Nghĩ như vậy nên Khương Chi lập tức xếp vào hàng người tương đối ít nhất.
Đúng lúc này, có một người phụ nữ trùm khăn trên đầu đứng phía trước cô đã đưa vật trong tay mình cho nhân viên, nhỏ giọng nói: “Ông nhìn cái bình này của tôi đi, đây là đồ vật gia truyền của chồng tôi, rất có giá trị, ông đừng mong lừa gạt tôi!”
Người nhân viên này ngẩng đầu lên, thản nhiên nhìn người phụ nữ này, sau đó mới cầm dụng cụ lên quan sát tỉ mỉ cái bình nhỏ bằng bàn tay.
Khương Chi cũng hơi nghiêng người nhìn đến, trước đây cô cũng được xem là cao thủ giám định cổ vật, nếu không phải vì buôn bán cổ vật yêu cầu không ít tiền vốn thì cô đã chọn quay lại nghề cũ rồi.
Chiếc bình trên tay người nhân viên kia có màu xanh lục, bề ngoài khá kỳ lạ, phía trên còn được khắc cổ văn, còn có một đường vân với hình thù cổ quái.
Khương Chi có thể xác định đây là hàng thật, cổ vật thời nhà Hán, bình gốm xanh lục, nếu ở thời hiện đại thì chiếc bình này cũng có giá mấy chục vạn. Thế nhưng đáng tiếc hiện tại là thập niên 80, có thể bán được mấy trăm đồng đã được xem là giá cao rồi.
Khoảng chừng hai mươi phút sau, người nhân viên kia buông bình gốm xuống, nói: “Tôi chỉ có thể trả cô năm mươi đồng.”
Khóe miệng Khương Chi co rút nhưng người phụ nữ phía trước cô lại gật đầu liên tục như nhặt được bảo bối mà không hề quan tâm rốt cuộc “cổ vật gia truyền” nhà mình có lai lịch thế nào, cô ấy gấp gáp nói: “Năm mươi thì năm mươi, mau trả tiền cho tôi!”
Nếu so với tiền lương của một công nhân thì năm mươi đồng này đúng là cao hơn.
Người nhân viên kia cũng rất lưu loát, nhanh chóng lấy năm tờ tiền mới tinh từ trong ngăn tủ ra, đưa cho người phụ nữ.
Người phụ nữ vội cầm tiền rồi gấp gáp chạy ra ngoài, giống như sợ người nhân viên này sẽ đổi ý.
Khương Chi cũng không nhiều chuyện, cô bước lên, lấy chiếc đồng hồ trong giỏ ra.
Người nhân viên này liếc mắt nhìn đồng hồ, ông ta giật mình, vội ngẩng đầu nhìn Khương Chi.
Vị nữ đồng chí này ăn mặc không giống gia đình có tiền nhưng lại có vật này sao?
Ở những năm nay, nhà ai mà không có quý.
Nhưng chiếc đồng hồ trong tay ông ta không phải vật tầm thường, không phải loại đồng hồ hiệu Tissot bán rất chạy trên thị trường hiện nay, tuy bề mặt đồng hồ đã bị hư hại nhưng nhìn thiết kế của chiếc đồng hồ cũng có thể nhận ra đây rõ ràng không phải đồ vật mà một thị trấn nhỏ này buôn bán.
Một chiếc đồng hồ hiệu Thượng Hải cũng có giá chín mươi đồng, tương đương với hai tháng tiền lương của công nhân.
Tuy người nhân viên này không biết chiếc đồng hồ hiệu gì nhưng vẫn có thể nhận ra giá trị của nó không nhỏ, đáng tiếc nó đã bị hao tổn quá nặng, nếu cầm đi sửa, sợ rằng cũng phải tốn không ít tiền, chính vì vậy chiếc đồng hồ bị mất giá rất nhiều.
Nghĩ như vậy, người nhân viên nói: “Đồng chí, chúng tôi chỉ có thể đưa ra cái giá ba mươi đồng.”
Khương Chi cau mày. Ở thập niên 80, một chiếc đồng hồ Rolex có giá trị hơn một ngàn đồng, cho dù bị hư hại, cầm cố cũng có thể được giá bảy tám chục đồng. Thế nhưng cầm đồ chính là như vậy, người ta vẫn phải có lợi nhuận.
Mà cả thị trấn chỉ có một cửa hiệu thế này, Khương Chi cũng lười tính toán.
Khương Chi cầm ba tờ tiền bước ra khỏi cửa hiệu cầm đồ, chỉ cảm thấy không khí bên ngoài mát mẻ hơn rất nhiều.
Trên đường phố trấn Đại Danh có không ít những xe đẩy bán hàng, có bán thức ăn, dầu ăn, có bán đồ dùng làm bếp, đồ dùng làm bằng tre, còn có nước ngọt có ga.
Đột nhiên ánh mắt Khương Chi sáng lên.
Cô nhìn thấy có bán kẹo hồ lô.
Một bà cụ cạnh một chiếc xe đẩy, trên xe có hai cái mẹt, bên trong có mấy xâu kẹo hồ lô màu đỏ thẫm, cực kỳ đẹp mắt, có mấy đứa bé chạy quanh chiếc xe, cười đùa với nhau.
Khương Chi đến gần xe đẩy của bà cụ, nói: “Bà, bán cho cháu một xâu kẹo hồ lô.
Bà cụ đang ngồi trên ghế đầu nghe vậy thì cười híp mắt, bà ấy cầm một xâu kẹo hồ lô lên, sau đó bọc vào một lớp ni lông trong suốt, lúc đưa cho Khương Chi, bà ấy nói: “Một hào một xâu.”
Khương Chi đưa cho bà ấy một tờ mười đồng. Bà cụ cười khổ: “Đồng chí, bà không đủ tiền thối.”
Bà cụ buôn bán nhỏ, làm sao đủ tiền lẻ thối số tiền lớn thế này.
Khương Chi sững sờ. Cô nhìn ngó ở hai bên đường, ánh mắt lập tức chú ý đến một nơi cách đó mười mấy mét, đó chính là cung tiêu xã người đến người đi vô cùng náo nhiệt. Cô nói: “Bà chờ cháu một lát, cháu đến cung tiêu xã mua một ít đồ, chờ đi ra cháu sẽ quay lại đây mua kẹo hồ lô.”