Tập 68.
Người tù nói:
– chính vậy, những điều tôi nói sau đây ma mị linh dị vô cùng, đối với người ngoại môn như cậu có thế xem là phi lý, thế nhưng hãy kiên trì lắng nghe như chú đồng nhỏ học bài, chớ có cắt ngang, bởi lẽ trong lĩnh vực này, tôi như người đã có thể chạy nhanh, còn cậu lại chỉ như đứa trẻ tập ngồi.
Hải cúi đầu đáp:
– dạ chú dạy cháu xin nghe.
Người tù liền nói câu chuyện kể….
…
Thuở xưa ở đất Tây An có ngọn núi nọ, tên người đời đặt cho là “ Vu”, núi ấy tọa lạc thế rồng, nằm an yên bất động, được dựng đã lâu, qua bao năm tháng chiến tranh thiên tai đều bình an vô sự, ấy là chính nhờ núi ấy có thờ một vị thần, ngài luôn phù hộ bình an cho núi, thần đó có hiệu là “ Vu sơn vương”, trên núi ngoài thần ấy ra còn có vô số ma quỷ đang tu đạo. Người chấp chính của núi ấy là người đạo sĩ cao lớn uy nghi vạm vỡ, có nhiều tài lạ, thường hay dùng tài ấy chữa bệnh cứu người, người đời mến cái đức mà gọi cho hiệu “Huyền n chân nhân”, năm ấy Huyền n chỉ mới tuổi hơn hai mươi, còn chưa được phong làm tổ mà hiệu trên núi chỉ gọi là “ tiên sinh Huyền n”, nhưng đã một mình giữ núi do tổ núi vu khi ấy là vị thất tổ, thường hay đi lang bạt đó đây, ít khi ở nhà, một lần nọ Huyền n xuống núi thì chợt dưới chân núi nghe có tiếng quỷ thét, tiếng muông thú kêu gào, lại gần mà xem thì thấy có đứa bé đang nằm trong hốc cây, được khỉ mẹ bồng bế trên tay, Huyền n cho là lạ liền mang về núi, về sau đứa bé ấy lớn lên đặt tên cho là Đỉnh, đặt hiệu là Huyền Đỉnh. Đỉnh thông minh sáng dạ, được thầy rất yêu, dạy cho gì liền đều biết đó, nên thầy xăm lên lưng hắn một hình quỷ thần, chính là hình của vu sơn vương, đang ngậm con dao vu, là pháp bảo thầy để dành cho người truyền nhân thứ chín, đoạn truyền cho nhiều điều không giấu diếm gì, năm lên bảy tuổi lại gửi xuống phố huyện cho đi học chữ, càng ưu tú hơn người, thầy luôn giữ bên mình chẳng rời, thế nhưng tuy thông minh như thế nhưng Đỉnh lại có tính cách nhẫn tâm lạnh lùng, có lần thầy về thấy đang dùng dao cứa cổ con nai con, có lần lại thấy buộc đuôi khỉ lên cây mà chơi, nhìn chúng khóc thét đau đớn lấy làm khoái trá, có khi chế ra cung nỏ, liền ngắm lên trời mà săn đuổi chim tróc, bắn bách phát bách trúng, chim chết rất nhiều, huyên náo cả rừng, lại luyện nuôi được con đại bàng, cứ chim định bay ra trốn thì lại thả đại bàng cho bay lên đuổi vào, chim sợ quá lại phải quay lại, liền dính mũi tên của Đỉnh bắn ra mà chết, thầy Huyền n bắt được, quở mắng nhiều lần, trong lòng không vui, cho là kẻ tâm đầy sân hận, không có lòng nhân, dần dần lo sợ hoang mang, định thôi không cho nối nghiệp nữa.
Thế rồi năm Đỉnh lên mười hai tuổi, thầy cũng đã ba mươi ba, dịp ấy lại xuống núi, hai thầy trò đang đi ngang qua con sông nọ, trời lúc ấy đã chập tối rồi, chợt thấy có đứa bé độ chừng hai tuổi đang bơi giữa dòng nước, thầy Huyền n sợ lắm, ngờ là chết đuối, liền xuống nước mà cứu, khi tới gần lại thấy có tám con quỷ cùng đang đẩy dưới thân người không cho chìm, đứa bé lại cứ trên mặt nước mà đập tay chân khua khoắng loạn xa, thầy lấy làm lạ, nhưng vẫn cứ vớt lên bờ, những con quỷ kia đều liền tan đi, về sau thầy mới hiểu rằng, chúng không phải đang hại, cũng không phải cứu, mà chúng đang dạy cho đứa trẻ tập bơi, vậy hắn hẳn là kẻ có mệnh thủy trong người, giỏi tài sông nước, thế là mang về núi, đặt tên cho là nam, đặt hiệu cho là Huyền Y…
Lời Huyền n dự đoán chẳng sai, đứa trẻ lớn lên rất có thiên khiếu sông hồ, năm lên sáu tuổi đã bơi giữa dòng như con cá chạch, dù dòng lưu có ra sao, bão táp mưa sa, dù nơi biển xa nước xoáy, đối với nó cũng chỉ như đi trên cạn, chẳng hề nhọc công. Đứa trẻ này lại khác với anh Huyền Đỉnh nó, tính tình điềm đạm thờ ơ, không màng gì tới cuộc sống thế sự, lại có lòng thương người, quả cảm, nên đâm ra thầy tin yêu, nghĩ rằng sau này có thể để cho làm người truyền nhân. Năm hắn lên tám tuổi thì Huyền n xăm hình vu thần lên lưng hắn, đoạn truyền cho đại tướng quân của núi là thủy thiên di dạy cho hắn thủy thuật, hắn học rất vào, chỉ trong ba năm đã nắm bắt được hết các thủy thuật, thủy quái trên núi đều theo hiệu lệnh hắn mà thi hành, thầy càng yêu hơn nữa. Huyền Y càng lớn lên càng tài giỏi, nếu so với Huyền Đỉnh thì tuy rằng tuổi cách nhau cả tới mười năm, nhưng hai anh em kẻ tám lạng người nửa cân, không hơn kém nhau là bao, Huyền Đỉnh tuy là đứa bạo ngược nhưng lại không có thói tỵ nạnh con mọn, thấy Huyền Y có tài như thế nhưng không lấy làm ghen ghét, lại vẫn rất thương yêu em, xem như em ruột, tuy nhiên hắn lại chẳng quan tâm tới chuyện học đạo lý để nối nghiệp tổ sư, thường ngày vẫn vui thú săn bắn, lấy đó làm vui, tiếp tục học về các thuật lạ sử dụng binh khí, về sau dùng dao rất giỏi, được ma quỷ trên núi gọi là: “uy vũ tiên sinh”, thể hiện lên rằng người ấy có oai lớn, xứng đáng nhận danh hiệu truyền nhân, cửu tổ núi vu. Huyền Y tuy không bạo ngược như anh, nhưng lại còn kì quặc hơn, hắn thậm chí còn chẳng có sở thích gì, thầy dạy gì học đó, hắn cũng chẳng thèm làm truyền nhân vu sơn, chê là lắm giáo điều, lắm kiêng cữ, chỉ muốn được nay đây mai đó, tiêu dao tự tại. Hai đứa học trò đứa lớn lên thì ngông cuồng phách lối, bạo ngược hung tàn, đứa thì lại dửng dưng như làn nước trôi, không yêu không ghét, hỏi đến việc làm tổ vu sơn đứa nào cũng lắc đầu nguầy nguậy, Huyền n thấy thế thì buồn lòng lắm, cứ lâu lâu lại xuất sơn để tìm người mang mệnh mà dần dà phó thác cho trọng trách, kẻo sợ núi không có hương hỏa thì có lỗi với gia môn.
Một ngày nọ, Huyền n đi xa xem việc cho người ta, Huyền Đỉnh đang dưới huyện đi lên núi, trên đường đi gặp một kẻ lạ, trông dáng điệu lén lút khả nghi, khi gặng hỏi thì nói là người thương nhân do lầm đường lỡ bước đi qua núi muốn xin lên nghỉ tạm một đêm, Đỉnh liền không nghi gì mà vô tư dẫn theo về núi, hỏi tên họ người đó nói họ Nguyễn tên Vệ, khi đưa lên núi thì chỉ có Huyền Y ở nhà.
Đỉnh liền nấu cơm cho ăn, sắp chỗ cho nghỉ, đêm ấy ba người ngồi trò chuyện dưới trăng, Vệ dò hỏi mới biết núi có ba người ngoài ra không còn ai khác, thế nhưng ông thầy đã đi xa lo việc, trên núi chỉ còn hai đứa trẻ thôi.
Thế rồi cuộc chuyện đã vãn, Huyền Đỉnh lại vào hốc núi, khảng khái lấy một bộc tiền ra, lấy ra một phần đưa cho Vệ, khoảng hơn một triệu đồng, nói là của thầy để cho mua gạo cho hai anh em ở nhà ăn, nay hữu duyên gặp nhau lúc đang nguy khốn, thôi thì cho ít lộ phí đi đường, nghỉ lại một đêm rồi mai hẵng đi. Xong cầm phần còn lại cất đi, rồi ba người đi ngủ.
Nửa đêm Vệ bồn chồn không yên, biết trong núi có tiền, đêm khuya thanh vắng lại chỉ có hai đứa trẻ con, liền sinh tâm làm hại mà cướp đoạt hết đi…
Vậy là nhỏm dậy quan sát nhìn ngó động tĩnh xung quanh, trong cái lán tranh, cả hai anh em đã ngủ say cả, liền tiến tới đứa lớn trước, đoạn rút con dao nhíp trong túi hành lý ra, nhắm bừa người nó, đâm một nhát thật lực…
Vậy mới biết là,
Người thường đều tham cả
Có của chớ lộ ra
Gặp họa vô đơn chí
Tâm chẳng thắng nổi tà.
Đỉnh hét lên một tiếng thảm thiết đau đớn, đoạn kẻ đó lại rút dao ra khỏi người Đỉnh, định giáng xuống một nhát nữa, thì chợt có con rắn lục xanh dưới chiếu phóng lên cắn một phát vào cổ tay làm rơi cả dao. Hóa ra con rắn đó thường ngày Đỉnh nuôi luyện, quấn quít không rời thân, khi ngủ cũng hay cho nó trèo lên giường cùng ngủ, tên nó là Phí Linh, bấy giờ thấy chủ bị hại, liền lao lên cắn cho kẻ kia một nhát.
Vệ hoảng sợ rơi cả dao ra lùi lại sau, bấy giờ độc của rắn dần ngấm, Vệ thấy trong người loáng choáng quay cuồng, lùi lại thêm vài bước, trong lòng lúc ấy lo sợ lắm…tại sao trên giường ngủ của kẻ kia lại dám để con rắn độc?
Bấy giờ Huyền Y cũng đã tỉnh dậy bởi tiếng hét của Đỉnh, nó liền nói lớn lên:
– anh Đỉnh sao vậy?
Đỉnh bấy giờ máu từ bụng cứ thế túa ra, mắt hoa cả đi, đứng lên không nổi, đoạn dồn hết sức lực mà hét lớn:
– em Nam (tên của Huyền Y), chạy ngay đi!
Hét xong thì đổ gục xuống giường, máu tràn ra lênh láng ướt đẫm cả chiếu chăn.
Bấy giờ tên Vệ quay lại, mắt đã mờ cả đi nhưng vẫn thấy có đứa bé con đang đứng bất động, tròng mắt sợ hãi, nó liền ráng sức bước tới, nhưng bước thêm được hai bước bỗng nó thất sắc kinh hãi rùng mình, hiện ra bên cạnh đứa bé mười tuổi ấy là một con quỷ…cả thân nó như khối nước lớn, trong suốt nhìn xuyên được, hai mắt lóng lánh tựa như sóng trào biển khởi, một tay nó cầm khối cầu nước trong veo, tay kia nó cầm một đạo bùa thủy, quỷ ấy chính là một trong tam kiệt núi Vu, hiệu nó là:
“Đại Di tả quan nhân Thủy Thiên Di.”
Đại di hiện lên liền trỏ mặt Vệ mà nói:
– dám hại các tiên sinh núi Vu à?
Nói xong đoạn đưa tay lên miệng niệm chú, lập tức từ ngoài cửa bay vào một con quạ đen, nó húc một phát vào giữa mặt Vệ, Vệ bị chim húc ngã nhào xuống đất, rồi thủy di nói:
– thôi vậy được rồi, chớ nên gϊếŧ người, tôi trông hắn nhiễm độc rắn, chắc mạng cũng sắp chung rồi.
Nhưng huyền ý bấy giờ đã định thần trở lại, liền nhìn lên chỗ giường ngủ, thấy Đỉnh đã mất máu đến tái dại đi, lại nghĩ anh đã chết, tức khí xung thiên, uất ức dâng trào, đoạn căm tức hét lên:
– Thủy di, gϊếŧ nó cho tôi!
Quỷ nghe xong giật mình nói:
– nếu gϊếŧ người là bỏ hết đạo hành.
Huyền Y nói:
– chớ có nhiều lời, nó dám gϊếŧ anh tôi, gϊếŧ nó đi, tội vạ đâu tôi chịu.
Thủy di nhìn lại thấy đôi mắt hắn đυ.c ngầu, đen ngòm màu đen của đáy biển, vậy là trong cơn phẫn uất, hắn chẳng cần thầy khai thị cho, liền tự mở được thủy nhãn, âm dương nhãn tự, vậy là liền nghe theo.
———————-