Mỹ Thực: Quán Nhỏ Thang Ký Ở Công Trường

Chương 2: Thiện tâm

Có một người bán hộp cơm khác ở cạnh công trường, giá là 11 tệ một phần, rẻ hơn của cơm nhà bà 1 tệ. Còn có một nhà khác bán rẻ hơn nữa, haizz , không biết cơm hộp hôm nay của mình có bán hết không đây? Trương Phượng Hà lo lắng.

Mặt trời đã lên cao, một đợt nắng nóng ập vào mặt, khiến con người gần như muốn sụp đổ. Chẳng mấy chốc, đã đến giờ ăn tối. Các công nhân tại công trường lần lượt ra về.

"Anh! Anh! Đây ạ! " Thang Viên vừa nhìn thấy Thang Dương đi ra, lập tức vẫy tay.

Thang Dương nhanh chóng đi tới. Anh đội mũ bảo hộ, da rám nắng, trên người toàn là bụi, cơ thể thẳng tắp cường tráng lấm tấm mồ hôi. Anh cười lộ ra hàm răng trắng: “Em gái.”

Thang Viên vội vàng dùng quạt quạt cho anh: “Anh ơi, anh vất vả rồi.”

“Không vất vả.” Anh lau mồ hôi rồi cầm đũa ăn.

Trương Phượng Hà đưa nước qua: "Ăn từ từ thôi con, coi chừng mắc nghẹn."

Thang Viên dùng giấy lau mồ hôi cho Thang Dương: "Anh ơi, anh ăn nhiều đi. Anh làm việc chân tay như vậy rất mệt mỏi, nếu không ăn nhiều thịt thì anh sẽ không thể chịu nổi."

Nói rồi cô lại chú ý đến ngón tay cái của Thang Dương có màu xanh đen: “Anh, đây là bị sao vậy ạ?”

"À. " Thang Dương nói: "Trong lúc làm việc không cẩn thận bị gạch đập trúng ấy mà, không sao đâu bé.”

Thang Viên cảm thấy buồn bã, cố ép nước mắt chảy ngược vào trong hốc mắt.

Anh trai cô vốn là một shipper food. Sau khi gia đình lâm vào cảnh nợ nần, vì để kiếm thêm tiền nên anh đã đến công trường lao động chân tay cường độ cao.

Chính cô là người đã khiến cả nhà phải vất vả như vậy, cô cắn chặt răng, hối hận vì sao hôm đó bản thân không cẩn thận một chút.

Thang Dương ăn xong thì đi nghỉ ngơi.

Trong thùng xốp còn lại 6 hộp cơm. Đúng như dự đoán, có thêm người bán cơm trưa, cơm hộp nhà cô không thể bán hết, đa số tâm lý mọi người đều sẽ chọn giá thấp hơn. Nhưng Trương Phượng Hà không đồng ý bán với giá thấp.

Đầu tiên, cơm hộp của bà không thể làm và bán với số lượng lớn, không được lãi nhiều. Mà lợi nhuận đã không được cao rồi, nếu còn giảm giá nữa thì sẽ không có lời, tiền vốn lẫn công làm cả ngày cực khổ không bù được.

Thứ hai, dù không bán hết cũng không thể bán với giá thấp hơn. Một khi giá hạ xuống, nhiều người mua tiềm năng sẽ đợi để bán với giá thấp hơn và sau này họ sẽ kiếm được ít tiền hơn.

Bà chỉ có thể mang số cơm hộp còn lại đến nơi khác bán, hy vọng có thể bán được ở chỗ khác.

Hộp cơm không bán hết được, Thang Viên cũng lo lắng, cô an ủi Trương Phượng Hà: “Chắc có thể bán hết ở nơi khác.”

Sau khi bán hết hộp cơm trưa với Trương Phượng Hà, Thang Viên đến trung tâm thương mại để làm việc bán thời gian. Cô làm gia sư vào buổi sáng và phát tờ rơi bán thời gian vào buổi chiều. Hai giờ dạy kèm được 100 tệ và 70 tệ cho việc phát tờ rơi trong 4 tiếng. Vị chỉ một ngày cô kiếm được 170 tệ.

Cô chỉ hận bản thân không thể phân thân, như vậy mới có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Trời nắng như đổ lửa, mọi người ra vào ở quảng trường Phượng Hoàng, Thang Viên đang phát tờ rơi mà cảm giác như bản thân đang ở trong một nồi lẩu vậy, mồ hôi đầm đìa.

Khi mặt trời lặn về hướng Tây, ánh hoàng hôn sáng lên, Thang Viên ngồi trên cột đá để nghỉ ngơi. Cô lấy bánh bột ngô và bình nước trong cặp ra. Bánh bột ngô là nhà làm, cô tiếc tiền mua đồ ăn bên ngoài nên đã làm bánh bột ngô mang theo để làm bữa tối.

Bên cạnh có một ông già tàn tật đang xin người khác: “Ông đi qua bà đi lại có lòng tốt, cho già này xin chút đồ ăn ạ.”

"Đi, đi, đi sang một bên! " Người qua đường không để ý đến ông già ăn xin, vội vàng bỏ đi.

Thang Viên bẻ chiếc bánh làm hai nửa, cho một nửa vào bát của ông cụ.

Ông lão cụt một tay nhe răng nói: “Cô bé, cháu có đủ ăn không?”

"Đủ ạ."

"Cảm ơn cháu."

"Không có gì."

“Hôm nay cháu là người duy nhất sẵn lòng cho ông đồ ăn, cảm ơn cháu.” Một tia sáng vàng lóe lên trong đôi mắt già nua và u ám của ông cụ.

Thang Viên nhìn kỹ một chút, xác nhận cô chỉ là hoa mắt mà thôi: "Không có gì đâu ạ, ông không cần cảm ơn cháu."

Sau khi ăn bánh xong, Thang Viên tiếp tục phát tờ rơi. Màn đêm buông xuống, cô ướt đẫm mồ hôi về nhà.

Trong phòng khách, Trương Phượng Hà, Thang Gia Phúc và Thang Dương đang làm những công việc lặt vặt. Thang Gia Phúc làm công nhân trong một nhà máy điện tử, thế nên ông thường nhận những công việc lặt vặt và mang các bộ phận về nhà để chế tạo khi rảnh rỗi. Bây giờ gia đình gặp khó khăn, nên mỗi ngày ông đều nhận những việc vặt về nhà làm.