Sau Khi Xuyên Đến Văn Niên Đại Tôi Có 1

Chương 32

Mưa bụi lất phất rơi nhẹ trên mái ngói nâu, từng giọt nước theo mái hiên nhỏ xuống, thấm vào nền đá phiến lâu năm làm nhẵn bề mặt sần sùi. Cả thôn Bình An chìm trong khung cảnh mờ ảo của mưa phùn.

Đẹp thì đẹp đấy, nhưng mà lạnh quá.

Trần Vãn khều khều thúng than dưới chân, lấy ra cục than vẫn còn hồng rực ẩn dưới lớp tro. Đây là chiếc lò than ngày xưa bà cụ trong nhà từng dùng để sưởi. Bên ngoài bọc bằng nan tre đan, bên trong là lớp gốm nung như nắp vại, chắc chắn và giữ nhiệt.

Thấy Trần Vãn rét đến mức không ngừng dậm chân, Chu Mai lục từ phòng chứa đồ ra cái lò than cũ, sau đó xúc mấy cục than đỏ rực từ bếp, cho vào lò rồi đem đến phòng cho cậu sưởi ấm.

Lò than tỏa ra sức nóng rực rỡ. Lúc đầu Trần Vãn vẫn còn hào hứng đặt chân lên, nhưng chẳng mấy chốc cậu bị nóng đến mức nhăn nhó, vội vàng rụt chân lại.

“Em nhớ năm nay nhà lão Triệu có nuôi hai con dê, chờ một lát anh đi hỏi xem họ đã gϊếŧ chưa, nếu đã gϊếŧ rồi thì mua hai cân thịt dê, còn có xương dê gì đó.”

Mưa vẫn rả rích. Chu Mai và Trần Tiền Tiến hôm nay không ra đồng, nhưng cả hai không chịu ngồi không. Họ ngồi dưới mái hiên, khéo léo bó từng bó củi khô thành các bó nhỏ gọn, để tiện nhóm bếp sau này.

“Chuồng nhà mình hẵn còn hai con lợn mà? Mua thịt dê làm gì?” Tiền Tiến nhìn sang góc sân, nơi chuồng lợn được xây dựng kiên cố. Hai con lợn giống anh mua từ phiên chợ hồi đầu năm nay nhờ được chăm sóc kỹ càng mà giờ đã béo tốt, chắc nịch. Nhìn qua chắc mỗi con phải trên dưới 200 cân.

Hai con cộng lại là 400 cân, trừ phần nộp cho hợp tác xã, phần còn lại cũng đủ để nhà họ có một cái Tết sung túc.

“Thịt dê bổ dưỡng, mua về hầm cho Lục Nhi và mấy đứa nhỏ bồi bổ cơ thể, đuổi hàn khí.”

Chu Mai cẩn thận hơn Trần Tiền Tiến, lời cô nói rất có lý nên Trần Tiền Tiến gật đầu đồng ý: “Em nhắc anh mới nhớ, để anh đi ngay, kẻo chậm thì thịt dê sẽ bị người khác đặt hết.”

Mưa không nặng hạt nhưng nhà lão Triệu hơi xa, Trần Tiền Tiến vào nhà lấy nón lá đội lên, thay đôi ủng đi mưa, rồi bước vào màn mưa bụi nhẹ.

Xuyên qua mấy bờ ruộng, Trần Tiền Tiến chưa đến nơi đã gọi lớn: “Lão Triệu có nhà không?”

Lão Triệu cũng đội nón như Trần Tiền Tiến, đang cúi lưng trong chuồng dê nhặt cỏ khô nghe vậy thì đáp: “Ai đó? Có chuyện gì?”

Vừa bước vào chuồng dê, Trần Tiền Tiến nhìn quanh rồi tấm tắc khen: “Dê nhà ông nuôi khéo thật, con nào con nấy cũng khoẻ mạnh thế này.”

Hai con dê lưng rộng, mồm lớn đang nhai cỏ. Trong đó có một con bụng to hơn con bên cạnh hai vòng, xem chừng là đang mang dê con trong bụng.

Lão Triệu đảo xong đống cỏ khô, mời Trần Tiền Tiến vào trong phòng ngồi. Mặc dù chính sách bây giờ rộng rãi hơn so với hai năm trước nhưng khi bàn chuyện mua bán, người trong thôn vẫn thích giữ thói quen trao đổi kín đáo.

Trần Tiền Tiến nói rõ ý định đến đây, lão Triệu cười tươi đáp: “Bán chứ sao không, cậu muốn bao nhiêu? Khi nào mổ dê tôi sẽ báo cho cậu trước.”

Lão Triệu không thu phiếu, mỗi cân thịt dê giá trị tương đương thịt heo nên Trần Tiền Tiến quyết định mua năm cân.

“Nhà các cậu sáu miệng ăn, năm cân có đủ không? Hay là mua thêm chút nữa?” Lão Triệu nhiệt tình gợi ý. Dê nhà ông nuôi không dễ bán ra chợ, dịp Tết đành trông cậy vào tiền bán thịt dê. Được người mua cả bầy thì càng mừng.

Thịt dê có mùi hăng đặc trưng nên nhiều người ăn không quen, trong thôn không có mấy ai sẵn sàng bỏ tiền mua, họ vẫn thích thịt lợn hơn.

Lão Triệu vốn cũng muốn nuôi lợn nhưng trong nhà gạo còn không đủ ăn, lấy gì mà nuôi nổi?

“Thế là được rồi. Lần đầu ăn thử xem cả nhà có thích không đã. Nếu ngon mà ông chưa bán hết thì tôi lại sang mua thêm.”

Chiếc nón cói không che được hết cơ thể, mưa bị gió thổi nghiêng làm ướt quần áo của Trần Tiền Tiến. Chu Mai cầm khăn lau cho anh, nhận ra nước đã ngấm qua lớp vải ngoài, liền giục: “Anh thay bộ đồ khác đi, đừng để bị cảm lạnh.”

“Không cần đâu, em nấu cơm đi, để anh nhóm lửa cho, hơ một lát là khô ấy mà.” Trần Tiền Tiến xua tay, áo bông vẫn còn khô, dù ngoài có ướt nhưng lớp bông bên trong vẫn giữ ấm.

Chu Mai chợt nghĩ ra chuyện gì đó gì thú vị, mỉm cười khẽ đẩy anh một cái: “Thôi đi thay đồ đi, việc nhóm lửa trong nhà giờ đâu đến lượt anh nữa.”

Như để minh chứng lời nói của mình, vừa dứt câu, Trần Vãn đã ló mặt ra từ gian trong: “Chị dâu, sắp nấu cơm rồi à? Để em nhóm lửa giúp chị!”

Chu Mai nhìn Trần Tiền Tiến, ánh mắt như muốn nói: Thấy chưa, em nói đâu có sai.

Chỗ bếp lửa là nơi ấm áp nhất trong nhà, không còn nghi ngờ gì nữa.

Trần Tiền Tiến bật cười, cuối cùng cũng chịu thay quần áo.

Ánh lửa hắt lên gương mặt của Trần Vãn, khiến cậu thanh niên đang sưởi ấm trông vô cùng dễ chịu. Mắt khẽ nhắm hờ, lộ ra vẻ thư thái chẳng khác nào một chú mèo nhỏ đang thỏa mãn.

“Ăn cơm.” Tôn Đại Hoa kêu lên, giọng nói sắc lẹm vang vọng qua tường, truyền sang nhà bên cạnh “Hôm nay chúng ta có thịt, thịt kho nè!”

"Xí, chẳng qua cũng chỉ là thịt kho thôi, có gì mà phải khoe khoang.” Mẹ của Lưu Cường liếc mắt về phía nhà họ Hứa, cố tỏ ra hơn thua múc thêm một muỗng dầu vào nồi. Nhà bà dù không có thịt, nhưng với lượng mỡ heo này thì cũng không hề thua kém.

Hứa Lai Tiền nghe thấy có thịt, thân hình không phù hợp với tốc độ lao ngay tới bàn: “Mẹ, thịt đâu? Con muốn ăn thịt!”

“Đây đây, thịt đây, mẹ đem ra liền.” Tôn Đại Hoa cười đáp, bê bát thịt sứ thô đặt xuống trước mặt Hứa Lai Tiền. Có điều bà ta nêm xì dầu hơi nhiều khiến miếng thịt kho đen kịt, nhìn chẳng mấy hấp dẫn.

Nhưng mùi thịt thì thật sự hấp dẫn, Hứa Lai Tiền không chần chừ dùng đũa gắp mấy miếng thịt lớn trên cùng, để lại bên dưới toàn là mấy cọng cải muối thái nhỏ.

“Hừ, thằng nhóc này, chừa chút thịt cho ta chứ!” Hứa Hữu Tài cũng đã lâu lắm rồi không được ăn thịt, gào lên. Hai cha con tranh giành một miếng thịt ngay trên bàn, tình cảnh trông thật buồn cười.

“Đây là thịt mẹ lấy tiền học phí của con để mua đấy, tại sao con phải chừa cho cha? Cha muốn ăn thì tự đi mà mua đi.” Hứa Lai Tiền vừa nói vừa nhanh tay nhét miếng thịt vào miệng, nhai chóp chép nghe thật khó chịu.

Trước đó Tôn Đại Hoa đã đòi lại tháng học phí cuối cùng của Hứa Lai Tiền, tổng cộng hai đồng. Điều này khiến bà ta thấy mình vô cùng “cao tay,” càng ngày càng tỏ vẻ như mình chính là chủ gia đình.

“Đã bao lớn rồi mà còn tranh giành thịt với con trai!” Tôn Đại Hoa bực tức dùng đũa chặn lại Hứa Hữu Tài, lặp lại lời của Hứa Lai Tiền, “Muốn ăn thì tự đi mà mua.”

Hứa Không Sơn nhìn cảnh tượng “Cha con hòa thuận” này, Tôn Đại Hoa luôn luôn đứng về phía Hứa Lai Tiền. Còn Hứa Hữu Tài không một xu dính túi, chỉ biết chịu trận trước ánh mắt đầy uy lực của bà vợ.

“Đại Sơn, ngày mai mày đi lên hợp tác xã mua hai cân thịt về đây.” Hứa Hữu Tài không đấu lại được với Tôn Đại Hoa, đành chuyển mục tiêu sang Hứa Không Sơn.

“Con không có tiền.” Hứa Không Sơn đáp thẳng thừng “Tiền đều ở trong tay mẹ.”

“Chứ mày không biết chặt củi à? Ăn cơm xong chặt hai bó đem đi bán là có tiền ngay thôi!” Hứa Hữu Tài kiên quyết vớt vát chút thể diện, bám riết lấy Hứa Không Sơn không buông, mặc kệ ngoài trời đang mưa tầm tã.

Chặt củi đem bán? Nói mà không biết xấu hổ!

Hứa Không Sơn lười phản ứng, muốn chặt củi thì ông tự đi mà làm.

Nếu nói Tôn Đại Hoa trước khi Hứa Lai Tiền chào đời còn cố gắng đóng vai người mẹ nghiêm khắc, thì Hứa Hữu Tài lại là mẫu người rõ ràng chẳng có trách nhiệm, lúc nào cũng hút thuốc, uống rượu, đánh vợ, làm đủ thứ mà không bao giờ nghĩ đến nghĩa vụ của một người cha. Hứa Không Sơn không hề có cảm tình gì với ông ta.

Tất nhiên, hiện tại ông ta không dám động đến Tôn Đại Hoa nữa. Từ khi Hứa Lai Tiền ra đời, Tôn Đại Hoa cảm thấy mình có “chỗ dựa”. Hứa Hữu Tài mà dám đánh mụ, mụ sẽ không ngần ngại lấy dao ra chém lại. Sau một hai lần như vậy, Hứa Hữu Tài chẳng dám đυ.ng đến bà ta nữa.

“Phản! Một người hai người đều phản rồi!” Hứa Hữu Tài tức giận đến mức quăng mạnh chiếc đũa xuống bàn, đôi mắt đυ.c ngầu đầy tia máu.

Ông ta tức giận nhưng Tôn Đại Hoa còn tức giận hơn. Bà ta giật lấy chén, nói: “Thích ăn thì ăn, không ăn thì cút, uống hai lạng rượu chó vào lại tưởng mình là địa chủ à?”

Hai vợ chồng cãi nhau đã là chuyện như cơm bữa, phần lớn kết quả đều là Hứa Hữu Tài bị thua thảm hại. Hứa Không Sơn tiếp tục ăn cơm, chẳng buồn can ngăn hay lên tiếng.

“Chát—”

Tiếng động khiến cả gian nhà im bặt. Hứa Không Sơn ngỡ ngàng ngẩng lên thì thấy Tôn Đại Hoa đang nghiêng đầu, còn Hứa Hữu Tài giữ nguyên tư thế vừa giáng xong một cái tát.

“Hứa Hữu Tài, ông dám đánh tôi, tôi liều mạng với ông!”

Tác giả có lời muốn nói:

Trần Vãn: Tôi, chuyên gia nhóm lửa số một.