* Đời Thanh, trong khoa thi năm Quý Dậu (1693) triều Khang Hy, một lẫm sanh ở Tùng Giang vào trường thi thứ nhất, vừa nhận quyển thi[90], bỗng thấy một con quỷ theo vào trường thi, khóc lóc ầm ĩ suốt đêm, cả trường thi đều bất an. Đến chiều hôm sau, [lẫm sanh ấy] vừa viết xong bản nháp bài văn sách cho vòng thi thứ ba, quỷ xông vào nắm cổ [anh ta]. Vì thế, kêu gào những các thí sinh ở các lều gần đó cứu mạng. [Anh ta] khóc lóc, nói: “Năm nọ tôi đến đất Sở (Hồ Nam), do ưa thích một người con gái, vờ hứa hẹn sẽ lấy cô ta làm vợ. Cô ta vui thích bèn tư thông, lại còn tặng tiền bạc cho tôi. Dẫn về nhà, vợ tôi chẳng dung, bị chết. Nay cô ta đã tới, tôi không thể sống nổi nữa”. Các thí sinh ở lều bên cạnh mềm mỏng an ủi. Một lúc sau, nghe lẫm sanh ở trong lều van lơn xin tha mạng. Lâu sau, tiếng kêu im bặt. Họ bèn gọi người trông nom lều thi đốt đuốc, thấy lẫm sanh ấy dùng sợi tơ đỏ [buộc ở đuôi bút] để treo bút[91], tự buộc vào cổ mình, đã nghẹt thở mà chết.
Nhận định: Sách Nam Lăng Đơn Quế Tịch ghi: “Do tư thông với một người nữ, ắt sẽ đến nỗi vào trường thi mà chết. Lại còn ắt khiến gã ấy tự nói nguyên cớ gây ra cái chết. Lại còn ắt khiến cho sĩ tử cả trường đều biết nguyên do bị chết. Trời cao hiển thị sự báo ứng do da^ʍ, răn nhắc tột bậc sâu xa, sát sao vậy”.
* Vào đời Minh, tại Kinh Khê có hai người chơi với nhau khá thân. Một người giàu có, người kia nghèo túng. Do vợ người nghèo xinh đẹp, gã giàu liền lập mưu, bảo bạn: “Có một nhà giàu nọ, anh có thể đến đó làm thuê”. [Anh nghèo nghe lời, cùng bạn] chuẩn bị thuyền để chở theo vợ cùng đi. Đến Chỉ Sơn[92], [gã giàu] bảo: “Để vợ anh ở lại trông thuyền, tôi với anh đi trước hỏi thăm”. Dẫn bạn vào rừng, rút rìu giắt sẵn sau lưng chém chết. Hắn giả vờ khóc lóc, xuống núi, bảo vợ bạn: “Chồng chị bị cọp vồ chết rồi”. Người vợ khóc ầm lên, theo hắn lên núi tìm xác chồng. Hắn dẫn vào chỗ núi sâu, ôm chặt lấy cô ta, đòi thỏa da^ʍ. Người vợ không chịu. Chợt có cọp xông ra, cắn gã giàu lôi đi. Người vợ kinh hãi bỏ chạy, cho là chồng đã gởi thây trong miệng cọp rồi, buồn, hận khôn khuây! Bỗng thấy một người từ xa khóc lóc đi tới, [hóa ra] người vừa tới ấy chính là chồng mình! Đôi bên kể lể sự tình, chuyển buồn thành vui, quay về.
* Ở Dư Hàng có người họ Trương sang Kim Lăng buôn bán, ở trong quán trọ. Có người đàn bà nói mình sống gần đó, tằng tịu với họ Trương. Lâu sau, họ Trương nhận thấy láng giềng sống quanh đó không có người đàn bà ấy. Do nghi ngờ bèn cật vấn, người đàn bà đáp: “Thật ra tôi có chuyện cần nhờ vả, tôi chẳng phải là người. Có một người tên là Dương Xu chẳng phải là người cùng làng với ông hay sao?” “Đúng vậy!” Người đàn bà giậm chân, nghiến răng nói: “Thằng đó bội bạc lắm! Thϊếp chính là kỹ nữ, thuở trẻ dan díu với thằng Dương. Nó hết sức chiều chuộng thϊếp, không gì chẳng chăm sóc hết mực, ước hẹn, thề nguyền sẽ đón thϊếp về nhà, sống chết cùng nhau. Thϊếp trút hết của cải dành dụm đưa cho nó, bền lòng giữ mình theo lời hẹn. Đã lâu mà chẳng có tăm hơi gì, nghe nói nó đã lấy người khác rồi! Vì thế, nuốt hận mà chết. Quán trọ này chính là chỗ ở cũ của thϊếp. Muốn đi theo thuyền của ông để xem vợ mới của thằng Dương như thế nào?’ Ông Trương đồng ý. Đã đến nơi, bà ta từ biệt ông Trương, tìm tới nhà họ Dương. Do mừng sinh nhật, họ Dương tấu nhạc, mở tiệc đãi đằng khách khứa, bỗng chết đột ngột. Bà vợ do hắn cưới cũng mắc bệnh nguy kịch gần chết. Ông Trương nghe chuyện, hết sức kinh hãi!
* Trương An Quốc có tài văn chương, nhưng hạnh kiểm tệ hại. Gian da^ʍ một cô gái hàng xóm, khiến cho cô ấy chết ngang trái. Về sau, hắn đi thi. Quan chủ khảo thích thú văn tài, toan chọn hắn đỗ đầu. Chợt nghe trên không trung có tiếng quát: “Há có kẻ dâʍ đãиɠ hại người lại được đỗ đầu bảng à?” Quan chánh chủ khảo bỗng té nhào xuống đất, đến khi tỉnh lại, đứng lên thì thấy quyển bài thi ấy đã bị xé rách tan nát. Sau khi yết bảng, quan chánh chủ khảo bèn gọi An Quốc kể chuyện này, An Quốc hổ thẹn mà chết.
* Chàng họ La ở Kiến Xương do nhà nghèo, chẳng thể cưới vợ. Mẹ anh ta bèn cải giá với ông Giang để có tiền cưới Chương thị. Chàng La thấy mẹ [hy sinh như vậy], chẳng nỡ lòng ngủ chung với vợ. Chương thị dò biết bèn tháo trâm cài, bông tai, quần áo đưa cho chồng chuộc mẹ về. Chồng vui mừng, chạy đến nói với mẹ. Do trời đã tối, bèn ngủ lại. Nào ngờ con trai vợ trước của ông Giang là Giang Thật đã lén nghe được, trong đêm giả vờ là chàng La gõ cửa, xông vào nhà, vơ vét mọi vật, lại còn đòi ân ái. Chương thị không biết kẻ đó là giả, [Giang Thật] bèn ôm hết [của cải] bỏ đi. Cho đến bình minh, chồng quay về, Chương thị mới biết đã mắc lừa, xấu hổ, ân hận, bèn treo cổ chết. Chồng sắm sửa quan tài, đồ liệm, đưa linh cữu vợ ra ngoại thành. Chợt sấm sét cùng nhau giáng xuống, sét đánh chết một người, tay còn ôm trâm, bông tai, quần áo, quỳ trước quan tài. Lưng viết bốn chữ: “Gian tặc Giang Thật”. Quan tài gỗ vỡ vụn, Chương thị đứng bên đường, thấy chồng bèn hỏi: “Chuyện này là sao?” Thuật rõ mọi chuyện xong, vợ chồng dìu nhau trở về. Cha ghẻ là Giang Triều cũng cảm động khóc lóc. Do vậy, mời vợ chồng chàng La về ở chung.
* Đời Minh, ở Tấn Giang có Hứa Triệu Hinh, đỗ Cử Nhân năm Mậu Ngọ. Trên đường đến bái yết vị chủ khảo của mình, ngẫu nhiên đi qua một ni am. Do mê thích một ni cô trẻ tuổi, bèn cậy thế cưỡng bức làm nhục cô ta. Ngày hôm sau, bỗng tự cắn lưỡi đứt làm hai đoạn mà chết.
* Gã X… là người ở Diên Sơn, mê thích sắc đẹp của vợ người hàng xóm, dụ dỗ nhưng cô ta không thuận theo. Nhằm lúc chồng cô ta ngã bệnh, trời đổ mưa to, sấm sét ầm ĩ, bèn khoác áo hoa có hai cánh diều, nhảy vào nhà hàng xóm, vung chùy sắt gϊếŧ chết [người chồng], rồi lại nhảy tường trở ra. Mọi người đều tưởng là sét đánh chết người chồng. Sau đấy, gã đó cậy mai mối xin cưới [người vợ góa]. Người vợ do nghèo túng bèn cải giá, vợ chồng ân ái hết mực. Một hôm, vợ sắp xếp rương, thắc mắc quần áo may kiểu gì mà lạ thế. Chồng nhân đó cười cợt, nói rõ chuyện. Vợ giả vờ cười nói, đợi lúc chồng đi vắng, bèn ôm áo cánh diều lên báo quan. Quan phán tội treo cổ. Ngày xử giảo, sấm sét ầm ĩ, [gã đó] đầu một nơi, thân một nẻo, tứ chi đứt lìa.
* Tường sanh Quách Hanh ở Giang Ninh, năm Kỷ Mão vào trường thi. Khi chưa yết bảng, người bạn là Dương sinh nói: “Gần đây, tôi làm phán quan cho âm phủ, biết ông đáng lẽ đậu hạng năm mươi bảy. Trong nhà ông có một đứa tớ gái, bị ông cưỡng ép làm tiểu thϊếp. Nó uất ức nên đã chết. Nó đã nhiều lần tố cáo ông [dưới cõi âm]. Vì lẽ này, tên ông đã bị gạt bỏ”. Chàng Quách thoạt nghe, không tin, đến chừng nhận lại quyển thi, [mới thấy] giám khảo đã xếp [bài văn của mình] vào loại trình lên chủ khảo, mới hối hận vô cùng! Quách Hanh cả đời trung hậu, chỉ vì vô ý chuyện này, cả đời thất vọng!
Nhận định: Xét theo Công Quá Cách, “ép tớ gái làm thϊếp, phạm ba mươi lỗi”. Đó là đặc biệt nói theo Lý, chứ nếu xét theo tình, châm chước thế, sẽ là tội lỗi vô cùng! Bởi lẽ, nam nữ kết hôn, dẫu nghèo hèn đều mong xứng nguyện. Cưỡng ép trở thành thϊếp, tức là đã trái với ý nguyện của họ, mà cũng là chuyện khó chịu đựng nhất. Thường có những trường hợp vợ trẻ đẹp phải hầu hạ chồng già khú đế, hoặc người dịu dàng, mềm mỏng gặp [vợ cả] hung tợn, ghen tuông, sẽ ngậm hờn, nuốt oán, uất ức mong chết đi cho rảnh! Kẻ gặp những nỗi khổ ấy, thật là đáng thương! Suy xét nguồn cơn, đều là do một kẻ không thể chế ngự lòng dục mà ra. Trong đám thê thϊếp, nói xấu, chửi bới, tranh chấp với nhau, chuyện trong chốn buồng the, xấu xa, nhơ bẩn không thể che giấu, tai hoạn chẳng phải là một mối! Con người nếu chẳng phải là chuyện muôn phần bất đắc dĩ, hãy thận trọng đừng tạo nỗi oan nghiệt vô cùng ấy!
* Vương Cần Chánh ở Trừ Dương thông gian với người đàn bà hàng xóm, đã ước hẹn cùng nhau bỏ trốn. Do vậy, bà ta bèn gϊếŧ chồng. Cần Chánh nghe chuyện, sợ quá, liền một mình trốn tới huyện Giang Sơn cách đó bảy mươi dặm, ngỡ là đã có thể thoát họa. Đói bụng, vào quán cơm. Chủ quán dọn cơm cho hai người ăn. Cần Chánh hỏi nguyên do. Chủ quán bảo: “Chẳng lẽ người đầu bù tóc rối đi theo ông không phải là người ư?” Cần Chánh kinh hãi, biết là oán quỷ đi theo mình, liền đến cửa quan tự thú. Nam nữ đều phải đền tội.
* Ở Dự Chương có một cặp song sanh, tướng mạo và tiếng nói giống hệt như nhau. Từ lúc còn ẵm ngửa cho tới lúc ba mươi tuổi, những chuyện gặp gỡ, được mất đều y hệt như nhau. Lúc ba mươi mốt tuổi, do đi thi, anh em lên tỉnh. Một phụ nữ ở gần đó góa chồng, xinh đẹp, quyến rũ người anh. Người anh nghiêm mặt cự tuyệt, lại còn đem chuyện ấy răn nhắc đứa em. Đứa em giả vờ vâng dạ, nhưng lén lút gian díu với người đàn bà ấy. Thoạt đầu, bà ta chẳng biết đó là người em. Đôi bên tình cảm sâu đậm; do vậy, ước hẹn với bà ta: “Nếu ta thi đậu, ắt sẽ cưới nàng”. Đến khi yết bảng, anh đậu, em rớt. Người em lại gạt bà ta: “Đợi ta đỗ ông nghè xong sẽ cưới nàng”. Lại còn than thở thiếu hụt tiền chi dụng. Bà ta dốc hết tiền bạc dành dụm trao cho. Mùa Xuân, người anh đỗ kỳ thi Đình, bà ta sớm chiều mong ngóng, chẳng thấy tin tức gì, uất ức thành bệnh. Ngầm gởi thư cho người anh, [không lâu sau] bà ta chết. Người anh nhận được thư, kinh hãi, vặn hỏi đứa em. Người em cúi đầu thừa nhận đã lừa tình. Năm sau, con trai của người em bị chết, con người anh không sao. Người em khóc lóc không ngừng, hai mắt bỗng mù hẳn! Không lâu sau cũng chết. Người anh quyền cao tước trọng, đông con, lắm cháu, có thể nói là hưởng phước trọn vẹn.
Nhận định: Con người thường là khi họa hoạn xảy tới, chẳng thể đổ thừa hết cho số mạng được! Hãy nên kinh sợ, tự xét hành vi trong thường nhật xem đã trót tạo nỗi oan nghiệt nào mà dẫn đến [nông nỗi] hiện thời! Tự trách sâu xa, sửa lỗi đổi mới, hòng có thể vãn hồi sự trút giận của thần minh. Nếu không, cũng sẽ giống như người em ở Dự Chương đó thôi!
* Thư sinh X… ở Duy Dương vừa viết xong một quyển da^ʍ thư, mộng thấy thần quở trách. Tỉnh giấc bèn tự hối, liền thôi [không viết nữa]. Về sau, do con thơ, nhà nghèo, vẫn lấy ra đem in. Chẳng lâu sau, mắt mù, tay sanh ghẻ độc, năm ngón tay đều co quắp mà chết.
* Thi Nại Am viết bộ Thủy Hử, trong ấy, miêu tả những chuyện gian da^ʍ, cướp bóc [sống động] như vẽ. Con cháu ba đời bị câm.
* Năm Bính Ngọ (1666) đời Khang Hy nhà Thanh, tại một huyện thuộc Duyện Châu, có Trịnh sinh là người đẹp trai, phong nhã, giỏi văn chương. Mê thích con gái của người cậu vừa đẹp vừa hiền thục, xin cưới; người cậu chẳng chấp thuận, vì đã nhận sính lễ của nhà họ Tiêu ở ấp bên cạnh. Do chú rể bị bệnh, nên cả năm chưa xuất giá. Trịnh sinh mua chuộc tớ gái của cô ấy, lấy được đôi hài dùng khi đi ngủ[93] và túi thơm của cô ta. Trịnh sinh thường giắt theo, khoe với họ nội của chàng Tiêu, bảo cô gái ấy và mình có tư tình; ấy là vì muốn lập kế cho chàng Tiêu biết đến, ắt sẽ ly hôn. Khi đã bị ly hôn, [cô em họ] bị mang tiếng, chẳng có ai muốn lấy; sau đấy, [Trịnh sinh] sẽ có thể xin cưới được. Chàng Tiêu biết chuyện, nửa tin, nửa ngờ, sai người đến hạch hỏi mẹ cô ta. Cô gái nghe những lời báng bổ, phẫn hận không thể kiềm chế nổi, vung dao sắc tự tử. Cha cô ta kiện lên quan. Vị chủ ấp là ông X… tính tình công chánh, cương nghị, bắt Trịnh sinh lên tra hỏi, vạch trần sự thật. Trịnh sinh bị phán xử tử.
Nhận định: Đời Đường, cô con gái người dì của Nguyên Chẩn là Thôi Oanh Oanh, vốn là tuyệt thế giai nhân. Chẩn cố công xin cưới, nhưng bà Thôi vốn muốn gả [Oanh Oanh] cho cháu là Trịnh Hằng. Chẳng được toại ý, Nguyên Chẩn hết sức phẫn hận, do vậy, viết bộ Hội Chân Ký[94] để bêu xấu, đội tên Thôi Oanh Oanh viết những bài thơ xướng họa lưu truyền trong cõi đời, khiến cho ngọc trắng không tỳ vết bị lấm lem muôn đời. So với Trịnh sinh, tội ấy càng nặng hơn nữa. Về sau, Nguyên Chẩn mắc quả báo lửa sét đốt thây, há cũng chẳng thích đáng ư?
* Một thư sinh ở Giang Nam, văn chương hay khéo, nhưng tính chuyên thích bàn chuyện buồng the của kẻ khác. Năm Kỷ Dậu đi thi Hội, đến khi vào tam trường, lúc được ban đuốc[95], bỗng dưng thấy trên quyển văn của mình có bốn chữ “háo đàm khuê khổn” (ham bàn chuyện buồng the). Chàng vội vàng lấy tay xóa đi. Khi kiểm lại, sửa lỗi, thấy phía sau quyển thi đã bị chà nát. Khi khảo quan dùng bút son chấm bài, thấy bảy bài văn do anh ta đã viết hết sức hay khéo, tính lấy anh ta đỗ đầu, nhưng vì không có bài nộp cho vòng thi thứ ba, chẳng thể chấm đậu. Từ đấy, chàng thư sinh suốt đời lận đận [chẳng đỗ đạt gì].
* Cuối đời Minh, ở vùng Ngô Hạ (Tô Châu), có Tần sinh học giỏi, lắm tài, giỏi nhất là sáng tác thi từ, nhạc phủ[96]. Anh ta là một kẻ hết sức khinh bạc, chỉ thích châm biếm, nhạo báng cõi đời. Hễ thấy kẻ nào dung mạo, hình dáng xấu xí bèn chẳng chịu nổi, ngay lập tức làm một bài thơ [chế giễu] ngay trước mặt [người đó]. Hễ nghe kẻ khác làm chuyện gì đáng cười, lọt vào tai anh ta là đã có ngay một khúc ca [nhạo báng]. Một người bạn thân của anh ta đút lót để được vào trường huyện, anh ta bèn làm bài thơ “Du Tường Thi” (thơ nhập học trường huyện) gồm một trăm vần để chúc mừng. Nhà hàng xóm có chuyện mèo chuột, anh ta liền tặng cho mười bài thơ Chim Hoàng Anh, xiên xỏ bóng gió tột bậc hay khéo, miệng đời rao truyền thấu khắp xa gần. Do vậy, nhiều lượt bị khốn đốn bởi nắm đấm, lại còn bị thưa kiện lên quan, gần như bị tước sạch danh vị, vẫn trọn chẳng thay đổi. Đến tuổi xế chiều, bỗng bị sốt rét phát cuồng, tự ăn phân của chính mình, cầm dao tự cắt lưỡi. Người nhà giằng lấy dao, xiềng trong buồng trống. Tìm dao không được, bèn nhai lưỡi nát bét phun ra. Mùi thối lan ra tận ngoài cửa. Sau đó, từ khe cửa sổ trông ra, thấy trong sân có cái búa chẻ củi, bèn dũng mãnh phá vỡ cửa sổ thoát ra, vớ lấy búa tự chém chính mình đến chết!
Nhận định: Trong bộ Giác Thế có nói: “Với tài năng ấy, Tần sinh [hô hào khiến cho] dân chúng tuân theo phong tục tốt đẹp, há khó khăn gì? Sao lại khiến cho cái tài đó trở thành công cụ để gϊếŧ mình? Khác gì Tùy Hầu dùng minh châu để ném chim sẻ, dùng gươm Thái A để đốn củi!” Gần đây, có một thư sinh, có tài lạ, tự cho rằng ắt sẽ thi đậu, nhưng ưa dùng những giáo huấn trong kinh sách [của thánh hiền] để châm chọc. Về sau, [đi thi] nhiều lần được chấm điểm cao, nhưng cứ vào vòng thi sau bèn có chỗ viết sai, luôn luôn bị trượt. Đấy chính là lẽ báo ứng vì đã vũ nhục lời lẽ thánh hiền! Những kẻ có tài trong cõi đời thường phạm lỗi này mà chẳng biết sai trái. Ôi! Đọc sách như vậy, có khác gì kép hát diễn tuồng ư? Hình tượng tư văn[97] đã bị hạng người ấy vùi xuống tận đất mất rồi!
* Lý Thúc Khanh luôn liêm khiết, cẩn thận; đồng liêu là Tôn Nham ghen ghét, bịa chuyện rêu rao cùng mọi người: “Thúc Khanh chỉ được cái danh suông! Theo như tôi thấy, hắn chẳng bằng chó, lợn!” Nếu có ai hỏi vì sao nói như vậy, hắn ta đáp: “Thúc Khanh ăn nằm với em gái của chính mình, còn đáng làm người ư?” Do vậy, [lời ong tiếng ve] đồn đại ồn ào xa gần. Thúc Khanh muốn biện minh, nhưng chẳng tiện mở miệng. Nếu chẳng muốn nói rõ, phẫn hận, giận dữ khó chịu nổi. Vì thế, ôm nỗi uất ức mà chết. Em gái ông ta nghe tin, biết chuyện, hết sức kinh hoảng, phẫn hận, cũng treo cổ tự tử. Chẳng được mấy hôm, trời nổi giông tố, sét đánh Tôn Nham chết tươi, quăng thây đến tận cửa nhà Thúc Khanh. Đến khi đem chôn, sét lại đánh xuống mồ hắn!
Nhận định: Đây là kẻ có ý niệm bịa chuyện ô nhục, khinh miệt người khác, cho nên mắc phải quả báo nặng nề như vậy. Dẫu không có tâm châm biếm, cũng trọn chớ nên! Vào năm Nhâm Tý, tại trường thi Chiết Giang, có một phụ nữ bước vào khu vực đặt lều thi, vừa đi vừa hét to: “Vương Nhị ở Đông Dương”. Cả trường thi hoảng hồn, dùng đèn đuốc soi, chẳng thấy bà ta đâu cả. Do vậy, tìm kiếm trong dãy lều thi, quả thật có một người họ Vương đứng hàng thứ hai. Mọi người kể rõ nguyên do [tìm kiếm], rồi vặn hỏi nguyên nhân. Người ấy suy nghĩ rất lâu, nói: “Mấy năm trước, họ hàng tụ tập chuyện gẫu đùa cợt. Ngẫu nhiên nói tới một bà góa thủ tiết trong thôn, bèn bảo [thủ tiết] khó tin quá! Bà ta nghe chuyện, phẫn hận chết đi, chắc là chuyện ấy!” Do vậy, anh ta sợ hãi, không dám nộp quyển thi, thâu thập hành lý ra khỏi lều thi, [bỗng dưng], vấp ngã nơi bậc thềm, bị thương ở trán, đến sáng bèn chết. Có thể thấy tai hại của sự đùa bỡn, châm chọc. Đối với những chuyện liên quan đến danh tiết của người khác, trọn chẳng thể coi thường thốt ra lời được!
* Lam Nhuận Ngọc tuổi chớm hai mươi, rất mực tài hoa, phong thái thanh tú. Các bạn học đều cho rằng anh ta sẽ đỗ đạt, vinh hiển. Gần chỗ anh ta ở là nhà của một vị Thượng Thư nọ. Vị Thượng Thư có đứa con gái đã hứa hôn, nhưng chưa gả. Cô ta tài sắc nức tiếng một thuở. Có lần, ngẫu nhiên Lam sinh thấy cô ta lên xe; trở về, khát khao mơ tưởng. Một hôm, tản bộ nơi vườn sau, nghe cách tường có tiếng con gái, trèo lên dòm trộm, biết đó là người [mình đã từng thấy] trong xe, bèn ngấm ngầm khoét nửa viên gạch ở chân tường để hằng ngày ngắm nghía. Được nửa năm, cô ta về nhà chồng. Chàng Lam không còn cách nào nhìn trộm được nữa! Buồn bã, thất vọng quá sức. Do vậy, viết bài từ Trường Tương Tư, bị một người bạn đọc được. [Người ấy] liền đốt ngay, lại căn dặn [Lam sinh] đừng nói với ai, vì sẽ gây tổn hại rất lớn cho đức hạnh. Lam sinh cười chê lời ấy là vớ vẩn. Về sau, vào trường thi, đêm mộng thấy bị một vị thần khoét mắt. Chàng ta nằm ngủ mà mắt rất đau, hai tròng mắt như bị kim đâm, chẳng thể mở mắt được. Do vậy, phải để giấy trắng. Trở về nhà, vẫn không ngừng đau, rồi mù cả hai mắt. Đến khi yết bảng, người bạn thiêu hủy bài từ ấy được xếp đỗ đầu.
* Công tử X… ở đất Ngô, do muốn gian da^ʍ một bà góa, bèn cùng với gã bạn hợp ý bày mưu tính kế. Người bạn liền bày một kế, ước hẹn sẽ thực hiện vào ngày nào đó. Đến ngày ấy, cha hắn mộng thấy một vị thần mặc áo đỏ bảo: “Con trai ngươi lẽ ra đỗ đạt; do có tâm thuật bại hoại kẻ khác, công danh bị tước sạch. Thằng bạn kia vốn nghèo hèn, lại vì người khác bày mưu xấu xa, ắt sẽ bị cắt từng tấc ruột”. Ông bố kinh hãi, tỉnh giấc, tới ngay thư phòng, quả nhiên nghe tin gã bạn ấy rên siết đau bụng rồi chết. Công tử cũng dần dần phát cuồng, đầu bù tóc rối lang thang khắp phố phường, trọn chẳng thể cứu chữa!
* Có người họ Hoàng Phủ ở Chiết Giang, đậu Tiến Sĩ dưới đời Càn Long. Sau khi bị bãi quan, bèn làm chủ giảng tại thư viện Lệ Trạch. Về sau, chỉ có hai vợ chồng già [sống cô quạnh], chết trong nghèo túng. Ông ta thường nói với người khác: “Khi ta làm Tri Huyện ở huyện nọ, có đứa môn sinh là X… có tài nhưng vô hạnh. Sau khi đậu kỳ thi Hương, nó chê người vợ đã đính hôn [nhưng chưa cưới] nghèo hèn. Nhằm lúc cô ta mắc bệnh cổ trướng, nó vu khống cô ta chửa hoang, thưa lên tôi, xin ly hôn. Khi đó, tôi xử oan cô ta, chẳng cho cô ta biện bạch. Cô ta rút dao tự mổ bụng [minh oan]. Chuyện được tâu lên trên, thằng học trò ấy phải đền tội, mà tôi cũng bị bãi chức. Tôi chỉ có một đứa con, đã từng thi đậu, nào ngờ giữa ban ngày, thấy nữ quỷ ấy hiện ra, chết tươi! Nay vợ chồng tôi già cả, không nơi nương cậy, mắt sắp thấy chính mình trở thành quỷ tha hương, không ai cúng tế! Quả báo cũng thảm khốc thay!”