Vào năm Vĩnh Huy thứ năm, cuối cùng Vương Hoàng hậu cũng nhận ra mình đã rơi vào tình huống nguy hiểm, một tình thế khó tránh khỏi: “đuổi hổ cửa trước, cửa beo cửa sau”.
Trước đây, để loại bỏ Tiêu Thục phi, người được sủng ái, bà đã đón Võ Mị từ Cảm Nghiệp tự về cung, và đúng như bà mong muốn, Cao Tông Lý Trị rất hài lòng. Không lâu sau, Lý Trị đã cho Tiêu Thục phi rơi vào quên lãng, khiến cho một người từng được sủng ái hết mực giờ phải nếm trải cảnh cô đơn, bị bỏ rơi.
Niềm vui của Vương Hoàng hậu không kéo dài lâu, bà bắt đầu nhận ra rằng việc đón Võ Mị về cung thực chất đã làm tổn hại chính mình, “đánh địch tám trăm, tự tổn hại ba ngàn”.
Nếu Tiêu Thục phi từng kiêu ngạo và hống hách, thì Võ Chiêu nghi, người vừa được phong, lại là một Tiêu Thục phi phiên bản thông minh và kiên nhẫn hơn. Nếu Vương Hoàng hậu có thể nhìn thấy trước tương lai, bà sẽ lựa chọn mười Tiêu Thục phi còn hơn phải đối phó với Võ Chiêu nghi.
Tuy nhiên, dù không thể biết trước những chuyện xảy ra sau này, mỗi đêm dài tĩnh lặng trong Thanh Minh cung, Vương Hoàng hậu vẫn cảm nhận được một luồng khí lạnh từ hướng Bồng Lai điện, nơi Võ Chiêu nghi sống.
Linh cảm của phụ nữ thường rất chính xác, và rồi ngày ấy cuối cùng cũng đến.
Võ Chiêu nghi sinh ra một công chúa nhỏ. Dù không phải là người thân trong gia đình, Vương Hoàng hậu vẫn có chút tò mò và vui mừng về một sinh mạng mới, vì vậy bà đến thăm. Nhưng sự kiện sau đó đã trở thành cơn ác mộng không bao giờ phai mờ trong tâm trí Vương Hoàng hậu, cũng như gây nên sóng gió khôn lường trong hậu cung Đại Đường, thay đổi cả cục diện triều đình.
Theo Tân Đường thư (quyển 76, Liệt truyện thứ nhất) ghi lại: "Chiêu nghi sinh con gái, Hoàng hậu đến thăm, sau khi Hoàng hậu đi, Chiêu nghi gϊếŧ đứa trẻ rồi giấu dưới chăn".
Trong khi Tư trị thông giám (quyển 199) viết: "Dù Hoàng hậu không còn được sủng ái, nhưng Hoàng thượng không có ý định phế truất. Khi Chiêu nghi sinh con gái, Hoàng hậu yêu thương đến thăm, sau khi Hoàng hậu đi, Chiêu nghi lén bóp chết đứa trẻ, phủ chăn lên, và khi Thánh thượng đến, Chiêu nghi vui vẻ cười, lật chăn lên thấy đứa trẻ đã chết."
Cả Tân Đường thư và Tư trị thông giám đều được hoàn thiện trong thời kỳ Bắc Tống, và không ai biết được sự thật về những ghi chép này. Tuy nhiên, trong hậu cung Đại Đường lúc đó, cái chết bất ngờ của công chúa nhỏ, không rõ nguyên nhân, đã khiến Vương Hoàng hậu trở thành nghi phạm hàng đầu.
Trong mắt Cao Tông Lý Trị, thứ nhất, Hoàng hậu có thể đã ghen tỵ với Chiêu nghi; thứ hai, công chúa nhỏ vốn khỏe mạnh, vậy tại sao ngay sau khi Hoàng hậu đến thăm, công chúa lại đột ngột chết?
Vì thế, ý định phế hậu của Lý Trị càng trở nên kiên quyết. Tuy nhiên, nhờ có sự can ngăn của Trưởng Tôn Vô Kỵ và Chử Toại Lương cùng các cựu thần, việc phế hậu tạm thời bị trì hoãn.
Dẫu vậy, “núi xanh không ngăn nổi, cuối cùng vẫn chảy về hướng đông”.
Vào năm Vĩnh Huy thứ sáu, Lý Trị đã thực hiện được ý nguyện của mình. Vào tháng mười âm lịch, ông phong Võ Chiêu nghi làm Hoàng hậu và trục xuất nhóm Trưởng Tôn Vô Kỵ và Chử Toại Lương khỏi triều đình.
Võ Chiêu nghi cuối cùng cũng thành Hoàng hậu, nhưng nàng vẫn không thể quên đứa con gái nhỏ của mình, người đã chết oan uổng. Nàng đã ra lệnh chôn cất công chúa tại Đức Nghiệp tự, sau đó phong cho công chúa là An Định công chúa, thụy hiệu “Tư”.
Ngày sắc phong tân Hoàng hậu, khắp chốn vui mừng, pháo hoa rực rỡ xinh đẹp thắp sáng một góc trời Đại Đường, vẻ hưng thịnh và hoa lệ không gì sánh được.
Trong đêm này lại có vài bóng đen lặng lẽ không một tiếng động lẻn vào Đức Nghiệp tự vắng lặng lạnh lẽo.
Trong sân viện nơi an táng công chúa nhỏ, đèn đốt cháy sáng xuyên ngày đêm, một đường ánh đèn không khỏi run rẩy lay động giữa đêm đen, lúc sáng lúc tối.
Bởi vì nơi này không phải là chốn may mắn gì, đêm nay lại là ngày vui của tân Hoàng hậu thế nên không có ai quan tâm tới nơi này, bọn đầy tớ canh gác trong viện cũng ngầm ăn ý với nhau, chỉ để lại hai thủ vệ, những người khác đều lén đi uống rượu mua vui.
Những bóng đen lặng lẽ lẻn vào đó không cần tốn bao nhiêu sức lực đã khống chế được hai tên canh gác kia, sau đó chuyển sang đào quan tài của An Định công chúa lên.
Chẳng bao lâu sau, mặc dù mồ hôi tuôn như mưa nhưng vẫn không một ai dám thả lỏng, bên dưới chiếc khăn che mặt màu đen là những ánh mắt đè nặng sự phẫn nộ, hận thù và lo lắng.
Gần hai canh giờ trôi qua, trời cũng đã gần sáng, quan tài của An Định công chúa cuối cùng cũng hiện ra trước mắt đám người.
Nhóm hắc y nhân tản ra hai cánh thành hình chữ V, người cầm đầu đứng ở giữa hít một hơi thật sâu, ánh mắt chăm chú nhìn chằm chằm vào chiếc quan tài bằng gỗ trầm hương chạm khắc tinh xảo, rút từ bên hông ra một con dao găm sáng như tuyết.
Khi tấm quan tài trước mặt được cạy ra, tất cả những người có mặt đều dần dần trợn to mắt, vẻ kinh sợ hiện lên trên mặt từng người.
Ở chân trời phía Đông, tia sáng ban mai đầu tiên chậm rãi hiện lên, ánh sáng bình minh mờ nhạt chiếu ra sắc mặt xấu xí của từng người trong viện, một đám người ngơ ngẩn đứng đó, giống như những bức tượng đá.
Quan tài công chúa mà bọn họ vây quanh ở giữa đã mở ra, nhưng bên trong… lại trống rỗng không có thứ gì cả.