Tây Sơn Bi Hùng Truyện

Chương 54

Vua Quang Trung đóng quân tại phía Nam thành Ngọc Hồi. Ngày mùng bốn tết Kỷ Dậu (1789) quân do thám vào đại bản doanh báo rằng:

- Tâu Hoàng thượng, đại đô đốc Đặng Văn Long đã chiếm đón Khương Thượng, tướng giặc Sầm Nghi Đống treo cổ tự vẫn. Hiện đại đô đốc Văn Long đang tiến đánh Thăng Long.

Vua Quang Trung vỗ tay bảo:

- Mất Khương Thượng tất Tôn Sĩ Nghị phải bỏ Thăng Long mà chạy. Năm vạn quân của Thượng Duy Thăng ở Ngọc Hồi sẽ không còn đường rút. Thượng là cao, Thăng là bay, hắn muốn bay lên cao, ta sẽ vùi thây hắn tại đầm Mực cho người Tàu biết nước Nam ta đánh giặc như thế nào!

Đoạn vua gọi:

- Võ Đình Tú!

Tú đứng lên đáp:

- Có!

Vua hạ lệnh:

- Khanh hãy đem hai ngàn quân tinh nhuệ, dùng thuyền nhỏ theo sông Tô Lịch đến huyện Quỳnh Đô ở phía Bắc Ngọc Hồi rồi án binh bất động. Khi Thượng Duy Thăng thua trận chạy về thì khua chiêng nổi trống làm kế nghi binh, Thượng Duy Thăng tất theo đường đê Yên Duyên chạy vào đầm Mực. Khi thấy giặc chạy vào đến Yên Duyên rồi, Tú lập tức đem quân ra Bắc đánh quân tiếp viện của Hứa Thế Hanh.

Võ Đình Tú bước ra lãnh lấy binh phù. Vua Quang Trung gọi:

- Đặng Xuân Bảo!

Bảo bước ra đáp:

- Có!

Vua hạ lệnh:

- Khanh mau đem một ngàn quân và một trăm thớt voi theo đường núi Sơn Minh đến làng Đại Áng sau đó ra phục quân bên đầm Mực. Khi thấy Thượng Duy Thăng dẫn quân lội băng qua đầm Mực, lập tức lừa voi xuống dìm chúng trong đầm Mực cho ta.

Đặng Xuân Bảo lãnh lấy binh phù đi ngay. Đoạn vua tuốt gươm đứng lên nói lớn:

- Truyền lệnh ta lập tức xuất binh đánh Ngọc Hồi. Phan Văn Lân và Ngô Văn Sở cứ ý lời ta dặn mà làm.

Phan Văn Lân dùng một ngàn tinh binh, chia nhau cứ hai mươi người khiêng một tấm ván phủ rơm dàn hàng ngang đi trước. Ngô Văn Sở đem một vạn quân khom mình nắp sau tấm vẫn ấy tiến vào đồn Ngọc Hồi. Tướng Thanh là Thượng Duy Thăng thấy quân Tây Sơn cứ lừ lừ mà tiến, liền bảo quân:

- Chờ chúng đến gần tầm đạn rồi nhất tề nổ súng.

Quân Thanh bắn tên đạn ra như cát vãi. Quân Tây Sơn không hề nao núng cứ thế tiến lên. Thấy vậy Thượng Duy Thăng bảo quân rằng:

- Mau bắn tên lửa ra, ván gặp lửa tất phải bị cháy.

Quân Thanh lại dùng tên lửa nhằm quân Tây Sơn mà bắn. Tên lửa gặp rậm ướt phụ ngoài tấm ván liền tắt ngấm. Hai bên giáp trận, Phan Văn Lân hạ lệnh:

- Mau liệng ván giáp chiến.

Quân Tây Sơn xô ván, nhất loạt rút vũ khí tràn vào tựa nước vỡ bờ, thế như mãnh hổ. Quân Thanh rối loạn hàng ngũ, mạnh ai nấy chạy. Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân thúc quân đuổi tràn theo, Thượng Duy Thăng đương không nổi bèn bỏ chạy về phương Bắc. Chạy đến sông Tô Lịch, tiền quân đến bảo:

- Thưa tướng quân, quân Tây Sơn chặn đường về thành Thăng Long, xin tướng quân định liệu.

Thượng Duy Thăng thất kinh than:

- Nay hai đều đều thọ địch, ta phải liệu làm sao.

Tả hữu hiến kế:

- Thưa tướng quân, theo thượng nguồn sông Tô Lịch có đê Yên Duyên dẫn đến đầm Mực. Đầm này nước không quá cổ, vậy ta nên theo đê Yên Duyên mà chạy rồi vượt quá đầm Mực tất thoát được về Thăng Long.

Thượng Duy Thăng liền bảo quân chạy về phía ấy. Thấy quân Thanh chạy về để Yên Duyên, Võ Đình Tú nói thầm rằng:

- Hoàng thượng liệu việc như thần. Quân Thanh quả nhiên chạy vào đầm Mực.

Tướng Tây Sơn là Đặng Xuân Bảo đem một trăm con voi phục dưới chân núi quanh đầm Mực. Thấy Thượng Duy Thăng dẫn tàn quân toan vượt đầm, Đặng Xuân Bảo nói:

- Hoàng thượng liệu việc như thần. Tượng binh lập tức xung trận.

Đặng Xuân Bảo lựa một trăm thớt voi tràn xuống đầm Mực. Voi gầm thét xông lên, dùng chân mà dày, dùng vòi mà quật, dùng ngà mà húc. Quân Tây Sơn ngồi trên bành voi thấy quân Thanh ở xa thì trương cung xạ tiễn. Thương thay hàng vạn quân Thanh bị dìm trong đầm mà chết. Nước đầm Mực vốn đen nay đỏ lên như máu.

Thượng Duy Thăng thực ngựa mà chạy, Đặng Xuân Bảo thúc voi đuổi theo. Con ngựa của Thượng Duy Thăng chạy cả ngày đã đuối sức, voi Xuân Bảo đuổi mỗi lúc một gần. Liệu bề không thoát, Thượng Duy Thăng ngửa mặt khóc than rằng:

- Cha mẹ đặt ta tên Thượng Duy Thăng nghĩa là bay lên cao. Không ngờ Thượng Duy Thăng ta phải chết trong bùn lầy ao tù ở nước An Nam.

Than xong liền đâm cổ tự vẫn.

Bây giờ tướng Thanh là Hứa Thế Hanh vâng lệnh Tôn Sĩ Nghị đem ba vạn quân tiếp cứu cho Thượng Duy Thăng ở Ngọc Hồi. Vừa đem quân ra khỏi cổng Nam thành được vài dặm bỗng nghe ở Thăng Long súng nổ rền vang, lửa cháy rực trời, quân reo tở mở, Hứa Thế Hanh con đang lưỡng lự chưa biết nên tiến thoái thế nào. Bỗng vài tên quân từ hướng Bắc phi ngựa đến bảo:

- Thưa tướng quân, sau khi tướng quân dẫn binh đi rồi, tướng Tây Sơn là Đặng Văn Long bất ngờ đánh úp đồn Khương Thượng, tướng quân Sầm Nghi Đống treo cổ tự vẫn. Quân Tây Sơn thừa thắng đánh vào cửa Tây thành Thăng Long, Tôn Đại tướng quân bất ngờ trở tay không kịp đã thua chạy về nước. Chúng tôi là quân giữ cửa Nam thành chạy ra không kịp nên mới chạy vào theo báo cho tướng quân được rõ.

Hứa Thế Hanh thất kinh nói:

- Thành Thăng Long mất, ắt ta chẳng còn đường rút, vậy phải vào hợp bình cùng Thượng Duy Thăng trấn thủ Ngọc Hồi chờ quân cầu viện.

Hanh vừa dứt lại, quân mặt Nam chạy về phi báo:

- Thưa tướng quân, Nguyễn Huệ đã chiếm Ngọc Hồi, tướng quân Thượng Duy Thăng tử trận. Hiện quân Tây Sơn đang đuổi đến nơi, xin tướng quân định liệu.

Hứa Thế Hành đang ngồi trên mình ngựa, thả cương vừa lấy tay vỗ đùi, thúc chân vào bụng ngựa vừa than:

- Ta đã thua mưu Nguyễn Huệ rồi!

Chẳng dè con ngựa được nới đây cương lại bị thúc vào hỏng ngỡ chủ bảo chạy, liền chồm lên phi nước đại. Hứa Thế Hanh bất ngờ mất đà té nhào xuống đất. Vừa lúc ấy tướng Tây Sơn là Võ Đình Tú lướt ngựa đến đập một côn, Hứa Thế Hành bể sọ vọt óc chết tươi. Quân Thanh thấy chủ tướng chết, đều vứt giáo xin hàng.

Nhắc lại đại Đô đốc Đặng Văn Long chiếm được thành Thăng Long rồi, nghe quân vào báo:

- Thưa tướng quân, Hoàng thượng đã tiêu diệt mười vạn quân Thanh ở Hạ Hồi và Ngọc Hồi. Hiện Hoàng thượng đang tiến quân về thành Thăng Long.

Đặng Văn Long bảo quân:

- Mau mở cổng Nam thành đón vua.

Nhân dân trong thành ngoài nội kéo ra chật hai bên đường, đồng thanh hỏi:

- Hoàng thượng đâu? Hoàng thượng đâu?

Tên quân đi trước lên chỉ vào vua đáp:

- Hoàng thượng đang ngồi trên lưng voi kia kìa. Các ngươi sao không tung hô con hỏi gì nữa.

Dân lại hỏi:

- Vua phải mặc hoàng bào chứ, người này mặc áo đen ắt không phải là Hoàng thượng.

Tên quân đáp:

- Hoàng thượng mặc hoàng bào ngự giá thân chinh ra trước trận tiền nên hoàng bào dạ nhuộm đen màu thuốc súng đó thôi.

Vừa lúc ấy Đặng Văn Long ra đón. Gặp vua, Long xuống ngựa quỳ tâu:

- Hoàng thượng vạn tuế!

Bá tánh trông thấy liền quỳ xuống hô vang rằng:

- Hoàng thượng vạn tuế! Đại đế muôn năm!

Vào thành rồi vua Quang Trung hạ lệnh:

- Đặng Xuân Phong và Đặng Xuân Bảo đem một vạn quân truy kích Tôn Sĩ Nghị. Đến Yên Thế gặp Nguyễn Văn Lộc chặn đường về của giặc thì hai mặt giáp công.

Phong và Bảo lãnh lệnh đi ngay.

Nói về Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân một vạn chạy về đến Yên Thế, tuỳ tướng Tôn Dương Bảo hỏi:

- Nơi này hai bên núi non hiểm trở, cỏ cây rậm rạp, chỉ có một con đường độc đạo mà đi, nếu quân Tây Sơn đem binh chặn ở nơi này thì ta nguy mất.

Tôn Sĩ Nghị bảo:

- Từ ải Tam Điệp đến Thăng Long đường xa năm trăm dặm mà Nguyễn Huệ vừa đi vừa đánh chỉ có năm ngày đã là thần tốc lắm rồi, đông tây kim cổ chưa tiếng nghe nói. Hoa may Nguyễn Huệ có thiên binh, thiên tướng mới chặn được ta ở ải này.

Tôn Sĩ Nghị vừa dứt lời bỗng nghe một tiếng pháo lệnh nổ vang, tức thì hai bên sườn núi tên bắn xuống như mưa. Quân Thanh trúng tên chết gần hết. Tôn Sĩ Nghị thất kinh hỏi:

- Nguyễn Huệ điều binh đi đường nào mà đến được Yên Thế chặn đường về của ta?

Tôn Dương Bảo đáp:

- Nguyễn Huệ chỉ có cách dùng thuỷ binh mới đưa quân đến đây được mà thôi!

Tôn Sĩ Nghị thở dài nói:

- Nếu vậy ắt Nguyễn Huệ phải biết ngày đổi gió Đông nam mới sắp đặt kế sách đánh ta. Ta thật không phải là đối thủ của Nguyễn Huệ. Ba quân phá liều chết phá vây mà chạy.

Tôn Đường Báo cùng đoàn quân hộ vệ cố gắng gạt tên che chở cho Tôn Sĩ Nghị chạy gần thoát khỏi hẻm núi. Chợt một viên tướng Tây Sơn đầu đội kim khôi, mình mặc giáp trụ, tay cầm trường thương lướt ngựa đến chặn đường. Tướng ấy hét lên rằng:

- Tôn Sĩ Nghị chạy đâu cho thoát, có ta là đô đốc Nguyễn Văn Lộc đợi ngươi đã lâu.

Tôn Sĩ Nghị quay lại thấy quân hộ vệ của mình chỉ còn tuỳ tướng Tôn Dương Bảo và vài mươi tên lính. Biết không thoát được, Nghị quăng gươm xuống ngựa chịu trói. Tôn Dương Bảo và bọn quân sĩ thấy vậy đều bỏ vũ khí xin hàng. Nguyễn văn Lộc đưa mắt ra hiệu cho quân mình, quân Tây Sơn liền đồng loạt vung gươm giáo gϊếŧ hết Tôn Dương Bảo và bọn quân Thanh. Tôn Sĩ Nghị thất kinh hỏi Nguyễn Văn Lộc:

- Bọn ta đã hàng sao còn gϊếŧ hết đi?

Nguyễn Văn Lộc cười ha hả nói:

- Ta gϊếŧ hết bọn quân sĩ của ngươi là muốn giữ mạng sống cho ngươi đó.

Nghị nghi hoặc hỏi:

- Tướng quân nói vậy là ý thế nào?

Nguyễn Văn Lộc cười ngạo nghễ nói:

- Ta muốn tha mạng cho của ngươi, không thèm gϊếŧ làm gì cho bẩn thương của ta. Vậy lúc về nước bọn quân sĩ của ngươi lộ tin: ngươi bị ta bắt rồi thả cho đi, thì Càn Long lại tha mạng cho ngươi sao? Và tiếng hèn của ngươi ắt con để đến ngàn thu. Vì thế ta mới gϊếŧ hết bọn quân sĩ của ngươi để giữ mạng và giữ gìn thanh danh cho ngươi đó.

Chúa hết ngờ vực, Nghị lại hỏi:

- Nhưng vì sao tướng quân lại tha cho ta?

Lộc cười lớn rồi đáp, giọng khinh bỉ:

- Ta tha cho ngươi chạy về để cả nước Đại Thanh biết rằng: Đại tướng Tôn Sĩ Nghị sang đánh nước Nam thua trận đến nỗi người không kịp mặc giáp, ngựa không kịp đóng yên tất tả chạy về. Chứ nếu ta gϊếŧ ngươi thì người nước Tàu sao thấy cái oai của nước Nam ta được.

Nói xong Lộc lại cười to, Nghị cả thẹn cúi gầm mặt. Lộc nâng cằm Nghị lên bảo:

- Đáng lẽ ta gϊếŧ ngươi để bá thù cho Trần Danh Bính. Những xét thấy nhà Thanh các ngươi là tổ Mãn cũng phường mọi rợ nên chẳng biết luật: Hai nước đánh nhau không nên chém sứ, thành ra ta mới mở lượng hiếu sinh mà tha cho kẻ chẳng biết gì. Và ngươi hãy lậy tạ ba lậy gọi là tạ lỗi cùng Trần Danh Bính rồi ta sẽ để cho ngươi đi.

Nghị còn đang do dự, Lộc vung thương quát:

- Lậy không thì bảo?

Nghị hoàng hồn sụp xuống chân ngựa của Lộc mà lậy. Chẳng dè trong lúc luống cuống cúi lậy, cái tráp Nghị giấu trong người rơi xuống đất. Lộc bảo quân lấy nộp lên. Thấy cái tráp sơn son thếp vàng ngoài đề mấy chữ: "Bình Nam Đại tướng quân Tôn Sĩ Nghị" , Lộc nghiêm mặt hỏi:

- Tráp này đựng sắc thư ấn tín của Càn Long ban cho ngươi phải không?

Nghị chưa kịp đáp, Lộc lại bảo:

- Nay Đại tướng quân người không cần mặc giáp ngựa không cần đóng yên cũng đã bình được nước Nam rồi. Vậy Đại tướng quân hãy về nước ngay chớ kéo ta đổi ý thì nguy đó.

Nghị lấm lét nhìn sắc thư ấn tín nằm trong tay Lộc, rồi ngậm đắng nuốt cay nhảy lên mình ngựa toan ra roi. Bỗng nghe Lộc gọi giật:

- Hãy khoan!

Nghị tháo mồ hôi hột:

- Tướng quân con dậy thêm gì nữa chăng?

Lộc cười bảo:

- Ngươi về gặp vua Càn Long hay thưa là: phá vây thoát được chạy về. Chờ dại dột mà khai rằng bị bắt bị lột sạch sắc thư ấn tín rồi được tha cho đi đấy nhé. Nếu người khai như thế thì người nước ngươi sẽ cười Tôn Sĩ Nghị hèn nhát khóc than lậy lục mới được thả! Và vua Càn Long sẽ chặt đầu ngươi đó. Vả lại Tôn tướng quân chớ vội, ta sẽ đích thân đưa tướng quân về đến ải Nam Quan, kéo đi một mình ngộ nhỡ gặp dân ta bắt gϊếŧ, thì Lộc ta phải mang tội với vua.

Đoạn Tôn Sĩ Nghị theo Nguyễn Văn Lộc đến ải Nam Quan, rồi một mình một ngựa lủi thủi về nước trong sự lo mừng của một người vừa thoát chết.

Tôn Sĩ Nghị đi rồi, Nguyễn Văn Lộc lệnh cho tả hữu:

- Mau truyền bảo quân sĩ nói phao lên rằng: sẽ đuổi sang biên giới bắt cho được Tôn Sĩ Nghị mới thôi!

Dân chúng Trung Hoa ở biên cương thấy Đại tướng quân Tôn Sĩ Nghị người không khôi giáp, ngựa chẳng áo yên hớt hải chạy về; lại nghe quân Tây Sơn kháo ầm lên như thế, người người dắt díu bồng bế nhau chạy trốn về phương Bắc. Cách ải Nam Quan hàng mấy trăm dặm tuyệt nhiên không một bóng người.

Nói về đạo quân Thanh do Ô Đại Kinh thống lãnh đi theo đường Tuyên Quang tiến đến trấn Sơn Tây ở phía Tây thành Thăng Long. Ô Đại Kinh nghe quân do thám báo:

- Thưa tướng quân, quân Tây Sơn tiến đánh Thăng Long, các tướng Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng, Hứa Thế Hành, Sầm Nghi Đống đều tử trận. Tôn Đại tướng quân đã bỏ Thăng Long chạy về nước.

Ô Đại Kinh giật mình nói:

- Mau truyền lệnh ta lập tức rút binh. Nếu ta không dè dặt mà vội đi trước để tranh công ắt mạng chẳng còn.

Nói xong liền dẫn sáu vạn quân dưới trướng vội vã rút về.

Thế là trong vòng năm ngày, vua Quang Trung thống lãnh mười vận quân Tây Sơn tiêu diệt hơn hai mươi vạn quân Thanh, đuổi giặc ngoại xâm ra ngoài bờ cõi.

Nhắc lại Nguyễn Văn Lộc đuổi Tôn Sĩ Nghị ra khỏi ải Nam Quan rồi, Lộc cắt tướng ở lại giữ ải, đoạn thu bình về Thăng Long ra mắt vua Quang Trung. Lộc quỳ thưa:

- Tâu Bệ hạ, Tôn Sĩ Nghị đã trốn thoát về nước. Thần bắt được sắc thư ấn tín của hắn xin dâng Bệ hạ duyệt lãm.

Nói xong Lộc dâng các chiến lời phẩm lên vừa. Các tướng Đặng Văn Long, Đặng Xuân Bảo, Đặng Xuân Phong, Nguyễn Văn Tuyết, Võ Đình Tú cùng quỳ thưa:

- Xin Bệ hạ tha tội cho Nguyễn Văn Lộc.

Vua Quang Trung cười hỏi:

- Vì sao các khanh lại xin ta tha tội cho Nguyễn Văn Lộc.

Phan Văn Lân đáp:

- Trước lúc xuất quân, Lộc tướng quân có nói nếu Bệ hạ trong năm ngày đuổi quân Thanh khỏi Thăng Long mà Văn Lộc không bắt được Tôn Sĩ Nghị thì sẽ chịu tội theo quân pháp. Nên chúng thần mới xin Bệ hạ tha tội cho Văn Lộc đó.

Vua Quang Trung lại mỉm cười hỏi:

- Đối nhà Trần, trong cuộc chiến chống Mông Cổ lần thứ nhất, khi Thoát Hoan dẫn đại binh chạy về đến Vạn Kiếp vẫn còn đủ các đại tướng là Lý Hằng, Phàn Tiếp, A Bát Xích, Lý Quán, vậy mà Thoát Hoan phải chui vào ống đồng cho quân kéo chạy mới thoát được về nước. Còn hôm nay khi Đặng Văn Long đánh vào cửa Tây thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị mới vội vàng tháo chạy, đến nỗi người không kịp mắc giáp, ngựa không kịp đóng yên. Trong khi do ta đã sai Nguyễn Văn Lộc đem quân phục sẵn ở Yên Thế. Núi Yên Thế hiểm trở chỉ có một con đường chạy về phương Bắc. Nếu một trong các tướng chặn đường này liệu Tôn Sĩ Nghị có chạy thoát được chăng?

Đặng Văn Long đáp:

- Vũ dũng như Văn Lộc lại chặn đường hiểm đi Yên Thế thì Tôn Sĩ Nghị sao có thể thoát được. Việc này chúng thần không hiểu nổi.

Vua Quang Trung cười lớn bảo:

- Văn Lộc! Khanh hay nói cho các tướng nghe xem vì sao Tôn Sĩ Nghị chạy thoát về nước được.

Bấy giờ Nguyễn Văn Lộc mới nói:

- Tôn Sĩ Nghị chạy thoát khỏi Yên Thế mà trở về nước là do thần đã thả hắn đó.

Nghe Lộc nói xong, các tướng sững sờ kinh ngạc. Võ Đình Tú hỏi:

- Tại sao ông dám cãi lệnh vua mà không bắt tướng giặc?

Lộc đáp:

- Số là lúc tôi nhận lệnh đem thuỷ binh cùng Nguyễn Văn Tuyết vào cửa Lục Đầu sau đó tôi đem quân lên Yên Thế chặn đón đường Tôn Sĩ Nghị. Nhưng trước khi đi vua có sai người trao cho tôi một bức mật thư bảo tôi bắt được Tôn Sĩ Nghị rồi phải tha cho hắn đi. Nếu hắn chết thì tôi phải tội! Nên tôi bắt được hắn xong phải hộ tống hắn đến ải Nam Quan mới dám quay về.

Đặng Xuân Bảo ngạc nhiên hỏi:

- Nhưng vì sao phải tha Tôn Sĩ Nghị?

Lộc đáp:

- Việc này tôi không được biết, tôi chỉ làm theo lệnh mà thôi - Rồi quay sang vua Quang Trung, Lộc hỏi - Xin Bệ hạ giảng giải vì sao phải tha Tôn Sĩ Nghị?

Vua Quang Trung cười đáp:

- Đánh trận này ta sai Đặng Văn Long chiếm dồn Khương Thượng và thành Thăng Long trước, tất bốn viên đại tướng quân Thanh là Sầm Nghi Đống, Hứa Thế Hành, Thượng Duy Thăng và Trương Triều Long sẽ không còn đường thoát. Quả nhiên bốn tên này đều phơi thây tại trận. Vậy nếu ta không tha cho Tôn Sĩ Nghị thì lấy ai về báo kế sách đánh giặc của ta cho vua Càn Long nhà Thanh hay. Càn Long tất sợ rằng sai tướng sang đánh báo thù sẽ thua trận nữa, nên sẽ thuận lòng khi ta sai sứ sang cầu hoà. Thế là ta sẽ tránh cho dân nước ta được một trận can qua. Vì lẽ ấy nên ta mới tha Tôn Sĩ Nghị đó.

Nguyễn Văn Tuyết con tức lắm, vểnh râu hỏi:

- Nếu vậy ta tha cho vài tên tiểu tướng chạy về báo cùng được. Sao Bệ hạ lại tha cho Tôn Sĩ Nghị?

Vua Quang Trung lắc đầu đáp:

- Bọn tiểu tướng chỉ sai đâu đánh đó làm sao biết được sách lược hành binh. Một Đại tướng soái thua trận chạy về mà không biết bị đánh như thế nào thì Càn Long mới sợ. Có khi hắn sẽ sai người sang ta làm hoà trước cho các khanh xem.

Đặng Văn Long nghi ngờ hỏi:

- Càn Long là tay anh hùng kiệt hiệt ở phương Bắc, có lý đâu lại hạ mình cầu hoà với ta trước?

Quang Trung cười bảo:

- Thua trận này Càn Long đem quân đánh báo thù thì sẽ thua nữa, mà nhịn đi thi nhục. Càn Long sẽ sai người sang bảo ta hạ mình cầu hoà thì hắn sẽ cho hoà, thế Càn Long mới là tay anh hùng kiệt hiệt. Các khanh hãy nhớ lời ta xem ta nói đúng hay không nhé.