Từ đó, hai nhà hóa thù thành bạn. Sau khi Chu Gia Hành xưng đế, hắn không đuổi cùng gϊếŧ tuyệt Kiều gia, thậm chí còn trọng dụng Kiều Nam Thiều, để y phụ trách xây dựng công trình thủy lợi.
Đường huynh trở thành Hoàng đế, Bát nương không cam tâm tiếp tục sống với Kiều Nam Thiều trong sự ràng buộc, bèn đòi hoà ly.
Nhưng Chu Gia Hành không màng đến.
Hắn gây dựng lại Chu gia, lập nghiệp nhờ Chu gia quân của Chu đô đốc để lại, nhưng lại không có chút tình cảm với người Chu gia. Hắn đã có thể gϊếŧ phụ, hại huynh thì hiển nhiên sẽ không để tâm đến chuyện Kiều Nam Thiều gϊếŧ đệ đệ của Bát nương.
Xét từ góc độ này, việc Cửu Ninh gả cho Kiều Nam Thiều cũng không phải là điều xấu, vì Chu Gia Hành rất khoan dung với người có tài, không màng bối cảnh xuất thân mà chỉ trọng thực tài, do đó khắp thiên hạ đều coi hắn là minh chủ.
Gả cho Kiều Nam Thiều cũng có thể tránh khỏi vận rủi bị Chu gia lợi dụng đưa tới đưa lui.
Nhưng Cửu Ninh không muốn vậy.
Dựa núi, núi đổ, dựa người, người đi. Nếu Kiều Nam Thiều cũng vô tình như người Chu gia, vì dã tâm mà bán thê cầu vinh thì sao? Y chính là kẻ nhẫn tâm gϊếŧ thê đệ đấy.
Hơn nữa, nàng còn chưa đến tuổi xuất giá, vài năm nữa khi Kiều Nam Thiều tới đón nàng, có lẽ người Chu gia đã sớm gả nàng cho bá chủ khác rồi.
Thêm vào đó, Chu Gia Hành và Cao Giáng Tiên đều đang ở Giang Châu, nàng không thể rời xa nơi này quá lâu hoặc quá xa, nếu không sẽ bị hệ thống trừng phạt.
Lúc làm phản diện, Cửu Ninh giống như miếng cao da chó bám dính lấy nhân vật chính, lâu lâu lại nhảy ra gây khó chịu cho hắn.
Lúc làm thánh mẫu cũng thế, nàng cũng phải bám sát nhân vật chính.
Trước khi tìm thấy Chu Gia Hành và Cao Giáng Tiên, nàng sẽ không rời Giang Châu nửa bước.
Cửu Ninh quyết định sáng hôm sau dậy sớm, sai nhóm người Phùng cô hái một bó tường vi lớn mang đến chính viện để thỉnh an.
Vẫn là Chu đô đốc đáng tin cậy nhất.
Đây là con đường duy nhất mà nàng có thể tìm thấy lúc này.
Nàng chẳng có gì để tặng cho Chu đô đốc, cứ tiếp tục dâng hoa thôi!
Vừa ra khỏi hành lang đã chạm mặt một nhóm người, đối phương đang tiến về phía viện của Cửu Ninh.
Người đi đầu là một nam nhân khoảng hơn ba mươi tuổi, dáng người hơi thấp và mập, dưới cằm để râu ngắn. Thấy Cửu Ninh vừa đi vừa trò chuyện cùng đám tỳ nữ, ông ta khẽ nhíu mày.
Cửu Ninh nhận ra đối phương chính là sinh phụ Chu Bách Dược của mình.
Chu Bách Dược ít khi gặp Cửu Ninh, ngẩn người hồi lâu mới nhận ra tiểu nương tử buộc tóc hai bên, tay ôm bó hoa tươi trước mặt là tiểu nữ nhi của mình, bèn nghiêm giọng trách mắng: “Cười không lộ răng, đi không lộ chân, quy củ con học được chạy đi đâu hết rồi?”
Các tỳ nữ ngại ngùng cúi đầu.
Cửu Ninh thu lại nụ cười, trong lòng thầm trợn trừng mắt với Chu Bách Dược.
Người khác càng đọc sách càng thông minh, còn sinh phụ của nàng lại càng đọc càng trở nên cổ hủ.
Chu Bách Dược quan sát kỹ nữ nhi mình, đôi mắt long lanh, khuôn mặt trái xoan với đôi má phúng phính, cặp mắt to đen láy. Nét mặt còn chưa phát triển hết mà đã có phong thái như thế này, sau này liệu có thể nghi thất nghi gia được hay không?
Trong lòng ông ta có chút không hài lòng.
Đợi khi hôn sự giữa hai nhà Kiều Chu định xong, nhất định phải để nữ nhi học quy củ cho đàng hoàng.
“Đi, theo ta tới gặp bá tổ phụ của con.”
Chu Bách Dược quay người bước đi.
Cửu Ninh liếc mắt một vòng, thấy những phó phụ vạm vỡ vây quanh, nàng trao bó hoa cho thị tỳ bên cạnh, hạ giọng dặn: “Đem hoa này tới cho a ông của ta, bất kể a ông có hỏi đến ta hay không, cứ nói với ông ấy là a gia ta dẫn ta đi gặp khách rồi.”
Thị tỳ gật đầu, vừa nhấc chân định đi thì bị mấy phó phụ kia chặn lại: “Nương tử không thể thiếu người bên cạnh, các ngươi cũng đi theo đi.”