Đồng thiện dưỡng sanh
* Tạ Hán Vân ở Vân Gian mắc bệnh trầm kha từ bé. Do vậy nghĩ: Trong các ác nghiệp, chỉ có sắc là dễ phạm nhất, bèn trùng đính bộ Bất Khả Lục do Phùng thái sử ở Phồn Dương biên tập rồi đem khắc in để lưu truyền rộng rãi. Khi bản in vừa được khắc xong, bệnh đã hết sạch. Về sau, con cháu đều nổi danh một thời, như Tinh Môn, Hà Hiên, Thể Tam v.v… nối tiếp nhau đỗ đạt. Đúng là nếp nhà thư hương chẳng bị đoạn dứt.
* Từ Tín Thiện và Dương Hoằng là bạn thân, đi thi, cùng ở trọ một chỗ, gặp một vị cao tăng xem tướng bảo: “Ông Dương sẽ hết sức vinh hiển, ông Từ sẽ nghèo nàn”. Ban đêm, ông Dương ngẫu nhiên thấy trong chỗ trọ có một cô gái chưa chồng xinh đẹp, mưu tính dùng quà cáp hậu hĩnh để mong thỏa da^ʍ, ông Từ dùng lời lẽ nghiêm khắc tận lực ngăn trở. Hôm sau, vị Tăng gặp lại ông Từ, hết sức kinh hãi nói: “Mới qua một đêm bèn có dấu vết Âm Chất nổi lên, đổi từ hèn thành quý, sẽ hết sức vinh hiển”. Lại xem tướng ông Dương, Sư bảo: “Khí sắc khác hẳn, chẳng bằng hôm qua. Vì thế, sẽ cùng với ông Từ vinh hiển, nhưng thứ tự [đỗ đạt] hơi kém hơn ông Từ”. Yết bảng đúng như vậy.
* Vào đời Tống, tiến sĩ Vương Hành Am ở Giản Châu kiềm chế hành vi chẳng cẩu thả, là hàng xóm với người em họ bên ngoại là Trầm X… Họ Trầm một mực chuộng da^ʍ. Ông Vương thường khuyên lơn, nhưng họ Trầm không nghe. [Lại còn] ngấm ngầm sai một chị ở dụ dỗ ông Vương; ông nghiêm khắc cự tuyệt. Hắn lại tiếp tục sai một đứa tớ gái xinh đẹp ráng dụ dỗ ông, ông cũng nghiêm khắc cự tuyệt. Họ Trầm cố ý khiến cho ông phá giới để cười nhạo. Một ngày nọ, ông và họ Trầm ra ngoài, gặp bọn trộm cướp. Họ Trầm do thuyền nhỏ bèn trốn thoát. Thuyền của ông Vương bị bọn cướp chặn bắt được. Bỗng nhiên sấm chớp giáng xuống vang rền, bọn cướp kinh sợ bỏ đi. Ông bình an quay về, chẳng bị tổn thất gì. Về sau, họ Trầm ra ngoài, trở về nhà, thấy vợ và kẻ khác đang gian da^ʍ, toan dùng võ khí đánh họ, tay bỗng dưng chẳng thể giở lên được! Trợn mắt, giậm chân, gào to một tiếng, chết ngắc! Lúc ông Vương năm mươi tuổi, bị bệnh ngặt nghèo, đạo sĩ [đánh đồng thϊếp đi] dâng sớ, quỳ phục xuống rất lâu sau, [mới tỉnh lại] nói: “Tra duyệt đại hạn của Ngài, chỉ thọ năm mươi tuổi. Thiên tào do thấy Ngài hai lần chẳng da^ʍ, lại còn có thể thật tâm khuyên lơn kẻ khác, tăng thọ cho Ngài ba kỷ (ba mươi sáu năm) nữa”. Ông nghe nói run sợ. Về sau, quả nhiên thọ tám mươi sáu tuổi, tận mắt thấy con cháu phú quý.
Nhận định: Vị này và ông Từ Tín Thiện đã có thể giữ mình nghiêm ngặt, lại có đức hạnh yêu thương người khác. Nếu người ấy nghe theo lời khuyên răn, ắt là người ấy sẽ được hưởng ân trạch. Dẫu kẻ ấy chẳng nghe, nhưng do nhiệt tâm khuyến hóa, đã đủ để cảm động lòng trời, được phước. Người ta cũng sợ gì mà chẳng làm vậy thay?
* Phủ Gia Hưng có thư sinh nọ tánh thích ẩn giấu điều ác, phô bày điều thiện. Hễ gặp con em hoặc bạn bè bàn tới chuyện buồng the, liền nghiêm mặt, lộ vẻ giận, khuyên răn. Do vậy, soạn bài Khẩu Nghiệt Giới Văn (口孽戒文, bài văn răn đừng tạo mầm mống tội lỗi nơi miệng) để răn dạy hàng hậu học. Về sau, ông ta đi thi. Đêm hôm trước ngày yết bảng, mộng thấy cha mình bảo: “Con đời trước đã đỗ Tiến Sĩ từ tuổi thiếu niên. Do cậy tài, khinh rẻ kẻ khác, Thượng Đế phạt con thi cử lận đận, trọn chẳng đỗ đạt. Tháng trước, có gã học trò đáng lẽ thi đậu khoa này, vì gian da^ʍ gái chưa chồng mà bị xóa tên. Văn Xương Đế Quân tâu bày: Con đã soạn bài Khẩu Nghiệt Giới Văn để khuyên người khác, âm công rất lớn. Xin hãy điền tên con vào đó. Ắt con sẽ đỗ đạt, hãy nên càng thêm tu đức để báo đáp thiên thần”. Thư sinh ấy kinh hãi lẫn mừng vui. Sau khi thi đỗ, thư sinh càng thêm cẩn trọng bội phần, làm quan tới chức Ngự Sử.
* Tịch Khuông dĩnh ngộ từ bé. Gặp một thầy bói bảo: “Ông có nếp nhăn dọc hướng vào miệng, sẽ bị chết đói. Ắt là sang năm [sẽ bị]”. Khuông rất lo lắng. Một bữa, gặp người bàn chuyện buồng the, hết sức liên quan đến danh tiết [của người khác], Khuông hầm hầm giận dữ, khiến cho người nói chuyện đó hổ thẹn, không nói nữa. Chuyện ấy bèn lắng đi! Đã hơn cả năm mà ông Khuông vẫn chẳng hề hấn gì. Sau đấy, gặp lại thầy bói, ông ta ngạc nhiên hỏi: “Ông có âm công to lớn gì mà khiến cho tướng mạo biến đổi nhanh chóng như vậy?” Về sau, ông Khuông có địa vị cao quý.
* Vào thời Tống Đoan Tông[102], quân Nguyên tấn công Thai Châu, vợ một người dân ở Lâm Hải[103] là Vương thị rất đẹp, bị bọn giặc bắt đem vào trong quân. Gã thiên phu trưởng[104] gϊếŧ bố mẹ chồng và chồng cô ta, muốn ăn nằm với cô. Cô ta thà chết chẳng thuận theo, giả vờ nói: “Xin cho tôi để tang bố mẹ chồng và chồng một tháng rồi mới có thể hầu hạ bậc quân tử”. Thiên phu trưởng thấy cô không đòi chết nữa, bèn chấp thuận lời thỉnh cầu, nhưng vẫn sai nữ tù nhân canh giữ cô ta. Hôm quân Nguyên rút lui, hắn mang theo cô ta. Khi đi qua rặng Thanh Phong ở huyện Sơ, Vương thị ngửa mặt lên trời than: “Hôm nay, ta đã có chỗ để chết rồi”. Liền cắn ngón tay, [lấy máu] viết thơ lên đá, gieo mình vào vách đá mà chết. Chuyện đã cách nay tám, chín mươi năm, máu trên đá vẫn rõ nét như mới, chẳng bị mưa gió xóa nhòa. Một Nho sĩ đã làm thơ chê bai rằng: “Khiết chỉ đề thi tự khả ai, ban ban bác bác thượng thanh đài, đương sơ nhược hữu thi trung ý, khẳng trục tướng quân mã thượng lai” (Cắn ngón đề thơ buồn gớm nhỉ? Đá rêu loang lổ phủ xanh rì. Thoạt đầu, nếu đúng như thơ tả, chắc sẽ theo chàng ruổi ngựa đi). Kẻ đề thơ ấy về sau không có con cái. Đời Nguyên, Dương Liêm Phu cũng làm thơ vịnh rằng: “Giáp mã ngự đà bách lý trình. Thanh phong hậu dạ huyết thư hành. Chỉ ưng Lưu Nguyễn đào hoa thủy, bất tự Ba Lăng Hán thủy thanh” (Cặp kè bên ngựa đường trăm dặm, đêm cuối trăng thanh viết huyết thư, chỉ nên tận hưởng Thiên Thai thú, Nhạc Dương sông Hán chẳng trong bằng)[105]. Về sau, Liêm Phu không có con! Một đêm, mộng thấy một người đàn bà nói: “Ngươi có nhớ bài thơ đề vịnh Vương tiết phụ hay không? Tuy không thể tổn hại thanh danh của tiết phụ, nhưng đã hủy báng tiết nghĩa, tội ấy rất nặng! Vì thế, trời dứt đường con cái của ngươi!” Liêm Phu hối hận, tỉnh ngộ, lại đề thơ rằng: “Thiên tùy địa lão, thϊếp tùy binh. Thiên địa vô tình, thϊếp hữu tình. Chỉ huyết khiết khai hà kiều xích. Đài ngân hóa tác tuyết giang thanh. Nguyện tùy tương sắt thanh trung tử. Bất trục hồ già phách lý sanh. Tam nguyệt tử quy đề đoạn huyết. Thu phong vô lệ tả ai minh” (Trời già theo đất, thϊếp theo quân. Trời đất vô tình, thϊếp hữu tình. Máu cắn ngón tay như ráng đỏ, sông trinh xanh ngắt vết rêu in, nguyện chết theo chồng cho trọn nghĩa, chẳng ham sống nhục với quân Hồ. Tháng Ba chim cuốc[106] kêu tan huyết, gió thu khôn cảm nỗi buồn thương). Sau đấy, lại mộng thấy người đàn bà đến cảm tạ, không lâu sau bèn sanh được một đứa con.
* Quảng Tử Nguyên bị bệnh tim, suốt ngày mơ màng như đang nằm mộng. Nghe nói có vị lão tăng có thể chữa lành, bèn đến cầu xin. Vị tăng bảo: “Chứng bệnh này là do dâʍ ɖu͙© quá độ, thủy hỏa chẳng thể giao hội. Phàm những kẻ đắm đuối mỹ sắc, hoang đàng sắc dục [sẽ mắc bệnh này], gọi là ‘lòng dục do bị cảm nhiễm từ bên ngoài’. Đêm sâu nằm ngủ, tưởng nhớ mỹ sắc, hoặc mơ thấy giao hoan trong giấc mộng. Đó gọi là ‘du͙© vọиɠ sanh từ bên trong’. Hai thứ ấy dây dưa nhiễm đắm, đều hao tổn nguyên tinh, tăng thêm bệnh tật, tổn hại tánh mạng, ắt sẽ trở thành chứng bệnh chẳng trị được. Trước hết, hãy gấp nên đoạn trừ hết sạch ý niệm về sắc trong tâm, sau đấy lại điều dưỡng thân thể, chẳng để cho nguyên tinh rò rỉ, ắt thận thủy sẽ không đến nỗi tràn xuống dưới mà bị khô cạn, khiến cho can hỏa chẳng đến nỗi bốc lên trên. Thủy hỏa điều hòa, sẽ dần dần lành bệnh”. Vì thế nói: “Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ”.
* Đời Tống, Bao Hoằng Trai lúc tám mươi tám tuổi còn được cử làm Xu Mật Sứ. Tinh thần ông ta mạnh mẽ. Giả Tự Đạo cho rằng ông ta ắt có thuật dưỡng sanh bèn hỏi ông Bao. Ông Bao đáp: “Tôi có một loại thuốc viên để uống, nhưng chẳng truyền toa thuốc bí mật”. Tự Đạo vui vẻ xin thuốc. Ông Bao thong thả nói: “Loại thuốc viên do lão hủ đã uống chính là suốt năm mươi năm ngủ một mình!” Mọi người hiện diện đều cười to.
* Bồ Đắc Chánh làm tri phủ Hàng Châu. Có cụ già trong vùng là Lý Giác đến yết kiến. Tuổi cụ đã hơn trăm, sắc mặt tươi tắn. Ông Bồ hỏi về thuật dưỡng sinh, cụ đáp: “Thuật của tôi rất hết sức giản dị, chỉ là đã sớm tuyệt dục đó thôi”.
* Trương Thúy ở Thái Thương đã ngoài chín mươi, tai tinh, mắt sáng, vẫn còn có thể vẽ vời. Có người hỏi [cụ có bí quyết gì, cụ Trương] đáp: “Chỉ là cái tâm tham dục nhạt mỏng, tiết chế dục sự”.