc hơn. Mấy anh em sinh viên cùng thuê chung nhà với nhau đều là những phần tử có ý thức bảo vệ môi trường tiến bộ. Cả ngày không có việc gì làm cũng kiếm chuyện làm, hễ thấy một chút xíu gì đó có vẻ ô nhiễm tức khắc liền gây huyên náo ầm ĩ lên, chỉ tiếc lúc bấy giờ pháp luật của nước Mỹ quy định về mặt này quá hoàn thiện rồi, những nơi họ có thể thể hiện giá trị của bản thân rất ít. Anh thường cười trêu họ là đã sinh nhầm thời cũng như lầm đất nước. Nếu như ở một nước đang phát triển thì những người đó nhất định sẽ vui mừng đến chết mất.”
“Sau đó, cuối cùng họ cũng phát hiện ra được một chuyện lớn. Có một xưởng dược phẩm ba mươi năm trước đã lấp phế phẩm xuống khu vực hồ, trải qua bao nhiêu năm sau hậu di chứng bắt đầu xảy ra nên mới bị phát hiện. Những người bạn của anh đã rất phấn khích tham gia vào công cuộc cách mạng ảnh hưởng đến cả sự nghiệp của họ. Nhưng chỉ tới khi thật sự bắt tay vào họ mới nhận ra mọi chuyện phức tạp vô cùng. Nhà xưởng đó đã bị bán và chia thành ba phần được ba công ty khác nhau thu mua, vậy nên rất khó lòng tìm ra được người phải chịu trách nhiệm chính. Tuy dựa theo pháp luật cả ba công ty đều phải bồi thương nhưng khi biết phải đền bù thế nào, bao nhiêu thì đối phương lại tìm đủ cách để chạy tội. Trình tự pháp lý ở bất cứ quốc gia nào cũng đều hết sức rườm rà, giống như Kafka đã viết trong Lâu đài[1] vậy, khi con người nhỏ bé phải đối diện với kẻ khổng lồ là bộ máy cơ chế đầy quyền năng sẽ tự giác sinh ra sợ hãi và áp lực.”
[1] Lâu đài (Das Schloss) là một trong ba tiểu thuyết nổi tiếng đã làm nên tên tuổi của nhà văn Franz Kafka (1883- 1924), người có ảnh hưởng sâu sắc tới nền văn học phương Tây thế kỷ 20.
“Sau đó thì sao?”
“Sau đó họ vẫn giải quyết được vấn đề. Em đoán xem là bằng cách nào?”
“Dựa vào truyền thông?”
“Giới truyền thông tuy từng quan tâm tới sự kiện này nhưng rất nhanh đã phớt lờ nó mà quan tâm tới những việc mới mẻ hơn cũng tai tiếng hơn”
“Vậy mọi người đã làm thế nào?”
“Chắc em chẳng tin nổi đâu, bọn họ đã lợi dụng đến chính khách”, Từ Văn Diệu cười nói. “Đúng lúc đó lại diễn ra cuộc tuyển cử, ai ai cũng hô hào khẩu hiệu bảo vệ môi trường nhưng chẳng mấy người tranh cử có đủ khả năng giải quyết. Một người bạn cùng phòng của anh xuất thân từ giới thượng lưu ở Mỹ, nên có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nghị sĩ đó. Vì vậy anh ta đã nghĩ cách để tuồn việc hố rác kia cho một người ứng cử, mà người đó với đối thủ của ông ta có tỷ lệ phiếu bầu ủng hộ là tương đương nhau. Nhờ có vị chính khách đó đứng ra tuyên truyền, diễn thuyết cũng như nhắc nhở pháp viện ráo riết thụ lý, song song với việc đó ông ta còn cho quay clip tuyên truyền khuếch đại tầm nghiêm trọng của sự ô nhiễm từ hố rác đấy. Chưa tới ba tháng tòa án đã phán xử xong xuôi, đồng thời ông chính khách nọ cũng có được danh tiếng, với ông ta mà nói sự việc đó như là con át chủ bài trong con đường hoạn lộ của mình”
©STENT: https://www.luv-ebook.com
Vương Tranh không nói được một lời.
“Vì vậy em yêu à, có đôi khi thể chế không phải là dòng nước lũ hay mãnh thú. Em không nên cho rằng việc lợi dụng chức quyền trong thể chế là một chuyện xấu. Hay nói đúng hơn, thay vì để người khác lợi dụng thì mình phải nhanh chân mà lợi dụng trước, vì không chừng ngoài giúp được chính mình còn có thể đấu tranh thay cho một thành phần khác nữa. Lấy chuyện của em làm ví dụ, nếu em chưa đến ba mươi tuổi mà đã đạt được kế hoạch chuyên đề cấp quốc gia, vừa có quyền vừa có danh tiếng thì trường đại học Z chắc chắn sẽ giữ em lại cho bằng được. Đợi tới khi em vững chắc chủ quyền rồi, đã có tiếng nói rồi sẽ dễ dàng quản thúc lão phó chủ nhiệm… lão ít nhất sẽ không dám giở trò giả tạo học thuật ngay dưới mắt em, và em cùng những giáo viên trẻ khác cũng sẽ có môi trường tốt hơn để học tập, nghiên cứu. Như vậy không phải sẽ tốt hơn nhiều so với việc em một mình kiên trì chống đối?”
Đầu óc Vương Tranh loạn hết cả lên, há hốc miệng, những lời muốn nói đều không còn thích hợp nữa. Từ Văn Diệu cười xoa mặt cậu: “Không được rồi, nhìn vẻ mặt em như thế thì thân dưới anh lại cương đến phát đau. Phải về nhà mau lên. Phải mau về nhà”
Anh vừa than van vừa nhấn ga chạy hết tốc lực. Vương Tranh thì vẫn còn chìm đắm trong những lời vừa rồi của người yêu, cố gắng học hỏi những điều mình chưa từng trải qua. Đến khi cậu giật mình tỉnh táo lại mới phát hiện xe đã tấp vào trong bãi đỗ xe còn Từ Văn Diệu thì quắc mắt lên nhìn cậu đầy ham muốn, khiến da đầu cậu run lên bần bật. Cậu biết anh đang suy nghĩ gì, bèn lo lắng mà nói: “Anh à, chúng ta… lên nhà rồi hẵng…”
“Không kịp rồi!” Từ Văn Diệu vặn nhạc lên to hết cỡ, sau đó liền tháo dây an toàn của Vương Tranh ra, ôm cậu vượt qua hàng ghế trước mới thả cậu xuống hàng ghế sau rồi chồm người đè lên người cậu, không ôm hôn cậu trước mà lại phấn khích cởi dây nịt của cậu ra.
Vương Tranh run rẩy nói: “Lẽ nào anh lại muốn… tại đây…”
“Thỉnh thoảng thử cảm giác rung trong xe cũng rất thú vị”
“Không được. Sẽ bị người ta nhìn thấy đó”
Từ Văn Diệu cởi phăng chiếc quần âu của Vương Tranh ra, nâng cậu ngồi lên trên đùi anh, thở dốc mà nói: “Không sao đâu, phía trên em ăn mặc chỉnh tề thế kia mà. Dù có thấy cũng không ai nghĩ rằng thầy Vương lại chẳng bận gì ở dưới, lại còn đang cùng người ân ái”
“Anh điên rồi. A.. đừng vào… đau…”
Từ Văn Diệu ra sức chèn vào bên trong cơ thể Vương Tranh, vừa xoa nắn phía trước của cậu vừa hạ lưu nói: “Thật dễ chịu! Thầy Vương à, thầy đừng di chuyển mạnh quá kẻo người qua đường sẽ để ý đấy”
“Anh, anh, đồ khốn…”
“Cục cưng đừng sợ. Anh chỉ đùa em thôi, kính xe này là đặc chế, đứng ngoài chẳng thấy được bên trong. Vậy nên em hãy cứ thoải mái mà vận động”
Tối nay, vốn dĩ Vương Tranh đã lên kế hoạch làm một vài việc.
Đầu tiên là đọc một chương của cuốn Lý Luận Kinh Điển vô cùng khó hiểu. Cậu cảm thấy bản dịch tiếng Trung của cuốn sách có vấn đề nên đã đến thư viện mượn sách gốc về đọc. Nhưng với tác giả này thì với ngay cả một học giả ở các nước nói tiếng Anh cũng cảm thấy tối tăm mặt mày, huống hồ gì là Vương Tranh khi tiếng mẹ đẻ của cậu là tiếng Trung và chưa bao giờ học qua bất cứ khóa phiên dịch nào. Đọc xong một mục nhỏ, cậu tính đi là quần áo, vừa nghe nhạc của Debussy vừa lấy những chiếc áo sơ mi nhăn nhúm trong tủ áo quần ra là phẳng phiu cả cổ áo và tay áo. Kế đó cậu sẽ gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe cha mẹ, tiện thể báo cáo tình hình bản thân gần đây rồi nghe mẹ mình lải nhải một trận. Trong thời gian nói chuyện điện thoại, cậu sẽ nhân đó mà sai khiến Từ Văn Diệu đi giặt áo quần. Dì Trâu xem ra cũng xấp xỉ tuổi cha mẹ cậu, vậy nên chẳng bao giờ cậu để dì phải đυ.ng vào máy giặt.
Ngay lúc đó, trong bếp lại đang hầm nồi súp măng gà sâm Hoa Kỳ, dùng cho bữa ăn khuya. Sau năm tiếng hầm thịt gà đã tơi ra, lúc muốn ăn canh chỉ cần mở nắp nồi hầm ra mùi súp hòa quyện và thơm lừng đến ngạt cả mũi. Đây là thói quen thường ngày ở nhà của Vương Tranh, những khi đau đầu nghiên cứu học thuật lại giải trí bằng cách làm chút việc vụn vặt trong nhà. Khi ngồi ăn súp, Vương Tranh sẽ mở MSN, vừa tán gẫu với người bạn cũ đang du học nước ngoài vừa nghe tiếng tivi của chương trình tin tức buổi tối Từ Văn Diệu đang xem ngoài phòng khách vọng sang.
Vương Tranh cảm thấy những ngày tháng êm đềm như vậy thật khiến cậu an tâm, và càng giúp cậu như chìm đắm vào tận sâu thẳm trong suy nghĩ nhất, âm nhạc của Debussy có độ phủ cực mạnh, sự vận động hài hòa của thanh âm trong đó cơ hồ chứa cả một sức mạnh, bất kể là cái gì, chỉ cần giai điệu đó vừa được cất lên có là việc gì khó khăn cũng sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Trong lúc đang làm công việc là quần áo vụn vặt ấy lại được nghe loại âm nhạc trần thuật mệnh đề trọng yếu như thế Vương Tranh luôn có cảm giác chênh lệch diệu kỳ. Cậu thích cảm giác đó, có thể phân tách những phiền muộn, những vấn đề quan trọng ra thành từng mảnh nhỏ rồi hòa nhập vào trong cuộc sống bình thản vô ưu.
Những điều này đều thuộc về riêng Vương Tranh, có thể gọi là “Cuộc sống của Vương Tranh” cũng được.
Nhưng tiếc rằng đêm nay mọi kế hoạch vạch sẵn trong đầu đều đã tan tành hết cả. Cậu bị Từ Văn Diệu ôm chặt trong xe, cơn nhục cảm kí©ɧ ŧɧí©ɧ dồn dập phát tiết ra như sóng làm cho cậu như phát điên lên được, thực sự là những trải nghiệm không thể miêu tả thành lời, sức kéo dài của cả hai người quá mạnh mẽ. Lại còn cả những kỹ năng cao siêu của Từ Văn Diệu cộng thêm tiết tấu mạnh mẽ xuất quỷ nhập thần, đã vậy còn rắp tâm dồn ép Vương Tranh lên đến đỉnh cuồng phong của cơn kɧoáı ©ảʍ, mất hết cả lý trí nữa. Vương Tranh cả đời này chưa từng trải qua chuyện tương tự như thế. Sau chuyện lần này cậu phát hiện, hóa ra những lúc Từ Văn Diệu ôm ghì cậu trên thảm, hoặc đè dồn cậu lên cánh cửa, hay lật trở trong bồn tắm mà vốn lẽ đã cho rằng vô cùng khác biệt, bây giờ so ra lại chẳng là gì cả.
Kí©ɧ ŧɧí©ɧ thật sự tới từ cơn kɧoáı ©ảʍ cực đại do nỗi sỉ nhục cũng như hoang mang mang lại. Trong một thời khắc Vương Tranh mơ hồ nghĩ, không thể trách sao có người lại thích cái cảm giác nhìn trộm người ta làʍ t̠ìиɦ hoặc bị quay trộm lúc ân ái.
Sau đó, Vương Tranh không biết mọi chuyện đã kết thúc thể nào, chỉ nhớ khi xong việc rồi chân câu nhũn nhão cả ra không thể đi nổi, nơi bị dùng quá độ ở phía sau cũng phát nhiệt đau đớn, còn cậu lại được Từ Văn Diệu cõng lên nhà. Giữa đường có hàng xóm nhiệt tình hỏi han anh liền vui vẻ đáp thầy Vương đột ngột phát bệnh tim đi không nổi, báo hại Vương Tranh dúi mặt vào vai anh, mệt nhọc không chịu nổi còn phải cố nặn ra một nụ cười biểu hiện mình không sao cả.
Vào tới nhà, Vương Tranh liền tức tốc đi tắm rửa, sau đó chui tuột vào trong chăn mà vỗ giấc. Đương lúc mơ mơ màng màng thì biết Từ Văn Diệu rón rén nhẹ tay chỉnh lại máy điều hòa, rồi ém chăn lại, hôn nhẹ lên trán cậu một cái rồi hỏi: “Tiểu Tranh, em ăn súp không?”
Vương Tranh nhớ tới món súp mình hầm trong nồi điện bèn tỉnh dậy mà nói: “Cho em một chút, anh cũng ăn luôn đi, không lại đổ bỏ thì phí lắm”
Thói quen tiết kiệm này của Vương Tranh được mẹ cậu hun đúc từ bé. Nếu làm cho nhà mình thì chớ có lãng phí, còn nhà có mời khách nhất định làm cho thật nhiều vào, dù rằng mấy ngày sau đó gia đình phải ăn đồ thừa lại nhưng tuyệt đối không thể để người khác nghĩ rằng gia đình mình không có đồ ăn. Sau khi dọn đến sống cùng Từ Văn Diệu mới phát hiện ra đặc điểm này. Mỗi lần khách khứa đi hết anh lại giấu Vương Tranh đổ bỏ thức ăn thừa trong tủ lạnh. Không thì người xui xẻo sẽ là anh, từ bé tới lớn anh đã quen ra ngoài hô mưa gọi gió, nhưng giờ mỗi khi về nhà lại trở thành cái máy tiêu hóa đồ ăn thừa, nếu để người khác biết sẽ mất mặt lắm.
Vương Tranh tựa lưng vào gối, ăn hết nửa bát súp, một lúc sau thì lắc đầu xin thôi. Từ Văn Diệu cũng không cần lấy thêm bát, ăn nốt phần còn lại trong bát của cậu, sau đó xuống bếp múc một bát súp khác mà lấp cho đầy bụng. No nê rồi cả người cũng thư thái hơn, nhưng lại chẳng thể đi ngủ ngay được. Anh nhìn đồng hồ, đã gần mười một giờ rưỡi đêm, bình thường lúc này Vương Tranh phải đi ngủ rồi.
Từ Văn Diệu đi vào phòng ngủ, bật chiếc đèn trên đầu giường, Vương Tranh ngồi dựa đầu vào gối, gương mặt nghiêng nghiêng nhìn nhu hòa hơn hẳn dưới ánh đèn màu, làn da cũng có chút khí sắc hồng hào và sáng bóng hơn, bất giác khiến cõi lòng của anh thấy ấm áp như có dòng nước ấm đang lưu thông vậy. Anh bước lên giường, kéo Vương Tranh ôm vào lòng, hôn lên khắp mặt Vương Tranh hỏi: “Chưa ngủ à?”
“Vừa mới ăn xong, không ngủ được,” Vương Tranh đáp.
“Vậy mình xem đĩa nhé? Có một bộ phim cũng hay lắm”
“Không xem đâu, chẳng có hứng, nằm một lát thì ngủ ngay ấy mà”
“Có muốn nghe nhạc không?”
Vương Tranh nghĩ ngợi một chốc thì gật đầu.
Từ Văn Diệu bế cậu ra phòng khách, đặt xuống chiếc ghế bành êm ái rồi đi mở nhạc, là những bài thánh ca chuyên dùng trong giáo đường, đồng thanh hợp xướng hiện đang rất được ưa chuộng. Nghe vào ban đêm càng khiến âm nhạc trở nên mông lung và huyền ảo hơn. Vương Tranh khẽ nhắm hai mắt lại, mỉm cười mà nói: “Anh thật biết chọn bài, bây giờ thích hợp để nghe CD này nhất”.
“Lần này đi châu Âu, lúc ở Đức một lần tình cờ đi ngang qua nhà thờ thấy người ta đang tập hát, vì vậy anh đã vào nghe một lúc”
“Không phải anh luôn rất bận rộn ư? Sao lại thanh thản để nghe cái này…”
“Quan niệm công tác của người châu Âu khác chúng ta, sau bốn giờ chiều đối tác sẽ từ chối bàn công việc”. Từ Văn Diệu cười rồi chèn người lên ghế bành, để cả nửa người Vương Tranh nằm sấp trên người anh, vừa ve vuốt lưng cậu vừa nói: “Tiểu Tranh, em có tin rằng người ta sẽ được tha thứ sau khi đi xưng tội và cầu nguyện không?”
“Em không biết”. Vương Tranh ngẫm nghĩ một lúc mới đáp: “Em nghĩ đây là vấn đề hết sức huyền diệu, chỉ khi nào đi sâu vào hệ thống của một tôn giáo mới có thể có đáp án”
“Đến tận bây giờ, anh cũng không biết liệu mình có thể tin vào bất kỳ tôn giáo nào không nữa. Thế nhưng khi ngồi trên băng ghế dài trong giáo đường, từ tận đáy lòng mình anh đã nghĩ rằng, nếu anh có thể không hoài nghi mà tín niệm vào một cái gì đó thì cuộc đời này sẽ hạnh phúc biết bao”.
“Đúng vậy, nhưng lại cũng rất khó. Đến cả các nhà triết học cũng liệt tôn giáo vào giai đoạn tối cao nhất của con người”
“Phải ha… Kể từ ngày trưởng thành, anh đã có cách nghĩ không gì có thể thay đổi được về thế giới này rồi. Nếu chẳng có gì bất ngờ xảy ra hẳn là tương lai cũng sẽ giữ nguyên cái nhìn như bây giờ cho đến chết. Hoặc tới khi già rồi, anh sẽ thành lão già cố chấp, như thể việc anh đã kiên quyết đối chọi với cha anh hôm nay. Cố chấp đến ngoan cố”
Vương Tranh ngước đầu lên nhìn anh, mỉm cười rướn người hôn môi anh một cái: “Có em ở đây dù có già đi, anh cũng sẽ là ông lão đẹp mà”
Từ Văn Diệu bật cười, hôn đáp lại cậu một cái: “Cảm ơn em! Em làm anh cảm thấy bản thân mình không quá tệ hại tới vậy”
Anh khẽ ngừng một chút, nói tiếp: “Nhưng có điều, chuyện về tư tưởng cố định thật sự có tồn tại. Nếu giờ khiến anh đi tin vào một vị thần nào đó, tin vào sức mạnh chúa tể của người đó và tin rằng người đó có thể can dự vào vận mệnh của mình, việc đó với anh mà nói là rất khó”
Vương Tranh gật đầu, chờ anh nói tiếp.
“Và chính vì vậy mà anh không thể đi xưng tội, nên cũng không có được sự tha thứ. Anh không có cơ hội để tẩy rửa linh hồn mình”. Từ Văn Diệu thở dài, buồn bã nói: “Lúc ở trong giáo đường, bỗng dưng anh thấy rất ganh tị với những con chiên có thể xưng tội trước cha xứ. Nếu như anh cũng có cơ hội thì biết đâu chừng sẽ được ban ân”.
“Anh… cũng có thể xưng tội mà”, Vương Tranh e dè nói.
“Ngay cả khi anh chẳng có bất kỳ tín ngưỡng nào?” Từ Văn Diệu phì cười, lắc đầu. “Vậy không gọi là xưng tội đâu”
Vương Tranh im lặng, ôm chặt Từ Văn Diệu.
Từ Văn Diệu mỉm cười, vỗ vỗ vào vai cậu: “Không sao, em mệt chưa?”
“Một chút!” Vương Tranh tựa vào ngực anh, nhỏ giọng nói: “Anh, tuy em không biết phải biểu đạt thế nào, nhưng em nguyện ý nghe anh nói. Không phải là muốn đưa ra lời khuyên hay an ủi… Trước đây em từng nói, chúng ta vốn dĩ cùng một loại người, đều có những hố đen sâu hun hút trong lòng… Em có thể cảm nhận được, hơn nữa còn tình nguyện thấu hiểu và san sẻ với anh. Cũng như anh đã hiểu em, cam lòng chia sẻ nỗi đau của em vậy”.
©STENT
Cậu ngước đầu, mỉm cười nhu hòa nhìn anh: “Khi nào thời điểm tới hãy nói cho em nghe nhé?”
Từ Văn Diệu gật đầu, đỡ gáy cậu sang mà hôn xuống đôi môi mềm kia.
Vì trong bữa tiệc hôm đó, vị cán bộ trong ngành giáo dục nọ không có bất kỳ biểu hiện hay hứa hẹn gì nên Vương Tranh cũng quên hẳn luôn chuyện đó. Cậu không màng để ý xem việc kia có kết quả gì không. Với cậu mà nói không có kết quả còn thoải mái hơn nhiều. Nhưng lại vô ý mà đánh giá thấp năng lực làm việc của Từ Văn Diệu. Chưa tới một tuần, Từ Văn Diệu lại dẫn cậu tới một nhà hàng Trung Hoa xa xỉ, đặt hẳn phòng riêng mà tiếp đãi vị học giả nọ. Lần này, thái độ của đối phương đã hòa nhã hơn rất nhiều, thậm chí còn vui vẻ bắt chuyện, hoàn toàn chẳng thấy đâu vẻ xa cách lần đầu gặp mặt. Một lúc sau, Từ Văn Diệu cùng học giả nọ bước ra ngoài, bảo là phải đi đón ai đó. Vương Tranh chợt thấy bất an, định bụng cũng phải cùng đi xem thử. Nhưng chưa ra đến cửa đã thấy một ông lão mặt mày rạng rỡ đi vào cùng Từ Văn Diệu. Ông nhìn thấy Vương Tranh liền mỉm cười hồn hậu, nói: “Tiểu Tranh, chúng ta lại gặp nhau rồi. Không ngờ nhỉ?”
Vương Tranh ngây ra. Người đó đích thị là cha của Vu Huyên, Tham mưu trưởng Vu. Vừa được gặp ông thì cậu đã vui vẻ bước tới chào hỏi trước: “Bác Vu, sao lại là bác? Bác tới thành phố G bao giờ ạ?”
“Mới đến thôi. Ta vừa xong một cuộc họp ở đây, tiện đường ghé thăm hai đứa” Ông Vu vui vẻ vỗ vai Vương Tranh. “Sao bây giờ nhìn gầy hơn cả lúc trước? Từ Văn Diệu, cháu không cho người ta ăn uống đầy đủ à?”
“Có nghĩ cháu cũng không dám nữa ấy chứ” Từ Văn Diệu cười to. “Chú Vu, sau khi chú đi Tiểu Tranh phải làm tiểu phẫu, bây giờ còn đang trong quá trình tịnh dưỡng ạ.”
“Còn trẻ vậy sao lại đau bệnh thế này? Mà là phẫu thuật gì?” Ông Vu lo lắng hỏi. “Hiện giờ cháu sao rồi?”
“Chỉ là tiểu phẫu thôi, không có gì đâu ạ”, Vương Tranh cười đáp. “Hiện tại, cháu ăn được ngủ được, cảm thấy khỏe hơn trước rất nhiều”
“Phải vậy chứ. Mấy đứa đừng nghĩ mình trẻ mà không chăm lo cho sức khỏe, mai này có tuổi rồi thì bệnh tật triền miên đó”
Ông Vu quay sang nói với học giả kia. “Chuyện này chắc anh Kỷ biết mà ha, hồi đó còn trẻ chúng ta từng hành quân suốt ba ngày ba đêm không ngủ không nghỉ chả sao, bây giờ còn được như thế không nhỉ?”
Ông Kỷ cười lắc đầu nói: “Làm gì còn sức lực nữa chứ! Lúc này cứ đúng mười giờ tối liền lên giường đi ngủ. Cũng hết cách, bà nhà cứ ở sau lưng canh chừng từng li từng tí, nghiêm túc hơn cả trại lao động ấy chứ.”
“Được rồi, tối nay tôi sẽ cho anh được bay nhảy một phen.” Ông Vu khoái chí cười to.
Mọi người cười nói trở về phòng ăn. Vừa ngồi vào chỗ, chỉ chốc sau các món ăn liền được mang lên. Từ Văn Diệu rất biết cách ứng xử, gắp món ăn, mời rượu, tất cả đều làm rất thuần thục, hơn nữa anh còn biết cách quan sát sắc mặt của đối phương, khơi mào đề tài. Biết người lớn tuổi thường thích hoài niệm về những năm tháng vàng son ngày xưa, vậy nên cứ xoay quanh những câu chuyện thú vị về tòng quân năm đó của hai người mà triển khai. Hai ông bạn già bao năm rồi không gặp lại nên có nhiều chuyện để nói, thân thiết bàn chuyện nay việc xưa đến là vui vẻ. Đến khi tiệc gần tàn, ông Kỷ dường như đã say mèm rồi, Từ Văn Diệu đích thân đưa ông ấy về nhà. Ông Vu thì muốn Vương Tranh cùng ông ngồi xe về khách sạn. Vương Tranh chẳng đặng từ chối, bèn gật đầu đáp ứng.
Khi cả hai người đều yên vị trong xe đã chờ phía bên ngoài, ông Vu mới cười hỏi: “Ta nghe Văn Diệu nói cháu không muốn dựa vào mối quan hệ với ta để anh Kỷ giúp cháu đi cửa sau à?”
Vương Tranh giật mình, e rằng nếu nói hết sự việc sẽ gây phiền hà cho ông, nên do dự một lúc mới dám đáp: “Không phải ạ, chỉ vì cháu cho rằng mình vẫn chưa đủ tư cách…”
Ông Vu nghe chuyện, mãi sau cũng không nói năng gì. Sự trầm mặc của ông khiến Vương Tranh bất an, liền giải thích: “Bác Vu, cháu thật sự nghĩ rằng mình còn non kém quá. Nếu như mạo muội xin đề tài quốc gia e là sẽ bị người khác chỉ trích sau lưng ạ…”
“Không sao đâu,” ông Vu khua tay cắt ngang lời cậu, đoạn lại mệt mỏi xoa thái dương, “bỗng dưng ta lại nhớ tới Tiểu Huyên. Nó với cháu giống hệt nhau, chẳng bao giờ chịu dựa vào gia đình.”
Vương Tranh thấy lòng nhói đau, gục đầu im lặng.
“Ta vẫn không hiểu được, chẳng biết con bé giống ai mà lại quật cường như thế?” Ông thì thào. “Ai đời lại chẳng bao giờ chịu nói gì với cha mình, lẽ nào hai cha con mà cũng khó nói chuyện với nhau như vậy?”
“Không phải đâu ạ. Vì cô ấy không biết diễn đạt ý của mình như thế nào. Bác cũng biết đấy, người ta thường chẳng rõ mình nên phải biểu đạt suy nghĩ của mình sao cho phải, nhất là với người thân.”
“Ta là một người cha thất bại!”. Ông Vu thở dài, giọng đã khàn đi. “Ta có một đứa con gái vô cùng đặc biệt, nhưng ta luôn xem nhẹ tính cách đặc biệt của nó. Ta luôn nghĩ sao nó chẳng thể giống những đứa con gái nhà khác, song lại chưa khi nào nghĩ rằng nó là như vậy, mà như vậy thì chả làm sao cả.”
Vương Tranh trầm mặc một lúc thì an ủi ông, nói: “Bác, bác đừng buồn! Bác như thế Tiểu Huyên sẽ không vui đâu ạ!”
“Ta không sao”. Ông xua tay. “Tối nay uống hơi nhiều, lại có tuổi nữa, thành ra mới nói nhiều như vậy, cháu đừng chấp.”
“Làm sao cháu dám ạ…”
“Chuyện anh Kỷ, cháu cũng đừng thấy áp lực, ta nghe anh ấy nói, không phải anh ấy là người duy nhất quyết định việc chọn ai, còn có cả một hội đồng thẩm định, lại đủ thứ quy tắc tuyển chọn. Nói đúng hơn, cháu có đủ tư cách và khả năng hay không chẳng phải do ta, anh ấy hay là cháu định đoạt. Chúng ta chỉ đưa mấy thứ sang cho họ thôi, không có làm gì quá xấu xa cả, hiểu chưa?”
Vương Tranh lo nghĩ một lúc thì gật đầu.
“Tên nhóc Văn Diệu đó, nó vì cháu mà lo lắng đủ thứ chuyện”. Ông Vu phì cười. “Ta xem như cũng chứng kiến quá trình nó lớn khôn, thông minh lanh lợi hơn người, nhưng ta lại chưa từng thấy nó vì ai mà lo nghĩ tới nông nỗi này. Nếu ta là cha nó nhất định sẽ phải cảm tạ cháu ấy chứ.”
Vương Tranh mỉm cười, nhỏ nhẹ nói: “Cháu đã gặp cha anh ấy rồi ạ.”
“Hả? Có phải lão ta rất khó ưa?” Ông Vu nheo mắt lại cười. “Đừng để khí thế của lão dọa cho sợ, lão cũng chỉ là con cọp giấy thôi.”
Vương Tranh bật cười thành tiếng.
“Cháu đừng lo lắng quá.” Ông Vu nhàn nhạt nói.
“Bác Vu à…”
“Lớn tuổi rồi, cũng trải nhiều chuyện rồi, chuyện hai đứa đừng tưởng qua mắt được ta.” Ông Vu hiền từ nói. “Yên tâm đi! Ta chẳng bảo thủ hay cổ hủ như lão Từ đâu. Trong quân đội cũng có không ít chuyện như vậy, và bọn ta cũng biết đó chẳng phải là bệnh hoạn gì, chỉ là nói ra thì không hay gì cho lắm, nên thường không ai đề cập đến chuyện đó thôi.”
“Aii, chớp mắt một cái mà đã mấy mươi năm, bọn ta đều đã già, Văn Diệu cũng hơn ba mươi rồi, cha mẹ nó có chăm con thế nào cũng đâu quản được nó mãi?” Ông nhìn Vương Tranh, lại nói: “Cháu không phải lo sợ gì cả.”
Vương Tranh gật đầu, thấy lòng ấm áp, chân thành nói: “Cảm ơn bác!”
Xe chạy tới gần sát cửa nhà khách quân khu thì dừng lại, ông Vu vỗ đùi nói: “Đến rồi, ta đi đây. Cháu không cần lo cho ta, ta đã bảo tài xế đưa cháu về nhà, nghỉ ngơi sớm đi nhé.”
“Dạ.” Vương Tranh xuống xe, mở cửa giúp ông, cười đáp: “Bác cũng nghỉ ngơi sớm! Chúc bác ngủ ngon.”
Vương Tranh nhìn theo ông Vu cho tới khi ông đã khuất bóng hẳn rồi mới xoay người nói với tài xế đang đứng chờ bên cạnh: “Anh không cần đưa tôi về đâu, tôi sẽ tự đi.”
Cậu muốn đi một mình.
Vì bỗng dưng lại thấy nhớ Vu Huyên tha thiết.
Lúc ngẫm lại chuyện Vu Huyên mới bất chợt nhận ra mình đã bước qua tuổi thanh xuân lâu đến như vậy. Cứ như cậu chỉ bàng quan khoanh tay đứng nhìn, rõ ràng là như còn trông thấy một thiếu niên và một thiếu nữ cùng ngồi dưới bóng cây tử kinh lén lút cầm bình rượu brandy bằng thiếc uống. Thiếu nữ lơ đễnh gạt gạt mấy sợi tóc lòa xòa qua một bên, ngưỡng đầu uống một ngụm rượu, chớp mắt gãy tàn thuốc, nhãn thần ngóng xa xăm, đôi con ngươi sâu hun hút, phảng phất nét trải đời và thấu suốt vạn trượng thế tục phồn hoa mà mắt thường không thể hiểu được, sau đó nghiêng mặt cười với cậu thiếu niên.
Tuy Vương Tranh là đồng tính, nhưng mỗi khi hồi tưởng lại cũng không thể không thừa nhận rằng, nụ cười hôm đó của cô gái là trong sáng nhất cũng xinh đẹp nhất.
Dưới vòm cây năm ấy vang lên đôi lời đối thoại hiếm có:
“Tớ nói, rốt cuộc cậu không hài lòng chỗ nào hả?”
“Tướng mạo? Tính cách?”
“Gì cũng được, cậu có thể nói rõ chỗ nào cậu ghét nhất không?”
“Chỗ nào ghét nhất ư.” Vương Tranh nghĩ ngợi một chốc mới đáp: “Thật ra cũng không nhắm vào bộ phận nào cụ thể hết, như mắt mũi miệng vậy. Nếu buộc phải nói chắc là tại bản thân tớ.”
“Ý cậu là cậu không hài lòng về chính bản thân mình, từ dung mạo tới tích cách?” Vu Huyên xốc lại tinh thần. “Tại sao?”
“Không biết nữa.” Cậu thanh niên Vương Tranh tính khí dễ chịu cười nói: “Tớ luôn nghe, nếu tớ là một ai khác liệu có giống như bây giờ không, hay sẽ mạnh mẽ dám nói dám làm những việc bây giờ không dám làm, hoặc là có một cuộc đời khác hẳn bây giờ…”
“Đợi đã, cậu nói rõ ra xem nào, đang nói chuyện bất mãn với hiện tại chứ không đề cập việc chẳng hài lòng về bản thân.”
Vương Tranh xoa xoa gáy, gật gù mà rằng: “Cậu nói cũng đúng, có lẽ tớ phải cố gắng thay đổi cuộc sống của tớ thôi.”
“Rốt cuộc thì cậu muốn thành người thế nào?”
“Nếu được thì trở thành người giống như Thiên Dương là được.”
Vu Huyên liền lắc đầu: “Ồ, nói vậy là cậu chưa từng nghĩ người khác có thể sẽ để ý tới cậu chứ gì?”
“Đời nào chứ. Tớ có gì đáng để khiến người khác để ý tới? Tớ muốn nói là, bản thân tớ cứ im ỉm như thế, lại còn không biết cách nói chuyện hay giao thiệp, hơn nữa còn ngu ngốc, năng lực cái gì cũng có hạn. Mỗi khi nói tới tương lai cũng chỉ nghĩ tới việc tiếp tục đọc sách. Nói thiệt đó, từ nhỏ tới lớn chẳng có cô gái nào tỏ tình với tớ hết.”
Vu Huyên bật cười: “Nghĩa là cũng chưa từng hôn nhỏ nào hết?”
“Đương nhiên!”
“Có muốn thử không?”
“Ban ngày ban mặt đừng nói mấy lời hù tớ sợ chứ?”
“Làm gì mà đến cả chút hiếu kỳ cậu cũng không có vậy? Đồ nhát gan!” Vu Huyên khinh bỉ nói.
Thật lâu sau đó, Vương Tranh nhớ Vu Huyên đã đưa mắt liếc cậu mà rằng: “Vậy nếu như có một cô gái thích cậu, cậu có muốn thử không? Ý tớ là hôn môi hay gì đó, à ừ thì, sờ ngực một tí cũng được, sao hả, muốn không?”
“Tiểu Huyên à, cậu không biết những điều cậu vừa nói, với một thằng gay thì đó chẳng khác gì là ác mộng sao?”
Bất chợt di động của Vương Tranh đổ chuông làm cắt ngang mạch hồi tưởng của cậu. Cậu bắt máy, là Từ Văn Diệu gọi.
“Em về chưa? Anh đưa ông Kỷ về rồi, em ở đâu? Có muốn anh qua đón không?”
“Văn Diệu, em nhớ Tiểu Huyên quá!” Vương Tranh siết chặt điện thoại, bỗng nhiên lại thấy lòng nghẹn ngào, đưa mắt nhìn lên thì thấy thành phố này về đêm sáng rực đầy màu sắc, ánh đèn lung linh rực rỡ. Lúc này đây, cậu đang đứng giữa con phố sầm uất nhất, dòng người chen chúc đông đúc, các hàng quán vẫn tiếp tục kinh doanh đến những hơn mười giờ.
Nhưng, thế giới rộng lớn nhường ấy, có nhiều người nhường ấy, cuối cùng bạn cũng không thể tìm lại người đã thất lạc kia.
“Em rất nhớ cô ấy, nhưng càng nhớ bao nhiêu thì lại càng nhận ra mình đã mất cô ấy rồi.” Vương Tranh ngước đầu lên, cố nén nước mắt, khàn giọng mà nói: “Sau đó, em nghĩ hồi đó nếu em không phải vì bản thân mình không vượt qua chuyện đau lòng đó rồi cắt đứt liên lạc với cô ấy trong bốn năm, hay nếu em luôn kiên trì ở cạnh cô ấy biết đâu Tiểu Huyên sẽ không bị bệnh, hoặc ít ra… sẽ không chết sớm như vậy…”
Bỗng dưng, Vương Tranh lại thấy tức thở, l*иg ngực co rút lại, phải vịn vào song sắt ven đường mà đứng, siết chặt điện thoại trong tay như thể đang nắm giữ trái tim của mình.
“Tiểu Tranh, Tiểu Tranh, em đang ở đâu? Anh sẽ tới ngay! Em đứng đó chờ anh!” Từ Văn Diệu hét lên.
“Em, em ở…” Vương Tranh ngước đầu nhìn quanh, đột nhiên không xác định được bản thân đang ở đâu. Rõ ràng đây vẫn là thành phố quen thuộc tới mức giữa những hơi thở của nó cậu còn cảm giác được cả mạch đập, vậy mà vừa chớp mắt một cái đã biến thành xa lạ như thể cậu đã bước lạc vào cánh đồng mênh mông hoang vu không tỏ đường đi lối về.
“Tiểu Tranh, em sao thế? Em đừng làm anh sợ! Tiểu Tranh…” Từ Văn Diệu gần như rống lên trong điện thoại.
Vương Tranh ôm ngực, lấy lại bình tĩnh, miễn cưỡng đáp: “Chỗ gần khách sạn chú Vu ở. Chắc là em chỉ mới đi về hướng nam cách chừng một trăm mét thôi.”
“Ở đó chờ anh!” Từ Văn Diệu tức tốc cắt máy.
Trước mắt Vương Tranh bỗng tối sầm lại, giữ lấy song sắt mà cố hít thở từng hơi dài, gắng sức điều hòa nhịp đập đang hỗn loạn. Bỗng lúc này, cậu nghe thấy có tiếng bước chân tiến lại phía cậu, hơi e sợ hỏi: “Thầy Vương phải không? À, đúng là cậu rồi, sao cậu lại đứng đây?”
Vương Tranh ngước lên, gương mặt thân thiện của J ánh vào trong mắt. Cậu miễn cưỡng cười đáp: “Tôi, tôi không sao, chỉ thấy hơi khó thở.”
“Cậu có muốn tới bệnh viên không?” J sợ hãi tính vươn tay đỡ cậu nhưng lại không dám.
“Tạm thời thì không cần.” Vương Tranh chìa tay ra. “Phiền anh đỡ tôi đứng lên, tôi đứng không nổi nữa.”
“À, Ừ!” J lập tức nâng tay Vương Tranh đỡ cậu dậy, lo lắng hỏi: “Tôi gọi điện cho Văn Diệu tới đây nhé, một mình cậu sao về nhà được?”
“Anh, anh ấy sẽ tới ngay thôi.” Vương Tranh thở hổn hển. “Tôi nghỉ một chút là khỏi, không sao đâu.”
“Vậy tôi chờ với cậu.” J dìu cậu. “Chúng ta tìm chỗ nào cho cậu ngồi nhé? Trước mặt có tiệm Starbucks, chúng ta vào đó ngồi đợi Văn Diệu đến nhé?”
Vương Tranh gật đầu, mỉm cười nói: “Vậy phải làm phiền anh rồi.”
J không đáp, chỉ cẩn thận dìu Vương Tranh đi vào tiệm cà phê. Bấy giờ, Vương Tranh mới để ý thấy J tuy gầy nhưng khỏe mạnh. Hai người chỉ đi được vài bước thì một người đàn ông lại hung hổ xông tới, quát: “Trương Qúy Sinh, anh cũng gan quá nhỉ, tôi vừa rời anh một chút anh liền chèo kéo đàn ông khác.”
J run lên, lắp bắp nói: “Cậu, cậu đừng nói bậy! Đây là Vương Tranh. Cậu xem, cậu ấy không khỏe…”
“Cậu ta không khỏe thì can gì tới anh?” Người đàn ông vẫn còn quát nạt: “Mau bỏ tay cậu ta ra! Anh tính chọc cho tôi tức lên mới chịu à?”
J khϊếp đảm dừng lại nhìn Vương Tranh, thì thầm giải thích: “Cậu, cậu đừng như vậy. Cậu ấy thật sự không khỏe, tôi tính dìu cậu ấy vào Starbucks ngồi. Bạn trai, bạn trai cậu ấy sẽ tới liền…”
“Và anh thì nhân đó mà gặp lại người tình cũ?”
J vừa tức lại vừa gấp gáp, toàn thân đều run rẩy quát: “Cậu đừng nói bậy…”
Vương Tranh cảm thấy họ cãi nhau càng lúc càng nặng lời, bèn nhíu mày vỗ nhẹ lưng J, sau đó rút tay mình ra khỏi tay anh ta, hít sâu vài hơi, thấy mình không còn chóng mặt như trước, bèn đứng thẳng lưng nhẹ nhàng nói với người đàn ông: “Giám đốc Hách, lần trước gặp mặt tôi không nghĩ anh lại nhiều lời như thế.”
Người đàn ông thô lỗ vừa xuất hiện chính là giám đốc Hách lạnh lùng ở nhà hàng Thái lần trước. Chỉ có điều lúc này anh ta không mặc đồ vest nên nhìn trẻ ra vài tuổi, trên mặt cũng không có cái vẻ lạnh lùng sương giá làm cho nghiêm cẩn như thường, nét mặt giận dữ nghiến răng nghiến lợi lúc này xem chừng rất thú vị. Vương Tranh dù sao cũng đã có tuổi, vừa liếc mắt nhìn liền đoán ra chuyện gì, mỉm cười mà nói: “Tim tôi không được tốt cho lắm, là J hảo tâm giúp đỡ, tôi xin lỗi. Nếu không làm lỡ chuyện của hai người, tôi mời cả hai một chầu cà phê nhé? Đừng vì tôi mà hai người phải hiểu lầm vậy thì ngại lắm, anh Hách nói xem phải không?”
Cậu đã nói vậy, giám đốc Hách cũng chẳng phải kẻ không biết điều, dùng dằng ghen tuông vô lý mãi cũng khó coi, nên nhíu mày, xấu hổ nói: “Cậu tự đi được không?”
Vương Tranh liếc nhìn J, thấy đối phương thần sắc lộ rõ vẻ lo lắng, bèn mỉm cười chủ động nắm lấy tay J: “Đành phải nhờ anh tiếp!”
“Không có gì.” J vội vàng đỡ lấy Vương Tranh, bình tĩnh hỏi: “Tôi đi chậm hơn nữa nhé?”
Giám đốc Hách có vẻ căm tức, nhưng lại không nói năng gì, im lặng cùng hai người bước vào Starbucks. May mắn tìm được chỗ ngồi, J cẩn thận đỡ Vương Tranh ngồi xuống ghế sofa. Vương Tranh thở dài, móc ví ra đưa cho J: “Anh gọi giúp tôi một phần sữa nóng. Hai người gọi gì tùy ý nhé.”
“Không cần đâu, sao lại để cậu trả tiền được.” J đứng dậy, lắc đầu nói: “Để tôi đi mua.”
“Ngồi xuống!” Giám đốc Hách không chịu được nữa quát nhẹ. “Tôi đi!”
Anh ta xoay lưng bước tới quầy gọi món, lúc sau mang ba phần đồ uống về, chỉ có một là cà phê, hai ly còn lại đều là sữa nóng. J lúng túng nói: “Tôi, tôi không gọi sữa…”
“Anh bị mất ngủ.” Giám đốc Hách lạnh lùng cắt ngang lời J.
J không dám nhiều lời, cầm ly lên nhấp một hớp.
Sau khi ngồi xuống Vương Tranh thấy đỡ hơn rất nhiều. Cậu mỉm cười để ý thấy J mặc trang phục có vẻ tốt hơn trước kia, hai bên tóc mai nhuốm bạc đã nhuộm sang màu hạt dẻ, làn da trắng nhưng không còn xanh xao. Gương mặt vốn dĩ ngũ quan xinh đẹp nhưng vì nhiều năm bôn ba bươn chải, lại thiếu chất dinh dưỡng mà nom tiều tụy thiếu sắc khí bây giờ cũng đã không còn nữa, hiện tại lại như món đồ sứ tinh xảo được người dụng tâm lau đi lớp bụi để hé ra nhan sắc lúc đầu. Hơn nữa, nhờ vào trang phục được phối chọn kỹ càng trông anh trẻ hẳn ra. J bưng ly sữa nóng lên uống, thần thái mang vẻ nhu mì dịu dàng, bất đắc dĩ khiến người khác tim phải mềm ra. Vương Tranh liếc nhìn giám đốc Hách một cái. Quả nhiên, vẻ mặt lạnh lùng như muốn đóng băng lại ban nãy đã dần dần chuyển sang ấm áp khi nhìn J, trong ánh mắt thậm chí chứa cả thứ gọi là yêu chiều trong đó.
Xem chừng Vương Tranh đoán không hề sai. Cậu xoa hai bên thái dương rồi nhấp một ngụm sữa nóng, cười hỏi J: “Gần đây anh thế nào?”
“Cũng được.” J bỏ ly sữa xuống, khẽ cúi đầu, ngại ngần đáp: “Bây giờ, tôi không làm pha chế rượu nữa.”
“Hả?” Vương Tranh ngạc nhiên trợn mắt hỏi: “Anh đổi nghề rồi à? Tốt quá! Tôi cứ lo cho cái tay của anh. Tuy anh điều chế rượu rất ngon, nhưng về lâu về dài sẽ không tốt cho tay.”
“Ừm.” J ngẩng đầu, khϊếp đảm nhìn giám đốc Hách, lí nhí nói: “Cậu, cậu ấy cũng nói vậy.”
Vương Tranh cười cười, lại hỏi: “Bây giờ anh làm gì?”
“Tôi, tôi tính mở một cửa tiệm cho mình,” J đáp, “là một quán bar nhỏ, kiểu quán bar có nhạc nhẹ.”
“Rất tốt đó.” Vương Tranh thật lòng thấy vui cho anh. “Đã tìm được chỗ chưa?”
“Đã tìm được, hiện giờ sửa chữa và trang trí lại cũng gần xong.” J đã có chút tinh thần hơn. “Tới lúc đó, hai người nhất định phải ghé đó.”
“Đương nhiên.” Vương Tranh mỉm cười. “Nếu Văn Diệu biết thì chắc sẽ rất vui.”
Nụ cười của J chợt sựng lại, cúi đầu nói: “Tôi không làm được những việc khác, chỉ có thể mở quán kiểu như thế. Mặt bằng không lớn, đồ tôi bán có thể cũng không được tốt lắm, đến lúc đó các cậu đừng chê…”
“Nói gì vậy!” giám đốc Hách mặt mày buồn bực cắt ngang: “Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi, không được xem thường bản thân.”
J giật mình, có chút đỏ mặt, như phản xạ có điều kiện mà thì thào: “Xin lỗi!”
Vương Tranh nhíu mày, vỗ vai J, kê người sát lại, hỏi: “Một mình anh đảm đương hết không?”
J mỉm cười, gật đầu đáp: “Yên tâm, tôi có thể làm mà.”
Vương Tranh gật đầu lại hỏi: “Anh đã hứa khi nào có gì khó khăn sẽ tìm tôi, nhớ chứ?”
J lại gật đầu, cười nói: “Nhất định! Cảm ơn cậu!”
Giám đốc Hách không kiên nhẫn được mà đằng hắng một tiếng.
J lập tức liền ngồi thẳng dậy, cao giọng bẻ câu chuyện sang hướng khác: “À, sao Văn Diệu còn chưa tới nhỉ. Hay tôi gọi điện thoại cho cậu ấy, nói cho cậu ấy biết là cậu đang ở đây…”
Vương Tranh chưa kịp đáp thì giám đốc Hách đã sầm mặt mà quát: “Liên quan gì tới anh?”
J mặt trắng bệch, vội vã giải thích: “À, thì, không phải là thầy Vương đang bệnh sao?”
Giám đốc Hách lạnh lùng nói: “Thầy Vương đây chắc chẳng cần anh gọi điện thoại giúp đâu. Phải không, thầy Vương?”
Lông mày Vương Tranh thêm một lần nữa chau lại, cậu thấy có chút không hài lòng nhưng lại không tiện tranh cãi, chỉ đành gật gật đầu, cười với J, dịu dàng nói: “Để tôi gọi là được rồi, không khéo Văn Diệu lại tưởng tôi phát bệnh nặng nữa. Anh ấy thường hay làm lớn chuyện lắm. Nói không chừng sẽ tá hỏa lên. Không sao mà, cứ để tôi gọi.”
J ngại ngùng cúi đầu: “Xin lỗi!”
Vương Tranh thở dài vỗ vai J, thân thiết trấn an: “Đây là gì vậy, tôi còn chưa cảm ơn anh nữa mà.”
Cậu lấy di động ra gọi cho Từ Văn Diệu trước mặt hai người, nói cụ thể địa chỉ. Lúc ngẩng đầu lên thì nhác thấy giám đốc Hách mặt mày lạnh lùng nói gì đó khiến J sợ hãi và lúng túng. Vương Tranh vừa định lên tiếng giám đốc Hách lại mở lời trước: “Anh Từ sắp đến rồi à?”
“Khoảng chừng năm phút nữa.”
“Ừ, cảm ơn cậu!”
“Không cần. Tôi không phải nói lấy lệ, mà là thật lòng.” Vương Tranh thở dài, trịnh trọng nói: “Anh đừng e ngại gì hết, cứ tìm tôi, biết chưa?”
“Thầy Vương…” J buồn bã nói, “tôi biết cậu là người tốt, thế nhưng tôi đã lớn tuổi rồi, có một số việc không thay đổi được.”
Nhác thấy Vương Tranh sững sờ không nói nên lời, anh liền mỉm cười nhẹ giọng nói: “Tôi không sao đâu, hiện giờ sống rất tốt!”
“Chắc chắn rồi.” Vương Tranh thì thào.
“Có đi hay không hả?” Giám đốc Hách quát to.
“Tới ngay!” J cuống quýt đáp lời, sau đó mỉm cười chào Vương Tranh: “Tôi đi nhé, tạm biệt!”
Ngay khi hai người bước ra thì Từ Văn Diệu tiến vào. Ba người đứng ngoài cửa thăm hỏi vài câu rồi chia tay. Từ Văn Diệu hớt hải chạy vào, ngồi xuống cạnh Vương Tranh, nắm lấy tay cậu, hỏi ngay: “Thế nào hả? Em đã đỡ hơn chút nào chưa?”
“Ổn rồi!” Vương Tranh mỉm cười. “Anh đừng lo lắng.”
“Sao lại không lo được? Anh chỉ hận không đi bằng khí cầu cho nhanh.” Từ Văn Diệu thở phào, lấy ly sữa của cậu uống một hơi, khi tâm trạng đã ổn định hơn liền nói: “Có thể đυ.ng phải J ở đường đi bộ, trái đất đúng là nhỏ thật. Người đi cùng có phải là giám đốc nhà hàng Thái không? Sao họ lại đi chung nhỉ? Ha, lạ thật!”
“Đúng vậy, sau này sẽ còn đủ chuyện lạ lùng nữa.” Vương Tranh tựa vào ghế sofa, thở phào một hơi, nói: “Chúng ta ngồi một lát rồi về. Em muốn nghỉ thêm chút nữa.”
“Ừ.” Từ Văn Diệu nói. “Anh đi mua ly Latte đây, em vẫn uống sữa à?”
“Thôi, mình anh uống đi.”
Từ Văn Diệu xoa đầu Vương Tranh, bước tới quầy mua cà phê sau đó thì cầm thêm đường và dụng cụ khuấy quay lại bàn, bỏ thêm đường vào ly sữa của Vương Tranh. “Sữa tươi không cho đường thật là khó uống, chẳng phải em không thích uống như vậy sao?”
“À, do vị giám đốc kia mua đó,” Vương Tranh nói. “Em không thể đi lấy đường trước mặt anh ta. Với lại anh ta hình như không hề nghĩ tới việc phải lấy đường theo.”
“Chắc anh ta không có thói quen đó, cũng có người uống sữa tươi không bỏ thêm đường mà.”
“Không đâu, J không thích vậy. Anh chẳng thấy ly của J chỉ uống mấy hớp thôi à? Rõ ràng là J không thích uống sữa tươi không thêm đường.”
Từ Văn Diệu nhấp một ngụm cà phê, hỏi: “Ừ, vậy thì thế nào?”
“Anh ta chú ý việc buổi tối J uống cà phê thì không ngủ được, thế nhưng lại không chú ý đến ly sữa không bỏ thêm đường của J, điều đó nói lên điều gì?” Vương Tranh nhíu mày. “Anh tới trễ nên không biết đó, lúc nãy anh ta làm đủ thứ trò trước mặt em, không nể mặt J, lại còn la hét bảo anh ấy đi đứng theo ý mình. Tên đó đúng là có vấn đề.”
Từ Văn Diệu thấy buồn cười nói: “Em nói vậy anh cũng đoán được rồi. Khi nãy đứng chào hỏi họ ở cửa, anh ta cứ đanh mặt ra nhìn anh, làm anh tưởng mình đã làm gì đắc tội anh ta mà không biết ấy. Nhưng may là J tốt tính, người kia lại rất biết khống chế. Tên giám đốc đó có ý chiếm hữu quá mạnh, có lẽ đây là cách mà họ ở bên nhau.”
“Em cũng dễ chịu vậy, nhưng đâu thấy anh làm trận làm thượng với em trước mặt người khác?” Vương Tranh chau mày nói. “Ở ngoài đường còn vậy thì lúc về nhà còn thế nào nữa? Sao J lại bất hạnh thế chứ?”
“Em nghĩ thế là đen đủi nhưng biết đâu chừng người ta cam tâm tình nguyện muốn vậy?” Từ Văn Diệu lắc đầu. “Được rồi, đừng lo chuyện người ta nữa. Sau này, em có đi đâu cũng phải mang thuốc theo. Không thì anh cũng bắt chước học người ta mà độc tài chuyên chế quản thúc em đấy.”
Vương Tranh phì cười. “Anh yên tâm đi, như anh thì không gọi là độc tài, nói đúng là lắm chuyện như bà thím vậy.”
Từ Văn Diệu nổi giận: “Nói gì hả đồ tồi này? Đi, về nhà! Anh sẽ cho em thấy thế nào là bá đạo độc tài.”
Vương Tranh khoái chí cười to. “Được, tới mà bạo hành tôi đi, thím Từ!”